CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM
4.3. Tổng quan các các chính sách liên quan đến công tác quản lý và bảo tồn ĐNN
4.3.1. Quy trình lập quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và quy hoạch của một số ngành/lĩnh vực
Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội cả nước/vùng/tỉnh và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP. Theo đó, các nội dung chính khi lập quy hoạch có thể tổng hợp quy trình xây dựng quy hoạch theo 06 bước chính được tóm tắt
trong Hình 4.1 dưới đây. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng ngành/lĩnh vực mà mức độ chi tiết của các bước trong quy trình này được thực hiện khác nhau.
Hình 4.1: Các bước cơ bản của quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cả nước:
Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển kinh tế-xã hội cả nước được quy định tại Điều 14, Nghị định92/2006/NĐ-CP. Quy trình lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau:
1. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu về vùng và cả nước. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài.Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế-xã hội khác tác động đến quy hoạch của cả nước trong tương lai. Xác định vị trí, vai trò chủ yếu của các ngành và của từng vùng đối với phát triển kinh tế-xã hội cả nước;
2. Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu vĩ mô được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch phát triển và phân bố ngành trên các vùng và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội các vùng kinh tế-xã hội; đồng thời, thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung;
3. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện làm cơ sở để tiến hành quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các vùng;
Xác lập cơ sở dữ liệu của quy hoạch/kế hoạch phát triển KT-
XH/ngành, lĩnh vực Xác định các chỉ tiêu
Xác định các quan điểm, mục tiêu chiến lược của
quy hoạch/kế hoạch
Dự thảo quy hoạch/kế hoạch và xây dựng các phương án phát triển
Đánh giá các phương án phát triển trong dự thảo
quy hoạch/kế hoạch
Xem xét, góp ý dự thảo
quy hoạch/kế hoạch
Thẩm định và phê duyệt quy
hoạch/kế hoạch
4. Lập báo cáo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế-xã hội cả nước trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua.
Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh
Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh thực hiện theo các bước sau:
1. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu về tỉnh và vùng. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài; tác động (hay chi phối) của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng và cả nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh.
Xác định vị trí, vai trò của các ngành và của từng huyện đối với nền kinh tế-xã hội của tỉnh;
2. Xác định vai trò của tỉnh đối với vùng và cả nước; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; cung cấp các thông tin đó cho các Sở, ngành và các huyện làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch chuyên ngành trên lãnh thổ tỉnh và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện;
3.Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện.
4. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được quy định tại Điều 28, Nghị định92/2006/NĐ-CP, bao gồm các bước sau:
1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc lập quy hoạch ngành;
trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến quy hoạch ngành. Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường liên quan, nếu thiếu cần có kế hoạch điều tra bổ sung;
2. Nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến quá trình phát triển của ngành.
Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học
kỹ thuật của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế-xã hội khác tác động đến quy hoạch phát triển của ngành trong tương lai;
3. Xác định vị trí, vai trò của các ngành đối với nền kinh tế của cả nước và các vùng; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển ngành; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm cơ sở phục vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh, đồng thời thu nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung;
4. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch ngành. Dựa vào các mục tiêu đặt ra của Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và ngoài nước, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cho các năm mốc của thời kỳ quy hoạch. Luận chứng các giải pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch ngành.Định hướng tổ chức không gian phân bố ngành. Các giải pháp thực hiện;
5. Lập báo cáo quy hoạch ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.3.2. Các quy định liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược
Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2014đã quy định các đối tượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải xây dựng báo cáo ĐMC, nội dung báo cáo ĐMC và trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo ĐMC. Theo đó, các đối tượng phải thực hiện ĐMC, bao gồm:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế- xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt;
- Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp;
- Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;
Nội dung của báo cáo ĐMC phải đề cập đến các vấn đề sau:
- Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
- Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
- Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
- Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường;
- Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
- Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
- Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.
Luật cũng quy định ĐMC phải được thực hiện đồng thời với quá trình lập CQK và kết quả thẩm định ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt CQK.
Như vậy, các quy định pháp lý về ĐMC có thể tạo cơ sở cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường nói chung và dịch vụ HST nói riêng vào quá trình xây dựng và thực hiện các CQK.
4.3.3.Quy định liên quan đến khuyến khích tài chính
Quy định hiện hành liên quan đến khuyến khích tài chính cho dịch vụ HST được nêu rõ tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP quy định về Chính sách Chi trả dịch vụ HST rừng. Theo đó, các loại dịch vụ môi trường rừng được quy định bao gồm:
a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
c) Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.