Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quản lý và bảo tồn đất ngập nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 36 - 41)

1.2. Cơ sở lý luận của việc lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước

1.2.3. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quản lý và bảo tồn đất ngập nước

Theo Daily và cộng sự (2009), có 05 bước chính để lồng ghép dịch vụ HST vào quá trình ra quyết định, bao gồm:

- Bước 1: Xem xét tác động của các quyết định đến hệ sinh thái. Bước này sẽ tập trung vào việc đánh giá những tác động của các hoạt động kinh tế và chính sách đến hệ sinh thái.Có thể áp dụng mô hình động lực, áp lực, hiện trạng, tác độngvà ứng phó (DPSIR) để đánh giá tác động của các chính sách lên các hệ sinh thái và dịch vụ của HST.

- Bước 2: Đánh giá tác động của việc thay đổi các HST lên việc cung cấp các dịch vụ HST. Bước này liên quan đến việc phân tích sự thay đổi của các HST sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc cung cấp các dịch vụ HST.Các mô hình lý sinh có thể

được sử dụng để phân tích tác động của việc thay đổi các HST đến các dịch vụ HST.

Nguồn: [52].

Hình 1.4: Khung quy trình thể hiện lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào việc ra quyết định

- Bước 3: Đánh giá tác động của việc thay đổi các dịch vụ HST lên các giá trị mang lại từ HST.Tại bước này, có thể áp dụng các phương pháp lượng giá kinh tế để xem xét sự thay đổi việc cung cấp các dịch vụ HST ảnh hưởng thế nào liên quan đến phúc lợi của con người xét về mặt tiền tệ, từ đó có thể so sánh các biện pháp can thiệp khác nhau. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng việc tính toán các giá trị phi tiền tệ (ví dụ: giá trị văn hóa quan trọng của các khu thiên nhiên) để đưa ra một bức tranh tổng thể về vai trò của dịch vụ HST đối với phúc lợi của con người.

- Bước 4: Sử dụng các thông tin để tác động vào thể chế.Để đem đến những thay đổi trong quá trình ra quyết định, điều quan trọng là gắn các giá trị của hệ sinh thái vào các chế định (ví dụ như việc tạo ra các khuyến khích về mặt tiền tệ để hạn chế/giảm nhẹ các hành động có thể gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái).

Quyết định

Dịch vụ

Hệ sinh thái Hành động và

kịch bản Khuyến

khích Khuyến khích

Mô hình lý sinh Thông tin

Giá trị

Mô hình kinh tế và văn hóa

- Bước 5: Điều chỉnh/ban hành các chính sách mới nhằm giảm tác động của chính sách lên các HST và dịch vụ HST. Các thông tin về tác động của các quyết định chính sách đến HST và các dịch vụ HST, vai trò và giá trị của các dịch vụ HST sẽ là cơ sở để điều chỉnh hoặc đưa ra các quyết định mới (các khuyến khích về kinh tế, tài chính, v.v…) nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của dịch vụ HST.

Tương tự như cách tiếp cận của Daily (2009), Kosmus, Renner và Ullrich(2012) đề xuất 06 bước để lồng ghép dịch vụ HST vào lập kế hoạch phát triển, tập trung vào việc xem xét mối liên hệ giữa các kế hoạch phát triển và dịch vụ HST, đánh giá các rủi ro và cơ hội mà dịch vụ HST đặt ra cho các kế hoạch phát triển và từ đó đưa ra những giải pháp chính sách có thể hỗ trợ nhằm tránh được chi phí và đảm bảo các lợi ích do dịch vụ HST mang lại. Theo cách tiếp cận này, có 06 bước chính để lồng ghép dịch vụ HST vào kế hoạch phát triển[68].

- Bước 1-Xác định phạm vi, trong đótập trung vào việc xác định mục tiêu, phạm vi và các bên liên quan chínhđến các dịch vụ HST, những vấn đề liên quan đến phát triển và quản lý cần được xem xét.

- Bước 2-Sàng lọc và xác định các dịch vụ HST ưu tiên, từ đó xác định các dịch vụ HST ưu tiên có liên quan nhiều nhất đến các kế hoạch phát triển và những người hưởng lợi từ dịch vụ HST.

- Bước 3- Xác định các điều kiện, xu hướng và sự đánh đổi của các dịch vụ HST, trong đó tập trung vào việc phân tích hiện trạng của các dịch vụ HST và các xu hướng thay đổi của việc cung cấp và đáp ứng của các dịch vụ HSTtrong tương lai. Đồng thời, cần đánh giá các tác nhân chính ảnh hưởng đến các dịch vụ HST và các xu hướng trong tương lai của các dịch vụ HST do các tác nhân thay đổi.

- Bước 4 - Đánh giá khung thể chế và văn hóa, từ đó đưa ra một bức tranh tổng quát về khung thể chế và văn hóa liên quan đến dịch vụ HST thông qua việc phân tích các chính sách, quy định có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những dịch vụ HST, cũng như các thể chế chính có thể ảnh hưởng đến quản lý HST. Kết quả đánh giá giúp hiểu rõ hơn các nguyên nhân cốt lõi của các tác nhân hiện hành

ảnh hưởng đến các dịch vụ HST. Những kết quả này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và xếp hạng những giải pháp trong bước tiếp theo.

