Tình hình kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu phân tích kênh phân phối muối ăn của diêm dân tỉnh bạc liêu (Trang 26 - 36)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẠC LIÊU

3.1.3 Tình hình kinh tế và xã hội

Trong giai đoạn 2009 – 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu tăng đáng kể nhưng cũng có nhiều biến động lớn.

Nếu chọn giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 làm mốc số liệu thì đến năm 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành tăng thêm 58,50%, đây là bước ngoặc đánh dấu cho bước phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu trong việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới vào canh tác và nâng cao giá trị các mặt hàng nông nghiệp. Trong giai đoạn trên có sự biến động lớn vào năm 2011. Giá trị từ 6.166.976 triệu đồng năm 2010 tăng lên 9.526.713 triệu đồng.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Giá trị Tốc độ tăng trưởng (%)

2009 5.539.788 100,00

2010 6.166.976 111,32

2011 9.526.713 171,97

2012 8.535.608 154,08

2013 8.780.438 158,50

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Trồng trọt

Giá trị trồng trọt đạt 6.277.379 triệu đồng chiếm 71,49% giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2013, tăng 243.762 triệu đồng so với năm 2012 (6.033.617 triệu đồng). Sự gia tăng giá trị trồng trọt như vậy là do cơ cấu của ngành trồng trọt có nhiều biến đổi và đang theo chiều hướng tích cực, cụ thể là giá trị nhóm cây trồng hàng năm năm 2013 tăng thêm 189.271 triệu đồng (tăng 3,3% so với năm 2012), Trong đó tăng nhiều nhất là cây lương thực có hạt, giá trị từ 5.191.22 triệu đồng tăng lên 5.291.82 triệu đồng năm 2013 (tăng 99.960 triệu đồng) sự tăng giá trị này là do diện tích cây lương thực có hạt năm 2013 tăng thêm 3.798 ha. Trong nhóm cây lương thực có hạt thì giá trị cây công nghiệp hàng năm có sự giảm mạnh, so với năm 2013 thì giá trị cây công nghiệp chỉ còn 13.859 triệu đồng giảm 65.86% so với năm 2012, đây là một trong những nguyên nhân vì sao giá trị các loại cây còn lại trong nhóm cây hàng năm tăng khá cao nhưng tổng giá trị cây lương thực có hạt năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012. sự thay đổi diện tích các loại cây trồng của tỉnh đã làm dịch chuyển khá lớn đến giá trị đóng góp của các nhóm cây trồng theo hướng tích cực. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng giá trị trồng trọt (chỉ 5.65% vào năm 2013) nhưng giá trị của nhóm cây trồng lâu năm cũng đã đóng góp một phần giá trị đáng kể trong tổng giá trị. Giá trị cây lâu năm tăng từ 300.332 triệu đồng năm 2012 lên 354.823 triệu đồng năm 2013 (tăng 18,14%).

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Tổng cộng

Loại

Cây hàng năm Cây lâu năm

Tổng cộng

Lương thực có

hạt

Rau, đậu, hoa, cây

cảnh

Cây công nghiệp

hàng năm

Tổng cộng

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

lâu năm 2012 6.033.617 5.733.285 5.191.222 498.036 40.599 300.332 255.222 45.110 2013 6.277.379 5.922.556 5.291.182 564.412 13.859 354.823 286.098 68.725

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Bảng 3.5: Diện tích các loại cây trồng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: ha

2009 2010 2011 2012 2013 Tổng 381.260 365.890 379.866 408.694 416.864 Cây hàng năm 180.541 172.513 179.442 193.951 197.984 + Lương thực có hạt 166.588 158.437 164.505 178.771 181.969

+ Rau đậu 13.561 13.702 14.669 14.858 15.693

+ Cây công nghiệp hàng năm

392 374 268 322 322

Cây lâu năm 10.089 10.432 10.491 10.396 10.448

+ Cây ăn quả 5.408 5.777 5.835 5.817 5.866

+ Cây công nghiệp lâu năm

4.681 4.655 4.656 4.579 4.582

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Diện tích các loại cây trồng trong những năm vừa qua có nhiều biến động, nhưng nhìn chung diện tích các loại cây tăng khá cao. Cụ thể là diện tích các loại cây trồng năm 2013 tăng thêm 8.170 ha so với năm 2012, nâng tổng

diện tích các loại cây trồng cả tỉnh lên 416.864 ha. Chi tiết sự thay đổi diện tích của các nhóm cây được trình bày ở bảng 3.5.

