Giá trị dịch vụ cung cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 102 - 109)

CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM LỒNG GHÉP DỊCH VỤ

3.5. Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

3.5.1. Giá trị dịch vụ cung cấp

Gỗ, củi là một trong những sản phẩm chính mà hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau cung cấp cho người dân tại địa phương.Gỗ từ rừng ngập mặn thường được sử dụng để làm nhà, làm phương tiện di chuyển và một số mục đích khác. Tuy nhiên, cây rừng ngập mặn thường không quá lớn, nên lượng gỗ do rừng cung cấp

Không có RNM Có RNM

không nhiều và giá trị thu lại từ việc trao đổi, buôn bán gỗ rừng ngập mặn không thật sự cao. Củi của RNM (đặc biệt là củi đước), có nhiệt lượng lớn, có giá trị thương mại và được sử dụng khá phổ biến trong các hộ gia đình.

Gỗ RNM thường được khai thác thông qua hoạt động khai thác chọn, được thực hiện theo chu kỳ từ 5 đến 6 năm một lần, tùy thuộc vào chất lượng của rừng.

Thông thường, các ban quản lý RNM sẽ khoán phần khai thác này cho các hộ gia đình tại địa phương.Phần lớn gỗ khai thác được bán trên thị trường và chỉ có một phần nhỏ được sử dụng trong gia đình.Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Rừng ngập mặn Minh Hải, lợi nhuận sau thuế từ việc khai thác một ha rừng ngập mặn vào khoảng 10.929.480 đồng/ha/chu kỳ khai thác 5 năm[41]. Như vậy, giá trị gỗ do rừng ngập mặn cung cấp bình quân vào khoảng 2.185.900 đ/ha/năm.

Riêng với củi, kết quả phân tích từ 100 phiếu phỏng vấn cho thấy, gần 60%

số hộ gia đình thường xuyên thu lượm củi từ rừng ngập mặn (trung bình khoảng 10,8 ster củi/hộ gia đình/năm) để sử dụng làm chất đốt trong gia đình hoặc bán với giá tương đối cao, trung bình là 540.000 đ/ster. Các số liệu thống kê liên quan đến hoạt động khai thác củi đước của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn được mô tả trong Bảng 3.12 dưới đây.

Bảng 3.12: Số liệu thống kê về hoạt động khai thác củi đước của các hộ gia đình

Giá trị

Tần suất khai thác (ngày/

năm)

Khối lượng khai thác (ster/ lần)

Khối lượng khai thác (ster/ năm)

Giá bán thị trường

(1.000 đ/

ster)

Thu nhập tương đương (1.000 đ/năm)

Trung bình 16 0,7 10,8 540 5.832

Giá trị thấp nhất 12 0,4 6,4 540 3.456

Giá trị cao nhất 30 1,0 18,0 540 9.720

Sai số tiêu chuẩn 5 0,2 3,5 0 1.908

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, củi thường được các hộ gia đình khai thác tại các diện tích rừng gần nhà và trong thời gian nhàn rỗi nên chi phí khai thác củi từ rừng ngập mặn là không đáng kể (do chi phí cơ hội gần như bằng 0).Dựa trên các số liệu về tỷ lệ số hộ gia đình tham gia khai thác củi đước thường xuyên, tổng diện tích rừng đước được khai thác, giá bán thị trường của củi đước và các thông tin có liên quan khác, nghiên cứu đã ước lượng được giá trị lượng củi do rừng ngập mặn cung cấp dao động trong khoảng 203.294 đồng/ha/năm đến 571.765 đ/ha/năm với mức bình quân là 343.000 đ/ha/năm.

Giá trị thủy sản đánh bắt:

Hiện có hai hình thức đánh bắt thủy sản chính là đánh bắt gần bờ và đánh bắt xa bờ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển được cho rằng có ảnh hưởng tới cả hai hình thức đánh bắt này, trong đó ảnh hưởng đối với hình thức đánh bắt gần bờ là rõ rệt hơn cả. Để ước lượng được giá trị thủy sản đánh bắt gần bờ, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình thường xuyên tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản gần bờ) về các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác này.