- Bước 5- Chuẩn bị đưa ra quyết định tốt hơn.Tại bước này, cần tóm tắt những rủi ro và cơ hội chính của kế hoạch phát triển liên quan đến HST thông qua việc sử dụng những thông tin đã được đưa ra từ những phân tích trước đó. Dựa trên những rủi ro và cơ hội đã xác định, cần đánh giá các giải pháp và các công cụ chính sách khác nhau có thể hỗ trợ, duy trì hoặc tăng cường việc cung cấp các dịch vụ HST, giảm/hoặc tránh những ảnh hưởng bất lợi đến dịch vụ HST và những người sử dụng/hưởng lợi từ các dịch vụ này.Căn cứ vào những thông tin đã được phân tích từ các bước trước đó để xác định các điểm khởi đầu để lồng ghép dịch vụ HST vào quá trình ra quyết định. Đồng thời, cần xem xét việc lượng giá kinh tế của các dịch vụ HST ưu tiên có thể là một công cụ hữu ích để kết hợp các giá trị này vào các kế hoạch phát triển hay không.

- Bước 6- Tiến hành thay đổi.Tại bước này, cần xác định chiến lược và kế hoạch thực hiện các công việc cụ thể, bao gồm những chính sách và công cụ, sự tham gia của các bên liên quan, trách nhiệm và hành động cũng như là nguồn lực tài chính.

Hình 1.5 dưới đây trình bày các nội dung cụ thể để lồng ghép dịch vụ HST vào kế hoạch phát triển[68].

Hình 1.5: Tóm tắt cách tiếp cận 6 bước để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào lập kế hoạch phát triển

Các kế hoạch phát triển phụ thuộc và ảnh hưởng đến dịch vụ HST như thế nào

Các rủi ro và cơ hội mà dịch vụ hệ sinh thái đặt ra cho các kế hoạch phát triển

Những giải pháp chính sách nào có thể hỗ trợ trong việc tránh được chi phí và đảm bảo các lợi ích do dịch vụ HST mang lại

Bước 1:

Xác định phạm vi đánh giá và

các giai đoạn thực hiện

Bước 2:

Sàng lọc và xác định các dịch vụ HST ưu tiên

Bước 3:

Xác định các điều kiện, xu hướng và sự đánh đổi của các

dịch vụ HST

Bước 4:

Đánh giá khung thể chế và văn

hóa

Bước 5:

Chuẩn bị cho quá trình ra quyết định tốt

hơn

Bước 6:

Thực hiện những thay đổi

 Những vấn đề chính nào cần phải giải quyết?

 Ai là những bên liên quan chính và làm thế nào để đảm bảo sự tham gia của họ

 Những mốc chính và kết quả mong đợi là gì?

 Những yêu cầu về con người, nguồn lực

 Làm thế nào để thông tin cho những nhóm đối tượng chính

 Các kế hoạch phát triển phụ thuộc và có ảnh hưởng như thế nào đến các dịch vụ HST

 Ai là những bên liên quan chính bị ảnh hưởng bởi HST

 Việc phân bổ lợi ích giữa các nhóm đối tượng khác nhau như thế nào?

 Những nội dung nào mâu thuẫn, cạnh tranh hoặc bổ trợ?

 Những dịch vụ HSTnào ưu tiên đối với kế hoạch phát triển?

 Các loại thông tin và chứng cứ nào sẵn có liên quan đến điều kiện và các xu hướng của các dịch vụ HST và những thông tin nào còn thiếu

 Các điều kiện hiện tại và xu hướng trong tương lai của việc cung cấp và đáp ứng của các dịch vụ HST?

 Các tác nhân chính của sự thay đổi các dịch vụ HST là gì?

 Những sự đánh đổi nào có thể nảy sinh giữa các mục tiêu phát triển và các dịch vụ HST, hoặc giữa các bên liên quan

 Các thể chế nào liên quan đến HST và các dịch vụ HST? Ai tham gia vào thể chế đó và các quyết định nào sẽ được đưa ra?

 Các chính sách, luật pháp, các khuyến khích nào ảnh hưởng đến việc sử dụng và quản lý các HST và dịch vụ HST?

 Những mâu thuẫn nào giữa thể chế, chính sách, khung pháp luật và văn hóa

 Những nhu cầu, sở thích và quyền lợi dẫn đến những lựa chọn quản lý liên quan đến hệ sinh thái?

 Các rủi ro và cơ hội của kế hoạch phát triển liên quan đến HST?

 Lượng giá kinh tế có hữu ích không và lượng giá kinh tế cần xem xét những vấn đề gì?

 Những lựa chọn chính sách nào khả thi và các điểm khởi đầu để lồng ghép dịch vụ HST để giảm/hoặc tránh rủi ro?

 Những kinh nghiệm (tích cực và tiêu cực) liên quan đến các cách tiếp cận khác nhau và cơ chế hiện có trong khu vực?

 Liệu các giải pháp chính sách ưu tiên có thực tế, khả thi, chấp nhận được đối với kế hoạch phát triển hay không?

 Có cần nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, con người và thể chế để thực hiện các giải pháp hay không?

 Ai sẽ liên quan đến việc thực hiện các giải pháp chính sách và vai trò như thế nào

 Những tác động của các giải pháp chính sách sẽ được giám sát như thế nào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)