Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch nhằm quản lý và bảo tồn bền vững đất ngập nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 128 - 132)

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM

4.4. Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước

4.4.1. Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch nhằm quản lý và bảo tồn bền vững đất ngập nước

Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các bước lồng ghép dịch vụ HST tương ứng với các bước xây dựng quy hoạch/kế hoạch theo trình tự như sau (Hình 4.2):

Bước 1-Xác lập cơ sở dữ liệu của quy hoạch/kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội/ngành, lĩnh vực; xác định các chỉ tiêu:

Các nội dung chính cần xem xét để lồng ghép dịch vụ HST trong giai đoạn này bao gồm:

- Xác định các thông tin và số liệu về hiện trạng các HST của vùng/khu vực;mối liên hệ giữa dịch vụ HST với các chỉ tiêu phát triển của quy hoạch/kế hoạch

- Phân tích các tác động của quy hoạch/kế hoạch đến các hệ sinh thái và khả năng cung cấp các dịch vụ HST. Xác định các khu vực sinh thái cụ thể có tính nhạy cảm hoặc đang bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của quy hoạch/kế hoạch.

Bước 2-Xác định các quan điểm và mục tiêu chiến lược của quy hoạch/kế hoạch:

Tại bước này, cần xem xét việc lồng ghép các mục tiêu và ưu tiên chiến lược về khai thác bền vững và bảo tồn các HST vào quan điểm và mục tiêu chiến lược của quy hoạch/kế hoạch nhằm hỗ trợ việc duy trì khả năng cung cấp các dịch vụ HST. Đồng thời, cần xem xét việc duy trì và bảo tồn các HST và dịch vụ HST sẽ đóng góp như thế nào cho việc đạt được các mục tiêu của quy hoạch/kế hoạch.

Bước 3-Dự thảo quy hoạch/kế hoạch và xây dựng các phương án phát triển:

Các thông tin về hiện trạng HST và dịch vụ HST có thể sử dụng trong quá trình dự thảo quy hoạch/kế hoạch, trong đó nhấn mạnh đến việc giảm tác động của các phương án phát triển của quy hoạch/kế hoạch đến các HST và dịch vụ do HST cung cấp. Các công cụ như lập bản đồ không gian có thể hỗ trợ trong việc xác định các khu vực HST có ưu tiên cao hoặc các khu vực cần phục hồi lại các HST để đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các giá trị của HST. Đồng thời, các phương án phát triển của quy hoạch/kế hoạch cần xem xét đến việc đạt được các mục tiêu phát triển cũng như các mục tiêu duy trì khả năng cung cấp các dịch vụ của hệ sinh thái.Ngoài ra, cần xem xét đến những sự đánh đổi nào có thể nảy sinh giữa việc đạt được các mục tiêu phát triển và duy trì các dịch vụ HST.

Bước 4-Đánh giá các phương án phát triển trong dự thảo quy hoạch/kế hoạch:

Bước này tập trung vào đánh giá các phương án phát triển trong dự thảo quy hoạch/kế hoạch lên các HST và dịch vụ HST nhằm tìm ra các phương án tối ưu có thể đạt được đồng thời cả mục tiêu phát triển và duy trì và bảo tồn các dịch vụ HST.

Các công cụ như lập bản đồ không gian, lượng giá dịch vụ HST, phân tích chi phí- lợi ích có thể được sử dụng để so sánh và lựa chọn các phương án phát triển ít có tác động lên HST và dịch vụ HST khi đưa vào dự thảo quy hoạch/kế hoạch. Ngoài ra, tiêu chí về sử dụng bền vững và bảo tồn các HST cần được coi là một tiêu chí quan trọng bên cạnh các tiêu chí khác dùng để lựa chọn các phương án phát triển.

Bước 5-Xem xét góp ý dự thảo quy hoạch/kế hoạch:

Các quy hoạch/kế hoạch cần được lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan trước khi ban hành. Cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên hưởng lợi từ các dịch vụ HST. Phân tích chi phí-lợi ích và lượng giá dịch vụ HST có thể cung cấp thông tin đầy đủ khi xem xét/góp ý dự thảo quy hoạch kế hoạch.