Kết quả phỏng vấn được tóm tắt trong Bảng 3.13 sau đây:

Bảng 3.13: Nguồn lợi thủy sản đánh bắt gần bờ của huyện Ngọc Hiển Loại thủy sản được

khai thác

Số hộ tham gia khai thác

Sản lượng khai thác bình quân

(kg/hộ/năm)

Giá thị trường (đ/kg)

Thu nhập (đ/năm)

Tôm 23 500 250.000 2.875.000.000

Cua 6 275 180.000 297.000.000

Mực 4 494 155.000 306.280.000

Cá 19 520 80.000 790.400.000

Ốc len 14 982 40.000 549.920.000

Nghêu 4 400 30.000 48.000.000

Tổng thu nhập của các hộ được phỏng vấn

4.866.600.000

Thu nhập bình quân của các hộ gia đình

97.332.000 Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Với tổng số 488 hộ tham gia khai thác gần bờ, giá trị nguồn lợi thủy sản được xác định ở mức 47.498.016.000 đ/năm.

Kết quả phân tích (tham khảo Phụ lục 04) cho thấy sản lượng thủy sản khai thác được có mối liên hệ chặt chẽ với các nỗ lực khai thác cũng như với diện tích rừng ngập mặn. Hai yếu tố này cùng nhau giải thích 88,32% sự thay đổi trong tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được hàng năm (R2=0,8832). Các hệ số của các tham số nỗ lực khai thác và diện tích rừng ngập mặn đều mang dấu dương ở cả hai mô hình phân tích chứng tỏ mối quan hệ cùng chiều.Khi một trong hai yếu tố được giữ nguyên, không thay đổi, việc tăng/giảm nhân tố còn lại sẽ dẫn đến việc tăng/giảm tương ứng trong tổng sản lượng khai thác được.Cụ thể, nếu diện tích rừng ngập mặn không thay đổi, nếu số hộ gia đình được cấp phép khai thác thủy sản tăng lên 1% thì sản lượng thủy sản khai thác được trong năm đó tăng lên 0.38%. Hoặc, giữ nguyên số hộ gia đình được cấp phép khai thác thuỷ sản, nếu diện tích rừng ngập mặn tăng lên 1%, sẽ giúp cho sản lượng thủy sản khai thác được tăng lên 0.1%.

Tổng diện tích RNM tại huyện Ngọc Hiển năm 2013 là 43.523 ha và tổng giá trị thủy sản khai thác ven bờ là 24.020 tấn, với giá trị ước tính khoảng 47.498.016.000 đồng. Giữ nguyên các yếu tố khác, nếu diện tích rừng ngập mặn tăng lên 1% (tương đương với 435,23 ha), sản lượng thủy sản khai thác gần bờ sẽ tăng lên 0,1% (tương đương với 240,42 tấn), giúp tăng giá trị thủy sản khai thác gần bờ lên 474.980.000 đồng. Tính trung bình, mỗi ha rừng ngập mặn tăng thêm sẽ giúp tăng sản lượng khai thác lên 0,5 tấn/năm, tương đương với 1.091.106 đồng/năm.

Giá trị thủy sản nuôi trồng:

Để tính được lượng sản phẩm nuôi trồng (tăng thêm) do sự hiện diện của RNM ở một tỷ lệ hợp lý, nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê về diện tích của RNM và lượng sản phẩm nuôi trồng trong các ao hồ thuộc RNM trong giai đoạn 1995-2000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau (2001).Tương tự như khi phân tích ảnh hưởng của rừng ngập mặn đối với sản lượng hải sản đánh bắt được, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương trình hồi quy có dạng như sau:

Trong đó:

SLi Sản l

Si Diện tích rừng ngập mặn trong năm i Kết quả phân tích (

nuôi trồng được cũng có mối quan hệ c thể hơn, khi diện tích rừng ngập mặn tăng l cũng tăng lên và ngược lại. Hệ số t

tích rừng ngập mặn giải thích đ trồng được dưới các tán rừng.

