1.1. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước
1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước
Trên thế giới có khoảng trên 50 định nghĩa khác nhau về ĐNN[79] tùy vào mục đích nghiên cứu, sử dụng hay quản lý. Nhìn chung, để được coi là đất ngập nước phải có đủ ba yếu tố:
- Là đất chuyển tiếp phù hợp với hầu hết các loại thực vật sống dưới nước;
- Tầng nền đất không khô hoàn toàn; và
- Địa tầng đất không bão hòa hoặc không ngập rõ ràng vào thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng.
Ngoài những thành tố nói trên, ĐNN còn có nhiều đặc tính khác phân biệt chúng với những HST khác mà những hệ sinh thái này không dễ xác định [18]:
- Mặc dầu nước có mặt ít nhất trong một khoảng thời gian, độ sâu và khoảng thời gian xuất hiện ngập lại rất khác nhau giữa những loại ĐNN;
- ĐNN thường xuất hiện ở giới hạn giữa nước sâu và trên cạn và chịu tác động của cả hai hệ này;
- ĐNN khác nhau rất lớn về diện tích, từ một vài ha đến hàng trăm km2; - ĐNN có độ lớn thay đổi từ nội địa đến ven biển, từ nông thôn đến đô thị;
- Điều kiện của ĐNN hay mức độ mà ĐNN chịu tác động của con người cũng thay đổi từ vùng này đến vùng khác và từ ĐNN này đến ĐNN khác.
Phần lớn các định nghĩa đều cho rằng,ĐNN là các vùng sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường nước và cạn, và các khu ĐNN cung cấp môi trường thích hợp cho các loài thực vật đặc hữu.
Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của Cowardin và cộng sự[50, tr. 4]:
Đất ngập nước là vùng đất tại đó sự dư thừa của nước là yếu tố chính xác định bản chất của việc hình thành thổ nhưỡng và các loại hình động vật và quần thể cây cối sống trên mặt đất. Nó tạo ra sự bắc cầu kết nối giữa các thành phần môi trường, là vùng chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
Tại Việt Nam, định nghĩa được ghi trong Điều 1 của Công ước Ramsar về Bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1971) đã được áp dụng
phổ biến cho các hoạt động liên quan đến đất ngập nước. Theo đó “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc những vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”[13, tr. 1].
Theo định nghĩa này, các yếu tố địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng, động vật, thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai là những tiêu chí quan trọng để xác định các vùng đất ngập nước. Mặc dù đất ngập nước thường ẩm ướt, nhưng không nhất thiết phải ẩm ướt quanh năm. Trong thực tế, có những vùng đất ngập nước quan trọng chỉ ẩm ướt theo mùa.
Công ước Ramsar phân ra 42 loại ĐNN, thuộc một trong 03 nhóm chính sau:
- Đất ngập nước nội địa;
- Đất ngập nước thuộc biển/ven biển;
- Đất ngập nước nhân tạo.
Theo định nghĩanêu tại Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước thì “Đất ngập nước là vùng ngập nước thường xuyên hoặc tạm thời, nước chảy hoặc nước tù, nước ngọt, nước phèn, nước mặn hoặc nước lợ. Đất ngập nước được phân thành đất ngập nước ven biển, đất ngập nước nội địa" [9, tr. 1].
Theo Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ(2005), cũng giống như bất kỳ hệ sinh thái nào khác, hệ sinh thái đất ngập nước có 4 chức năng cơ bản: chức năng cung cấp, chức năng điều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ[78].
Dựa trên bốn chức năng đó, Báo cáo liệt kê 17 loại hình dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước cung cấp (Bảng 1.2).
