3. THỰC TRẠNG CÁC KĨ NĂNG ĐỌC BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH
3.5. Đọc tiếng tự tạo
Ở phần này HS được yêu cầu đọc các tiếng lạ, vô nghĩa (do các tác giả EGRA tự nghĩ ra) trong vòng 60 giây. Thẻ tiếng tự tạo bao gồm 80 tiếng được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên. 80 tiếng này thể hiện sự đa dạng về phụ âm đầu và mô hình âm tiết tiếng Việt có trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 và lớp 3 hiện hành. Nếu như HS có thể đọc đúng một tiếng hay từ quen thuộc do ghi nhớ mặt chữ thì đối với tiếng tự tạo (tiếng lạ), để đọc đúng, HS phải có kĩ năng giải mã từ. Vì vậy, kĩ năng đọc tiếng tự tạo là thước đo tốt nhất khả năng giải mã từ ở người mới học đọc. Các kết quả của phần này được trình bày trong các Bảng 26-30.
37
Bảng 26: Trung bình tiếng lạ đọc đúng theo lớp và giới tính
Trung bình Độ lệch chuẩn T test Lớp
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng 1 22.5 24.7 23.7 15.3 15.9 15.7 0.04 3 37.3 41.2 39.2 19.9 20.9 20.5 0.02
Bảng 27: Trung bình tiếng lạ đọc đúng theo lớp và thành phần dân tộc
Lớp 1 Lớp 3
Dân tộc
TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn Kinh 24.8 14.2 40.9 17.7 Mông 23.6 15.3 30.4 20.7 Ja-rai 15.4 14.3 39.5 14.4 Thái 24.0 17.9 39.1 19.0 Dân tộc khác 21.3 13.0 39.2 22.3
Tổng 23.7 15.7 39.2 22.3
T tests 0.002 0.02
Bảng 28: Trung bình tiếng lạ đọc đúng theo lớp và điều kiện kinh tế gia đình
Trung bình Độ lệch chuẩn T test Lớp
Khá giả Trung bình
Khó khăn
Khá giả Trung bình
Khó khăn
1 26.0 23.4 20.7 15.4 16.2 15.3 0.006 3 34.2 39.8 39.6 19.3 22.2 18.9 0.181
Bảng 29: Trung bình tiếng lạ đọc đúng theo lớp và loại hình trường a. Trường SEQAP và trường không SEQAP
Trường SEQAP Trường không SEQAP Lớp
TB Độ lêch chuẩn
TB Độ lệch chuẩn
Tổng T test
1 24.8 16.6 23.0 15.1 23.7 0.1 3 38.9 18.4 39.4 21.8 39.2 0.7 b. Lớp 3 của Trường VNEN và trường không tham gia VNEN
Trường VNEN Trường không VNEN
TB Độ lêch
chuẩn
TB Độ lệch chuẩn
Tổng T test 38.3 22,8 39.6 19.6 39.2 0.48
38
Bảng 30: Trung bình tiếng lạ đọc đúng theo tỉnh
Lớp 1 Lớp 3
Tỉnh
TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn
Điện Biên 40.0 20.7 57.6 22.3
Nghệ An 19.0 11.5 32.7 19.2 Gia Lai 22.2 12.9 40.6 16.9 Vĩnh Long 24.2 15.1 38.3 16.5
Tổng 23.7 15.7 39.2 20.5
T tests 0 0
Kết quả cho phép rút ra những kết luận sau đây:
- Theo lớp học: Nếu như một HS lớp 1 trung bình trong vòng 60 giây có thể đọc đúng 40.8 tiếng quen thuộc thì em chỉ có thể đọc đúng 23.7 tiếng tự tạo; và nếu như một HS lớp 3 trung bình có thể đọc đúng 58.4 tiếng quen thuộc thì em chỉ có thể đọc đúng 39.2 tiếng tự tạo. Kết quả này cho thấy nhiều khả năng những tiếng quen thuộc được các em đọc đúng là do ghi nhớ mặt chữ và đọc cả khối chứ không phải do các em sử dụng kĩ năng giải mã (kiến thức âm vị). Đọc tiếng tự tạo/tiếng lạ là thước đo chính xác nhất khả năng giải mã từ của trẻ và kết quả này cho thấy ngay cả với HS lớp 3 thì kĩ năng này vẫn còn phát triển ở mức độ thấp.
- Theo giới tính của HS: Có sự khác biệt đáng kể theo giới tính của HS với xu hướng là HS nữ có kết quả đọc tốt hơn HS nam. Xu hướng này lặp lại cả ở lớp 1 và lớp 3.
- Theo thành phần dân tộc: Có sự khác biệt về kết quả đọc của HS thuộc các nhóm dân tộc khác nhau. HS người Kinh có kết quả cao nhất và cao hơn điểm trung bình của toàn mẫu. Ở lớp 1, HS người Ja-rai có điểm số thấp nhất và thấp hơn trung bình của toàn mẫu khá nhiều (các em chỉ đọc đúng 15.4 tiếng tự tạo). Tuy nhiên, ở lớp 3, các em đã có kết quả cao hơn trung bình của toàn mẫu (39.5 so với 39.2) và gần đuổi kịp các em HS người Kinh.
- Theo điều kiện kinh tế gia đình: Ở lớp 1 có sự khác biệt giữa kết quả đọc của HS thuộc các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Xu hướng là các em
39
HS thuộc gia đình khá giả có kết quả đọc cao hơn các em HS thuộc gia đình khó khăn. Ở lớp 3 sự khác biệt không theo xu hướng rõ ràng.
- Theo loại hình trường: Không có sự khác biệt nào giữa kết quả của HS các trường SEQAP và trường không SEQAP, trường VNEN và trường không VNEN.
- Theo tỉnh: Có sự khác biệt về kết quả của HS theo tỉnh ở cả hai khối lớp. Các em HS ở Điện Biên có kết quả đọc đúng tiếng tự tạo cao nhất và cao hơn trung bình của toàn mẫu khá nhiều. Các em HS ở Nghệ An có kết quả thấp nhất.