Bước 6-Thẩm định và phê duyệt quy hoạch/kế hoạch:

Việc thẩm định quy hoạch/kế hoạch cần xem xét đến việc giảm các tác động đến môi trường nói chung và dịch vụ HST nói riêng của quy hoạch/kế hoạch như là một trong những tiêu chí bắt buộc trong quá trình thẩm định và phê duyệt.

Hình 4.2: Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào xây dựng quy hoạch/kế hoạch

Các bước của quá trình xây dựng quy

hoạch/kế hoạch

Xác lập cơ sở dữ liệu của quy hoạch/kế hoạch phát triển KT-

XH/ngành, lĩnh vực Xác định các chỉ tiêu

 Các kết quả điều

tra, quan trắc cập nhật về KT-

XH

Xác định các quan điểm, mục tiêu chiến lược của quy

hoạch/kế hoạch

Tham vấn

Dự thảo quy hoạch/kế hoạch và xây dựng các phương án phát triển

Các bước lồng ghép dịch vụ HST vào quy

hoạch/kế hoạch

Đánh giá hiện trạng HST Xác định ưu tiên về bảo vệ các HST, xác định các chỉ

tiêu sinh thái

Xác định các mục tiêu và ưu tiên chiến lược về khai thác bền vững và bảo tồn các HST, duy trì khả năng cung

cấp các dịch vụ HST

Tham vấn Thông tin về hiện trạng HST và các dịch vụ HST

Đánh giá các phương án phát triển trong dự thảo quy hoạch/kế hoạch

Đánh giá hiện trạng

Thảo luận

Thảo luận

Đánh giá tác động của các phương án phát triển trongquy

hoạch/kế hoạch lên các HST

 Thảo luận

Kết hợp các kết quả đánh giá dịch vụ HST vào dự thảo quy hoạch/kế

hoạch

Tiêu chí về sử dụng và bảo tồn các HST được xem xét là một tiêu

chí để lựa chọn các phương án phát triển ưu tiên

Tham vấn Tham vấn

Xem xét góp ý về dự thảo quy hoạch/kế hoạch

Phẩm định và phê duyệt quy hoạch/kế hoạch

Các bước lồng ghép dịch vụ HST vào quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch và các công cụ hỗ trợ quá trình lồng ghép được đề xuất trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Đề xuất các bước lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch và các công cụ hỗ trợ quá trình lồng ghép Các giai đoạn xây dựng

quy hoạch/kế hoạch

Các bước kết hợp các yếu tố dịch vụ HST vào quy

hoạch/kế hoạch

Công cụ và cách tiếp cận

Xác lập cơ sở dữ liệu của quy hoạch/kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội/ngành, lĩnh vực; xác định các chỉ tiêu

- Xác định các thông tin và số liệu về hiện trạng các HST của vùng/khu vực;

xác định mối liên hệ giữa dịch vụ HST với các chỉ tiêu phát triển của quy hoạch/kế hoạch.

- Phân tích định tính - Phân tích định lượng - Lập bản đồ không

gian

Xác định các quan điểm và mục tiêu chiến lược của quy hoạch/kế hoạch:

- Lồng ghép các mục tiêu và ưu tiên chiến lược về khai thác bền vững và bảo tồn các HST vào quan điểm và mục tiêu chiến lược của quy hoạch/kế hoạch

- Lượng giá dịch vụ HST

Dự thảo quy hoạch/kế hoạch và xây dựng các phương án phát triển

- Phân tích các tác động của quy hoạch/kế hoạch đến các hệ sinh thái và khả năng cung cấp các dịch vụ HST

- Xem xét những sự đánh đổi nào có thể nảy sinh giữa các mục tiêu phát triển và các dịch vụ HST

- Lập bản đồ không gian

- Lượng giá dịch vụ HST

Đánh giá các phương án phát triển trong dự thảo quy hoạch/kế hoạch

- Xác định các phương án phát triển nào có thể giảm tác động lên HST và dịch vụ HST

- Lượng giá dịch vụ HST

- Lập bản đồ không gian của các dịch vụ HST

Xem xét góp ý dự thảo quy hoạch/kế hoạch

- Quá trình tham vấn các bên liên quan có xem xét đến HST và dịch vụ HST

- Tham vấn các bên liên quan

Thẩm định và phê duyệt quy hoạch/kế hoạch

- HST và dịch vụ HST được đưa vào là một trong những tiêu chí để thẩm định và phê duyệt quy hoạch

- Phân tích đa tiêu chí

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)