Trong hầu hết các trường hợp, hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp một nhóm các dịch vụ hệ sinh thái. Các dịch vụ này có đặc tính là có thể cùng tồn tại mà không ảnh hưởng đến nhau, không xâm lấn nhau. Ví dụ, vành đai rừng ngập mặn ven biển vừa có tác dụng kiểm soát lũ, chắn bão, bảo vệ bờ biển, vừa cung cấp phấn
hoa cho hoạt động nuôi ong, vừa cung cấp bãi đẻ và nuôi ấu trùng. Bên cạnh những dịch vụ đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đất ngập nước còn cung cấp nhiều loại dịch vụ hệ sinh thái có lợi ích vượt ra khỏi phạm vi địa phương và có thể mang tầm quan trọng toàn cầu như hỗ trợ cho các loài chim và cá di cư, là bể chứa các-bon giúp ổn định khí nhà kính trong bầu khí quyển, v.v... [78].
Bảng 1.2: Các dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước cung cấp
Dịch vụ Ví dụ
Dịch vụ cung cấp
Thức ăn Đánh bắt cá, săn thú hoang dã, hái lượm và sản xuất lương thực
Nước ngọt Lưu trữ và giữ nước cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nông nghiệp
Sợi và nhiên liệu Cung cấp gỗ, nguyên liệu củi, than bùn, cỏ khô Hóa sinh Chiết xuất thuốc và các vật liệu khác từ thực vật Nguyên liệu nguồn gen Nguồn gen đề kháng đối với tác nhân gây bệnh ở
động vật, v.v...
Dịch vụ điều tiết
Điều tiết khí hậu Nguồn và bể chứa khí nhà kính; tác động đến nhiệt độ, lượng mưa và các quá trình khí hậu khác ở mức độ địa phương và khu vực
Điều tiết dòng chảy thủy văn
Nạp/tiết nước ngầm
Làm sạch nước và xử lý ô nhiễm
Giữ, phục hồi và loại bỏ các chất dinh dưỡng thừa và các chất ô nhiễm khác qua quá trình tự xử lý
Điều tiết xói mòn Giữ đất và bồi lắng trầm tích
Kiểm soát thiên tai Kiểm soát lũ, chống bão
Thụ phấn Nơi cư trú cho các loài thụ phấn Dịch vụ văn hóa
Tinh thần và nguồn cảm hứng
Nguồn cảm hứng; rất nhiều tín ngưỡng đưa các giá trị tinh thần và tín ngưỡng vào các khía cạnh của hệ sinh thái ĐNN
Giải trí Các cơ hội cho các hoạt động giải trí
Thẩm mỹ Rất nhiều người tìm thấy vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ của hệ sinh thái ĐNN
Giáo dục Các cơ hội cho giáo dục và đào tạo Dịch vụ hỗ trợ
Hình thành đất Giữ trầm tích và tích lũy các chất hữu cơ
Chu trình dinh dưỡng Lưu giữ, tái chế, chế biến và thu nhận các chất dinh dưỡng
Nguồn: [78].
Đất ngập nước, bao gồm RNM có vai trò quan trọng, liên quan mật thiết với phúc lợi của con người.Chẳng hạn theo nghiên cứu của UNEP, tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ở Vịnh Gazi, Kenya là 1.092,3 USD/ha/năm, bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp (thủy sản, gỗ, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục và nuôi ong) và giá trị sử dụng gián tiếp (bảo vệ bờ biển, lưu trữ các-bon và đa dạng sinh học) [101].
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên, đa dạng sinh học (ĐDSH), có nhiều chức năng và giá trị (kinh tế, xã hội, văn hóa...) rất quan trọng. Với hơn 10 triệu ha, ĐNN phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái của Việt Nam [6]
Đất ngập nước của Việt Nam gồm 2 nhóm: ĐNN nội địa và ĐNN ven biển.