Chăn nuôi

Vùng đất Bạc Liêu rất thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. Ở Bạc Liêu có thể nuôi hầu hết các loại vật nuôi, nhiêu nhất là: heo, trâu, bò, dê và gia cầm. Tính từ năm 2009 đến nay giá trị của ngành chăn nuôi đóng góp vào tổng giá trị nông nghiệp tăng khá nhanh qua các năm, đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi so với năm 2009 là 44,38 %. Tuy nhiên năm 2011 mới là năm phát triển nhất của ngành chăn nuôi (2.251.567 triệu đồng, tăng trưởng 110,91 % so với năm 2009) nhưng khi đến năm 2012 lại giảm mạnh (còn 1.412.837). Nguyên nhân này có thể được giải thích là do 2011 là năm rất thuận lợi cho cả ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, thời tiết khí hậu tốt ít xảy ra các cơn mưa trái mùa, dịch bệnh và thiên tai nên người dân khá trúng mùa trong năm này, năm 2011 cũng là năm chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp, riêng với các ngành nông nghiệp lại tương đối ổn định và có xu hướng tăng về giá, từ đó đã có sự thay đổi vượt bậc từ năm 2010 đến năm 2011. Cụ thể sự biến động của ngành được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Giá trị Tốc độ tăng trưởng (%)

2009 1.067.549 100,00

2010 1.122.438 105,14

2011 2.251.567 210,91

2012 1.412.837 132,34

2013 1.541.316 144,38

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Số lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong những năm qua cũng có nhiều biến động nhưng luôn đứng đầu về số lượng đó là đàn gia cầm. Số lượng của đàn gia cầm liên tục tăng qua các năm, đến năm 2013 đàn gia cầm có 2.493 nghìn con. Tiếp đến là heo, dê, trâu và bò số lượng lần lượt là 205.774 con, 2.129 con, 1.583 con và 1.173 con vào năm 2013.

Bảng 3.7: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị tính: con

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Trâu 2.021 1.930 1.882 1.849 1.583

Bò 1.623 1.682 1.395 1.265 1.173

Heo 241.067 217.914 226.799 228.272 205.774

Dê 2.275 2.268 2.195 2.917 2.179

Gia cầm (nghìn con)

2.089 2.137 2.230 2.335 2.493

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi theo giá hiện hành năm 2013 đạt 1.541.316 triệu đồng, trong đó thì giá trị của chăn nuôi heo đóng góp cao nhất 1.119.486 triệu đồng (chiếm 72,63%), tiếp theo là gia cầm với 376.675 triệu đồng (chiếm 24,44%) còn lại là chăn nuôi trâu, bò.

Bảng 3.8: Sản lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: tấn

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Trâu 149,0 68,0 65,3 41,8 100,8

Bò 266,0 155,0 146,0 66,9 63,8

Heo 26.987,0 27.987,0 28.861,0 28.882,3 31.696,5 Gia cầm 2.988,0 3.056,0 3.861,0 3.510,3 4.794,0

Dê - - - - -

Trứng (nghìn quả)

29.362,0 30.432,0 39.245,6 48.683,6 50.902,7

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Về sản lượng, trong năm 2013 đàn heo cho sản lượng lên đến 31.696,5 tấn thịt heo hơi cung cấp cho nhu cầu cả trong và ngoài tỉnh, kế tiếp là đàn gia cầm cung cấp 4.794,0 tấn thịt (trong đó đàn gà là 2.138,5 tấn thịt). Riêng đàn

trâu và bò do số lượng vật nuôi tương đối thấp và thời gian từ khi nuôi đến khi bán được thịt khá dài nên trong năm 2013 đàn trâu, bò chỉ cho 164,6 tấn thịt hơi xuất chuồng. Ngoài ra từ đàn gia cầm người dân còn thu nguồn lợi từ trứng gia cầm, năm 2013 số trứng gia cầm được thu hoạch là 50.902,7 nghìn quả cũng đã đóng góp tích cực vào nguồn thu nhập của người dân. Cụ thể sản lượng cung cấp hàng năm của các đàn gia súc gia cầm của tỉnh từ năm 2009 đến năm 2013 được thể hiện rõ trong bảng 3.8.