Để ước lượng được sản l ao dưới tán RNM,nghiên c điểm của hộ gia đình (ví d tổng thu nhập của gia đình, x trồng thủy sản của hộ gia đ

trồng, giá thị trường của các sản phẩm v trồng thủy sản).

Thông tin thống k tóm tắt trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14: Số liệu thống k Biến Trung bình Số năm định cư 14,22 Số lao động 3,11 Tổng thu nhập 73.000.000 Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phân tích số liệu thống k định cư khá lâu tại các xã nghiên c gia đình đã định cư trên 30 năm, ch

ản lượng thuỷ sản nuôi trồng được trong năm i ện tích rừng ngập mặn trong năm i

phân tích (tham khảo tại Phụ lục 05) cho thấy, sản l

ợc cũng có mối quan hệ cùng chiều với diện tích rừng ngập mặn.Cụ ện tích rừng ngập mặn tăng lên, sản lượng thủy sản nuôi trồng đ

ợc lại. Hệ số tương quan R2 = 0,59 chứng tỏ sự thay đổi về diện ập mặn giải thích được 59% sự thay đổi về sản lượng

ới các tán rừng.

ợc sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân trong các nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn theo các nội dung sau: (i) đặc ình (ví dụ: thời gian định cư tại địa phương, số lao động trong hộ, ình, xếp loại hộ gia đình); và (ii) thông tin về hoạt động nuôi ản của hộ gia đình (ví dụ: sản lượng của từng loại thuỷ sản đ

ờng của các sản phẩm và chi phí bình quân cho các ho

ống kê về đặc điểm của các hộ gia đình được phỏng vấn đ

ố liệu thống kê về đặc điểm các hộ gia đình nuôi trồng Trung bình Sai số Giá trị thấp

nhất

Giá tr

14,22 7,56 2,00

3,11 1,13 1,00

73.000.000 47.100.000 11.000.000 200.000.000 ủa tác giả

ố liệu thống kê cho thấy, phần lớn các gia đình được phỏng vấn đ ã nghiên cứu, trung bình là 14,2 năm, trong đó có nhi ư trên 30 năm, chỉ có một vài hộ cá biệt mới di cư t

ản lượng thủy sản ều với diện tích rừng ngập mặn.Cụ ản nuôi trồng được ứng tỏ sự thay đổi về diện ợng thủy sản nuôi

ình quân trong các đầm, ội dung sau: (i) đặc ố lao động trong hộ, ề hoạt động nuôi ỷ sản được nuôi à chi phí bình quân cho các hoạt động nuôi

ợc phỏng vấn được

ình nuôi trồng thủy sản Giá trị cao

nhất 33,00

6,00 200.000.000

ợc phỏng vấn đã ăm, trong đó có nhiều hộ ư từ nơi khác đến

đây với thời gian trên dưới hai năm. Về số lượng lao động chính trong gia đình, trung bình mỗi hộ tham gia phỏng vấn có 3 lao động, một số gia đình trẻ chỉ có một lao động chính trong khi đó cũng có nhiều gia đình mà các thế hệ cùng chung sống với nhau, số lao động lên tới 5-6 người. Thu nhập của các hộ gia đình có phổ rất rộng từ 11.000.000 đ/năm đến 200.000.000 đ/năm, phụ thuộc vào quy mô hộ gia đình cũng như diện tích đất nuôi trồng thủy sản mà hộ gia đình đang canh tác. Mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn lên tới 73.000.000 đ/hộ gia đình/năm – đây là một mức khá so với mặt bằng chung của cả nước.