ĐNN nội địa có mặt ở cả ba miền và các vùng sinh thái, đa dạng về kiểu loại, hình thái, tài nguyên, chức năng và giá trị cũng như khả năng khai thác, sử dụng và bảo vệ. Các kiểu ĐNN nội địa gồm: châu thổ ngập nước thường xuyên; lạch nước, sông suối chảy thường xuyên, tạm thời; hồ nước ngọt; than bùn; đầm lầy; hồ nước mặn;
ĐNN trên núi; ĐNN địa nhiệt; đầm nuôi thủy sản; ao lớn hơn 8ha, đầm lầy... ĐNN ven biển phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam bao gồm ĐNN cửa sông, bãi triều, ĐNN đầm phá và vùng nước biển có độ sâu nhỏ hơn 6 m khi triều kiệt [6].
Dịch vụ HST của ĐNN ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, bao gồm các dịch vụ cung cấp, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ. Bảng 1.3tổng quan về các dịch vụ HST tại một số khu ĐNN ở Việt Nam.
Bảng 1.3: Một số dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước ở Việt Nam
Dịch vụ Giá trị
DỊCH VỤ CUNG CẤP
Thức ăn Theo số liệu của Khu Ramsar – Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy, tổng giá trị khai thác loài ngao năm 2004 ước tính đạt 7-10 triệu USD, góp phần rất quan trọng cho đời sống nhân dân địa phương
Nước ngọt Các vùng ĐNN ở địa hình cao như: Biển Hồ, Ayun Hạ (Gia Lai), Đạ Tẻh (Lâm Đồng)… có vai trò quan trọng cho việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt quanh năm cho người dân và động thực vật
DỊCH VỤ ĐIỀU TIẾT
Hạn chế lũ lụt Các vùng ĐNN là hồ (Núi Cốc, Hòa Bình, Trị An), đầm (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thị Nại...), các đồng cỏ, trảng cỏ ở vùng Đồng Tháp Mười (như VQG Tràm Chim, Khu BTTN Láng Sen) và một số loại hình ĐNN khác có thể đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hòa lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận
Lắng đọng trầm tích, Các vùng ĐNN (đặc biệt là các vùng ĐNN thuộc đầm, hồ,
độc tố bãi triều, vũng vịnh ven bờ và RNM như VQG Xuân Thủy, cửa sông Văn Úc, RNM Cần Giờ, đầm Tam Giang – Cầu Hai, Thị Nại...) có tác dụng như là các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải, góp phần làm sạch nước và hạn chế ô nhiễm môi trường vùng ĐNN và cả các khu vực lân cận
Điều hòa vi khí hậu Với diện tích 20.000 ha rừng ngập mặn tại Cần Giờ trong 25 năm có thể hấp thụ 10.164.440 tấn CO2 và lượng O2
sinh ra là 6.776.296 tấn
Nạp, tiết nước ngầm Vùng ĐNN dưới rừng tràm (VQG U Minh Thượng) đóng vai trò giữ nước, điều hòa độ ẩm, giữ cho lớp than bùn ẩm ướt
DỊCH VỤ VĂN HÓA, DU LỊCH
Du lịch Nhiều vùng ĐNN như đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phong Nha – Kẻ Bàng, các khu căn cứ cách mạng ở VQG U Minh Thượng, các khu du lịch sinh thái như VQG Xuân Thủy, RNM Cần Giờ, VQG Ba Bể, VQG Tràm Chim... là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
Nghiên cứu, học tập Vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, Giao Thủy; vùng đất ngập nước Cần Giờ
DỊCH VỤ HỖ TRỢ
Dịch vụ nơi cư trú Các vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN ven biển với HST RNM, rạn san hô (RSH), cỏ biển là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động và thực vật (cá, chim di cư, hai mảnh vỏ, rong, tảo…). Các vùng ĐNN nội địa lớn như Đồng Tháp Mười (Tràm Chim), U Minh Thượng, U Minh Hạ và hệ thống sông suối là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật đặc hữu
Nguồn: [6].
Các dịch vụ hệ sinh thái ĐNN tại Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng cho sự thịnh vượng của con người. ĐNN tại ĐBSCL có giá trị ĐDSH và là
vùng đất mầu mỡ cho canh tác. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo của cả nước, đóng góp 80% sản lượng gạo xuất khẩu của quốc gia[29].
