3. THỰC TRẠNG CÁC KĨ NĂNG ĐỌC BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH
3.6. Đọc thành tiếng đoạn văn
Đọc thành tiếng đoạn văn là thước đo chung nhất của kĩ năng đọc trôi chảy. Để có thể đọc trôi chảy, người đọc phải có khả năng kết nối chữ với âm và kết hợp các âm tạo thành tiếng. Ở phần này, HS được yêu cầu đọc thành tiếng trong vòng 60 giây một câu chuyện ngắn được biên soạn phù hợp với trình độ: văn bản của lớp 1 dài 60 tiếng và văn bản của lớp 3 dài 145 tiếng. Kết quả được trình bày trong các Bảng 31-35.
Bảng 31: Số tiếng trung bình đọc đúng theo lớp và giới tính
Trung bình Độ lệch chuẩn T test Lớp
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng 1 51.5 56.2 53.9 28.0 29.9 29.0 0.138 3 93.5 97.6 95.5 86.4 40.6 68.1 0.46 Bảng 32: Số tiếng trung bình đọc đúng theo lớp và thành phần dân tộc
Lớp 1 Lớp 3
Dân tộc
TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn Kinh 61.3 30.6 103.8 96.5 Mông 40.1 24.9 66.7 40.8 Ja-rai 37.4 29.9 94.2 35.0 Thái 51.3 23.8 99.1 41.7 Dân tộc khác 50.5 28.0 88.7 43.0
Tổng 53.9 29.0 95.5 68.1
T tests 0 0.063
40
Bảng 33: Số tiếng trung bình đọc đúng theo lớp và điều kiện kinh tế gia đình Trung bình Độ lệch chuẩn
Lớp
Khá giả Trung bình
Khó khăn
Khá giả Trung bình
Khó khăn
T test
1 60.8 53.7 43.8 30.1 27.3 26.4 0 3 76.8 93.8 101.1 40.9 42.4 89.2 0.047
Bảng 34: Số tiếng trung bình đọc đúng theo lớp và loại hình trường a. Trường SEQAP và trường không tham gia SEQAP
Trường SEQAP Trường không SEQAP Lớp
TB Độ lêch chuẩn
TB Độ lệch chuẩn
Tổng T test
1 54.1 28.1 53.7 29.5 53.9 0.87 3 100.6 93.5 92.3 44.6 95.5 0.14 b. Lớp 3 trường VNEN và trường không VNEN
Trường VNEN Trường không VNEN TB Độ lêch
chuẩn
TB Độ lệch chuẩn
Tổng T test 90.9 46.9 97.3 74.6 95.5 0.30
Bảng 35: Trung bình số tiếng đọc đúng theo tỉnh
Lớp 1 Lớp 3
Tỉnh
TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn
Điện Biên 67.4 23.6 133.0 36.4
Nghệ An 45.7 25.6 79.2 38.9 Gia Lai 56.5 30.5 111.2 94.0 Vĩnh Long 60.0 33.2 83.5 29.2
Tổng 53.9 29.0 95.5 68.1
T tests 0 0
Kết quả cho phép rút ra một số kết luận sau đây:
- Theo lớp học: Trung bình trong 60 giây một HS lớp 1 đọc đúng 53.9 tiếng và một HS lớp 3 đọc đúng 95.5 tiếng. Nếu so với chuẩn đọc do Bộ GD&ĐT đề ra cho mỗi khối lớp (lớp 1: 30 tiếng/phút; lớp 3: 70 tiếng/phút) có thể nói các em đã vượt yêu cầu khá xa.
41
- Theo giới tính của HS: Với cả hai khối lớp, HS nam có kết quả trung bình thấp hơn kết quả trung bình của HS nữ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều đáng lưu ý là đối với HS lớp 3, độ lệch chuẩn rất lớn, đặc biệt lớn đối với các HS nam (độ lệch chuẩn là 86,4 tiếng) cho thấy có sự chênh lệch về trình độ: trong khi em giỏi nhất có thể đọc đúng 141 tiếng/phút thì em kém nhất chỉ đọc đúng được 6 tiếng.
- Theo thành phần dân tộc: Ở lớp 1 có sự khác biệt đáng kể giữa HS các nhóm dân tộc khác nhau với xu hướng HS người Kinh đọc tốt hơn HS các dân tộc khác. Tuy nhiên, ở lớp 3 thì sự khác biệt này đã trở nên không có ý nghĩa thống kê. Các em HS người Ja-rai và người Thái đã có những tiến bộ lớn ở kĩ năng này.
- Theo điều kiện kinh tế gia đình: Ở cả hai khối lớp 1 và lớp 3 có sự khác biệt rất đáng kể giữa kết quả đọc của các em HS thuộc các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nhưng đi theo hai xu hướng trái ngược. Nếu ở lớp 1 HS thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khá giả có kết quả đọc cao hơn các nhóm kinh tế khác thì ở lớp 3, ngược lại, HS thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn lại có kết quả tốt nhất. Điều này cho thấy khi bắt đầu đi học, tác động của các hoạt động dạy-học trong nhà trường rất lớn.
- Theo loại hình trường: Không có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả đọc của HS các trường SEQAP và trường không SEQAP, trường VNEN và trường không VNEN.
- Theo tỉnh: Ở cả lớp 1 và lớp 3, HS tỉnh Điện Biên có kết quả đọc cao nhất và cao hơn điểm số trung bình của toàn mẫu. HS ở Nghệ An có kết quả đọc thấp nhất và thấp hơn điểm trung bình của toàn mẫu. HS lớp 3 của tỉnh Gia Lai có kết quả đọc trung bình khá cao nhưng độ lệch chuẩn cũng rất lớn, cho thấy trình độ của HS không đồng đều.
42