CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau cung cấp cho cộng đồng dân cư xung quanh rất nhiều sản phẩm hữu dụng bao gồm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, thủy hải sản, v.v…Để ước lượng được giá trị dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp giá thị trường. Phương pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở là giá của các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái trong một thị trường cạnh tranh sẽ phản ánh mức sẵn lòng chi trả của con người để được sở hữu các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái đó (nói cách khác, đây chính là giá trị mà con người gán cho các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái mà họ muốn sử dụng) [44].Theo lý thuyết, phương pháp giá thị trường có thể áp dụng để lượng giá các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái được mua và bán trên các thị trường. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng để lượng giá các sản phẩm được con người sử dụng trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày [42].Theo phương pháp giá thị trường, giá trị của các sản phẩm do hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau cung cấp được tínhtheo công thức sau đây:
V = Trong đó:
V Giá trị dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái tại địa phương (VND) Pi Giá của sản phẩm i (VND)
Qi Lượng sản phẩm i được cung cấp bởi hệ sinh thái
Ci Các loại chi phí liên quan đến việc thu nhặt sản phẩm i (VND)
Như vậy, giá trị dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau sẽ được tính dựa trên mức thu nhập ròng của người dân địa phương từ việc tiêu dùng các sản phẩm do rừng ngập mặn tạo ra. Nếu các sản phẩm này được mua bán trên các thị trường của địa phương thì giá thị trường của các sản phẩm sẽ được sử dụng để tính tổng thu nhập. Một số sản phẩm không được mua bán trên thị trường mà được sử dụng để thay thế một số sản phẩm khác, thì tổng thu nhập sẽ được tính
=
n
i
i i
iQ C
P
1
dựa vào giá của các sản phẩm được chúng thay thế. Sau đó, các chi phí để thu thập các sản phẩm sẽ được trừ đi từ tổng thu nhập để có được giá trị ròng của dịch vụ cung cấp do hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại.
Để lượng giá giá trị dịch vụ cung cấp, luận án tập trung vào một số sản phẩm trực tiếp do rừng ngập mặn tại Cà Mau mang lại, bao gồm: gỗ, củi và nguồn lợi thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng được).Giá thị trường của sản phẩm được áp dụng theo giá tại thời điểm điều tra (năm 2013). Để thu thập được các thông tin liên quan đến giá trị trực tiếp do RNM mang lạivà giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản của RNM,nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát 100 hộ gia đình (trong tổng số 488 hộ gia đình tại huyện Ngọc Hiển), đảm bảo đạt được độ chính xác của kết quả nghiên cứu là 95% với sai số trong vòng 10% theo quy định về số lượng mẫu(, sử dụng mẫu phiếu được thiết kế sẵn Phụ lục 03), nhằm phỏng vấn các hộ gia đình sống gần các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau về thực trạng khai thác và sử dụng các sản phẩm do rừng ngập mặn cung cấp.Các hộ được phỏng vấn đại diện cho các mức thu nhập khác nhau.
Để làm rõ mối quan hệ giữa rừng ngập mặn và sản lượng thủy sản đánh bắt, nghiên cứu đã sử dụng các tiếp cận tĩnh (static approach). Cách tiếp cận này đã được Barbier (2000) sử dụng để lượng giá vai trò của rừng ngập mặn đối với ngành thủy sản tại Thái Lan[45]. Theo đó, diện tích của rừng ngập mặn là một tham số quan trọng trong phương trình mô phỏng mối quan hệ giữa sản lượng khai thác với nỗ lực khai thác (được thể hiện qua số lượng các phương tiện khai thác, hoặc tổng thời gian khai thác hoặc công suất của các phương tiện khai thác) và diện tích của rừng ngập mặn (được cho là cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ an toàn cho các loài thủy sản). Phương trình có dạng cụ thể như sau:
h=AEaSbhayLn(hi)=A0+aLn(Ei)+bLn(Mi)+mi Trong đó:
h Tổng sản lượng thủy sản được khai thác.
hi Sản lượng thủy sản được khai thác trong năm i (đơn vị tính: tấn)
Ei Nỗ lực khai thác thuỷ sản trong năm i (thể hiện bằng số hộ giađình được cấp phép đánh bắt thuỷ sản)
Mi Diện tích rừng ngập mặn trong năm i
Ngoài ra, một số thông tin, số liệu thứ cấp khác cũng được thu thập từ các báo cáo hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Kiểm lâm của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2002-2013.
Lượng giá giá trị dịch vụ phòng hộ bờ biển:
Nghiên cứu đã lựa chọn cách tiếp cận dựa vào chi phí, cụ thể hơn là cách tiếp cận về hàm thiệt hại kỳ vọng (expected damage function approach – EDF) để ước lượng giá trị kinh tế của dịch vụ phòng hộ ven biển do hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển cung cấp.
Cách tiếp cận hàm thiệt hại bao gồm hai bước rất quan trọng: (i) phân tích sự ảnh hưởng của diện tích rừng ngập mặn đối với sự xuất hiện của các sự kiện thời tiết cực đoan gây ra các thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế đối với cộng đồng dân cư;
và (ii) phân tích định lượng về các thiệt hại kinh tế xảy ra sau mỗi một sự kiện thời tiết cực đoan. Trong hai bước của cách tiếp cận hàm thiệt hại kỳ vọng, bước thứ nhất đặc biệt quan trọng, do đó cần phải thu thập được các thông tin, số liệu liên quan đến các sự kiện thời tiết cực đoan và các thay đổi trong diện tích của rừng ngập mặn tại các điểm nghiên cứu.
Để ước lượng giá trị kinh tế của dịch vụ phòng hộ do hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp, nghiên cứu đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra với một số nhân tố khác, trong đó có diện tích rừng ngập mặn.
Theo Babier (1997), một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng mức thiệt hại do thiên tai gây ra trong một khoảng thời gian nhất định: (i) số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan; (ii) diện tích rừng ngập mặn, và (iii) điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương[44]. Các số liệu thống kê liên quan đến các yếu tố nêu trên đã được thu thập tại huyện Ngọc Hiển cho giai đoạn 2007-2013 (tham khảo Phụ lục 06). Mô hình mô tả mối quan hệ giữa các biến có dạng cụ thể như sau:
lnCt = a + bEEt+ bMMt+ bXXt+ mt
Trong đó:
Ct Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm t t= 2007, 2008…, 2013
Et Số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão gió, triều cường) trong năm t
Mt Diện tích rừng ngập mặn (tính theo đơn vị ha) trong năm t
Xt Đại diện cho các yếu tố kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng tới mức thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm t (trong nghiên cứu này mật độ dân cư được lựa chọn để phân tích)
Lượng giá giá trị hấp thụ các-bon:
Giá trị dịch vụ hấp thụ các-bon của rừng ngập mặn được xác định bằng phương pháp giá thị trường, dựa trên giá bán tín chỉ các-bon ở thời điểm nghiên cứu trong lâm nghiệp. Theo phương pháp này, giá trị dịch vụ hấp thụ các của rừng ngập mặn được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
Vc Giá trị hấp thụ các-bon của rừng, tính bằng đồng/ha hoặc đồng/ha/năm;
Mc Trữ lượng CO2 tương đương của rừng, tính bằng tấn CO2/ha hoặc tấn CO2/ha/năm
Pc Giá bán tín chỉ các bon ở thời điểm hiện tại, tính bằng đồng/tấn CO2
Để xác định được trữ lượng CO2 tương đương của rừng ngập mặn tại Cà Mau, nghiên cứu tham khảo số liệu nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam[26].