Nghiên cứu về giá trị kinh tế của RNM Cần Giờ cho thấy giá trị sử dụng trực tiếp chính của RNM như cây gỗ, củi đun, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, than hoa, muối cho thấy tổng giá trị kinh tế của RNM là 8.387.138 đ/năm[62]. Nghiên cứu đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cà Mau tập trung vào đánh giá các dịch vụ cung cấp của RNM, bao gồm: đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, củi đun, gỗ, dừa nước, cây dược liệu cho thấy giá trị sử dụng trực tiếp của RNM là 7.549.824 đ/ha/năm [94].
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thiên tai. Giá trị ước tính của 3.100 ha rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định là khoảng 2,6 triệu đồng/ha/năm, với chức năng bảo vệ 10,5 km hệ thống đê điều trong khu vực. Tính trung bình, giá trị của rừng ngập mặn trong việc bảo về đê điều có thể ước tính là 850.000.000 đ/ha/năm [25, 26].
Các dịch vụ HST của ĐNN có mối liên quan chặt chẽ với sự thịnh vượng của con người. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái ĐNN tại cửa sông Ba Lạt - Nam Định là 88.619 triệu đ/năm, bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng[37].
Nghiên cứu của Mai Trọng Nhuận và cộng sự năm 2004 đã tính toán tổng giá trị kinh tế (TEV) của một số khu ĐNN của Việt Nam. Dựa trên các kết quả thu được từ những nguồn khác nhau, nghiên cứu đã thử nghiệm đánh giá các giá trị kinh tế của các khu vực ĐNN trên toàn quốc. Tổng giá trị kinh tế được tính theo đơn vị diện tích (đơn vị: đ/ha) cho từng khu vực trình diễn như sau:
Bảng 1.4: Tổng giá trị kinh tế của một số khu đất ngập nước ở Việt Nam Điểm được chỉ định Giá trị thấp Giá trị cao i) Các điểm rừng ngập mặn:
- Xã Đồng Rui (huyện Tiên Yên) - Cửa sông Văn Úc
49.897.350 10.249.750
63.957.000 11.336.650
- Cửa sông Ba Lạt (tỉnh Nam Định) - Bãi lầy Kim Sơn
- Tỉnh Nghệ An
- Huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh - Tỉnh Bến Tre
- Tỉnh Trà Vinh
- Tỉnh Cà Mau (bãi lầy phía Đông Cà Mau, khu vực cửa sông Cửa Lớn và bãi lầy phía Tây Cà Mau tại Vịnh Thái Lan)
31.565.720 12.022.700 10.120.500 46.950.000 43.192.100 35.807.000 60.134.000
34.620.100 12.932.720 14.445.000 64.050.000 47.420.000 40.093.000 70.286.800
ii) Các điểm đất ngập nước khác:
- Cửa sông Bạch Đằng - Cửa sông Văn Úc - Cửa sông Ba Lạt
6.581.240 10.249.750 31.565.720
7.704.600 11.336.650 34.620.100 - Bãi triều Kim Sơn
- Phá Tam Giang – Cầu Hai -Đầm Thị Nại
- Cửa sông Tiền
- Bãi triều Tây nam Cà Mau
12.022.700 31.125.200 13.688.450 43.192.100 60.134.000
12.932.720 35.208.500 16.882.500 47.420.200 70.286.800 Nguồn: [23].
Tương tự như các nghiên cứu khác, nghiên cứu lượng giá các giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái ở vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên đã chứng minh giá trị to lớn của các dịch vụ HST, bao gồm dịch vụ cung cấp (gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ), dịch vụ điều tiết (điều tiết chất lượng và dòng chảy của nước, hấp thụ các-bon, thụ phấn), dịch vụ văn hóa (du lịch dựa vào thiên nhiên, giải trí và giáo dục) với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ là 1.091 tỷ đồng (giá trị năm 2012) [72]