Trên cơ sở của những kết quả đánh giá thực trạng các kĩ năng đọc của HS và phân tích các nhân tố tác động, báo cáo đưa ra một số khuyến nghị sau đây:
Kiến nghị đối với chương trình lớp 1 và lớp 3 môn Tiếng Việt:
- Rà soát các hoạt động dạy học đối với phân môn đọc theo hướng chú ý nhiều hơn đến các kĩ năng hiện nay còn yếu và khó như Đọc hiểu, Nghe hiểu, Đọc tiếng tự tạo và Kiến thức về tên chữ cái. Đọc hiểu và Nghe hiểu là hai kĩ năng quan trọng nhất, là cái đích cuối cùng của hoạt động đọc. Khả năng gọi tên
65
chữ cái quan trọng vì nó có mối quan hệ đồng biến kết quả phần Đọc thành tiếng đoạn văn và đến lượt mình, kết quả phần Đọc thành tiếng đoạn văn lại có mối quan hệ đồng biến với kết quả phần Đọc hiểu.
- Xem xét để điều chỉnh chuẩn đối với kĩ năng đọc trơn cho HS cấp tiểu học vì chuẩn hiện hành tỏ ra khá thấp so với năng lực của đa số HS, ngay cả những vùng còn nhiều khó khăn của dự án. Đồng thời, cần nghiên cứu và đề xuất chuẩn cho tất cả các kĩ năng đọc bộ phận khác chưa có trong chương trình.
- Xem xét để từng bước đưa EGRA vào đánh giá kĩ năng đọc của HS các lớp đầu cấp ở Việt Nam với quy mô lớn hơn. EGRA có thể được đưa vào chương trình đào tạo giáo viên, có thể được sử dụng ở lớp học để GV có thể theo dõi được sự phát triển các kĩ năng đọc của HS và có những can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, EGRA không được phát triển cho mục đích đánh giá giáo viên.
Đối với nhà trường
- Đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động dạy học ở các trường điểm lẻ vì hiện nay kết quả đọc của HS trường điểm lẻ chưa theo kịp kết quả đọc của HS các trường điểm chính.
- Ở nơi có nhiều HS dân tộc thiểu số và trình độ tiếng Việt của các em còn kém, nếu điều kiện cho phép, nên khuyến khích sử dụng trợ giảng dân tộc ở các lớp đầu cấp, đặc biệt là lớp 1. Cũng nên khuyến khích giáo viên sử dụng đan xen cả tiếng Việt và tiếng dân tộc trong giảng dạy. Nếu có điều kiện, nên tạo điều kiện cho các giáo viên dân tộc Kinh học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để có thể sử dụng trong giao tiếp với cha mẹ HS và dùng trên lớp học.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ góp ý cho các tiết dạy học đọc và chia sẻ kinh nghiệm dạy học giữa các giáo viên trong trường vì những hoạt động này có tác động lớn đến kết quả dạy học .
66
- Tăng cường tuyên truyền ở trong cộng đồng về năng lực tiếp thu của HS dân tộc thiểu số, về vai trò quan trọng của gia đình đối với việc học hành của con trẻ để có được sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp đỡ các em học tốt hơn.
- Có thể xem xét việc sử dụng SGK Tiếng Việt 1, tập 1 Công nghệ giáo dục để dạy lớp 1. Tuy nhiên quyết định cần rất thận trọng và không nên áp dụng cho lớp học có HS dân tộc thiểu số có trình độ tiếng Việt còn yếu.
Đối với gia đình và cộng đồng
- Quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của trẻ và tạo cho trẻ điều kiện học tốt ở nhà.
- Tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số ở gia đình và cộng đồng để các em có điều kiện phát triển tốt các kĩ năng đọc ban đầu.
- Tạo môi trường đọc phong phú và văn hóa đọc ở gia đình và cộng đồng Đối với SEQAP
- Đẩy mạnh các can thiệp hướng vào các hoạt động đọc nhằm đạt được sự khác biệt đáng kể ở các kĩ năng đọc bộ phận. Hiện nay kết quả đọc của HS các trường SEQAP có xu hướng cao hơn kết quả đọc của HS các trường không SEQAP nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Tiếp tục sử dụng EGRA để đánh giá hiệu quả các can thiệp.
- Các số liệu hiện nay chưa cho phép giải thích một số kết quả thú vị của nghiên cứu này như vì sao sự khác biệt giới ở lớp 3 chỉ diễn ra ở một số kĩ năng đọc này mà không diễn ra ở những kĩ năng đọc khác, vì sao ở lớp 3 HS các gia đình khá giả lại có kết quả ở một số kĩ năng thấp hơn HS các gia đình khó khăn, tại sao HS Ja-rai và HMông lại có những tiến bộ vượt bậc ở lớp 3 trong khi đầu vào lớp 1 của các em rất thấp… Để có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng , cần thiết kế một nghiên cứu định tính nhỏ tiếp nối mỗi đợt đánh giá EGRA.
67