Các thông tin thu thập được từ phiếu phỏng vấn cũng cho thấy loại thuỷ sản chính được nuôi trồng trong các hộ tại Đất Mũi là tôm sú và cua. Một số hộ gia đình nuôi thêm cá, nghêu, sò, ốc nhưng không đáng kể.Số liệu thống kê liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân được tóm tắt trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Số liệu thống kê về hoạt động nuôi trồng thủy sản

Tham số Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Diện tích (ha) 6,03 5,25 1 30

Năng suất tôm (kg/ha/năm) 99,46 57,86 22,22 272,73 Năng suất cua (kg/ha/năm) 101,29 62,06 30,00 296,00 Giá bán của tôm (vnd/kg) 171.145 63.006 70.000 250.000 Giá bán của cua (vnd/kg) 116.241 40.619 60.000 250.000 Chi phí nuôi tôm (vnd/ha/năm) 1.903.976 1.403.230 200.000 8.000.000 Chi phí nuôi cua (vnd/ha/năm) 1.191.446 901.176 200.000 5.000.000 Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhìn vào bảng tóm tắt số liệu thống kê có thể thấy rằng, diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình của các hộ gia đình là 6 ha. Tuy nhiên, diện tích cụ thể của từng hộ thì có sự khác biệt rất rõ ràng. Một số hộ gia đình chỉ đủ nguồn lực để nuôi trồng thủy sản trên diện tích 1-2 ha, trong khi đó một số ít các hộ khác có diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới 30 ha.

Năng suất nuôi trồngthủysản cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí của các ao đầm, loài thủy sản được nuôi trồng, cũng như mức độ đầu tư trong quá trình nuôi trồng. Cụ thể, năng suất tôm sú trung bình của các hộ gia đình trong nghiên cứu là 99,5 kg/ha/năm, tuy nhiên có những hộ gia đình có năng suất nuôi trồng vượt trội lên tới 272 kg/ha/năm.Tương tự như vậy, năng suất của cua biển trung bình là 101 kg/ha/năm nhưng ở một số ao đầm có vị trí thuận lợi cho việc nuôi trồng, năng suất của cua biển có thể lên tới 296 kg/ha/năm.

Giá thị trường của cua và tôm cũng có nhiều biến động, tùy thuộc vào thời điểm cua và tôm được bán trên thị trường.Mức giá thị trường trung bình của hai loại thủysản này lần lượt là 170.000 đ/kg và 116.000 đ/kg.

Với các thông tin về sản lượng và giá cả của các loại thủy sản được nuôi trồng trong các đầm ao trong rừng phòng hộ ven biển, nghiên cứu đã ước lượng được mức doanh thu trung bình từ hoạt động nuôi trồng thủy sản các hộ gia đình xã Đất Mũi là 28.800.000 đ/ha/năm.

Trong khi đó, chi phí trung bình cho hoạt động nuôi trồng tôm và cua (chưa bao gồm chi phí lao động) lần lượt là 1,9 triệu đồng/ha/năm và 1,2 triệu đồng/ha/năm. Các chi phí này bao gồm chi phí đầu vào (chi phí mua giống, thức ăn, hóa chất, máy móc thiết bị phục vụ cho việc nuôi trồng), chi phí xây dựng và cải tạo bờ bao và chi phí nạo vét ao đầm. Kết quả điều tra cho thấy, chi phí lao động trung bình là 4,2 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, tổng mức chi phí cho hoạt động nuôi trồng tôm và cua trong các đầm, ao là 7.300.000 đ/ha/năm.

Từ các thông tin về mức doanh thu và chi phí cho hoạt động nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nghiên cứu đã ước tính mức thu nhập thuần từ hoạt động này là 21.500.000 đ/ha/năm. Với hệ số tương quan giữa năng suất nuôi trồng và diện tích rừng ngập mặn là 59%, giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn được ước lượng bằng 12.685.000 đồng/ha/năm.

Tổng giá trị dịch vụ cung cấp:

Giá trị dịch vụ cung cấp của HST RNM tại Cà Mau được ước lượng bằng tổng các giá trị thuần thu được từ hoạt động khai thác gỗ củi, đánh bắt và nuôi trồng

thủy sản. Bảng 3.16 tóm tắt các giá trị thành phần và tổng giá trị của dịch vụ cung cấp.

Bảng 3.16: Giá trị dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn

Số thứ tự Thành phần Giá trị (đồng/ha/năm)

1 Gỗ 2.185.900

2 Củi 343.000

3 Thuỷ sản (đánh bắt) 1.091.106

4 Thủy sản (nuôi trồng) 12.685.000

Tổng (đồng/ha/năm) 15.962.349

Nguồn: Tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)