Thủy sản

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2013 là 127.833 ha và có nhiều biến động từ năm 2009 đến nay. Nếu phân theo loại thủy sản nuôi thì tôm chiếm diện tích nuôi nhiều nhất năm 2013 diện tích là 124.202 ha (chiếm 97,16% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản), tiếp đó là diện tích đất cát 2.715 ha (chiếm 2,12%) còn lại là đất dùng để nuôi trồng thủy sản khác. Nếu phân theo phương thức nuôi thì đất nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm diện tích lớn nhất 111.414 ha (chiếm 87,16%) kế tiếp là diện tích nuôi thâm canh 10.560 (chiếm 8,26%) còn lại là đất nuôi bán thâm canh. Qua các năm tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản có nhiều thay đổi, nhưng nhìn chung đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể các biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị tính: ha

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 126.338 125.410 126.266 123.741 127.833 Phân loại theo thủy sản

+ Tôm 119.323 120.747 122.883 120.152 124.202

+ Cá 5.140 2.354 2.600 2.948 2.715

+ Thủy sản khác 1.875 2.309 783 641 916

Phân theo phương thức nuôi

+ Thâm canh 6.983 7.302 7.124 12.298 10.560

+ Bán thâm canh 3.537 3.698 3.608 4.135 5.859 + Quảng canh và

quảng canh cải tiến

115.818 114.410 115.534 107.308 111.414 (Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Bảng 3.10: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Tổng số

Hoạt động

Khai thác Nuôi trồng

2009 11.892.704 1.928.448 9.797.641

2010 14.396.347 2.534.330 11.688.257

2011 18.591.463 3.089.270 15.249.940

2012 21.596.997 5.518.834 15.766.309

2013 26.116.343 5.169.557 20.467.239

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013) Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng của các hoạt động nuôi trồng thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Bạc Liêu tăng rất nhanh qua các năm, so với năm 2009 giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành tăng lên 14.223.659 triệu đồng đạt mức 26.116.343 triệu đồng (tăng thêm 119.6%).

Trong hai hoạt động chính của ngành nuôi trồng thủy sản thì đóng góp của hoạt động nuôi trồng vào tổng giá trị của ngành luôn cao hơn hoạt động khai thác, cụ thể là năm 2013 chiếm 78,37 % (hình 3.2) tương đương 20.467.239 triệu đồng. Nhìn chung thì giá trị sản xuất của các hoạt động đều tăng qua các năm ngoại trừ năm 2013 hoạt động khai thác có dấu hiệu giảm đáng kể (từ

5.518.834 triệu đồng năm 2012 giảm còn 5.169.557 triệu đồng năm 2013, giảm 349.277 trệu đồng). Đây là một vấn đề cần quan tâm lớn nếu đây không phải là chính sách phát triển theo hướng giảm khai thác tăng nuôi trồng của tỉnh.

0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000

2009 2010 2011 2012 2013

Năm

Triệu đồng

Tổng số Khai thác Nuôi trồng

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo hoạt động của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2009 - 2013

3.1.3.2 Sản xuất nông nghiệp

Trong giai đoạn 2009 – 2013 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bạc Liêu tăng khá nhanh, từ 6.482,98 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 16.059,57 tỷ đồng năm 2013 (tăng 9.576,59 tỷ đồng). Đây là một dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn này. Nếu phân theo loại hình kinh tế thì giá trị và cơ cấu của giá trị ngành công nghiệp có nhiều biến động qua các năm (cụ thể được thể hiện ở bảng 3.11). Cơ cấu của các ngành công nghiệp phân theo loại hình kinh tế có nhiều biến động theo chiều hướng giảm loại hình kinh tế đầu tư của nhà nước và tăng các loại hình kinh tế của đầu tư ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ý chí làm giàu của các doanh nghiệp trong tỉnh Bạc Liêu ngày càng tăng, người dân không còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nông sản của tỉnh như những năm trước đó. Giá trị công nghiệp của vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, điều này thể hiện Bạc Liêu đang rất được chú ý bởi những công ty nước ngoài, đây là một trong

những môi trường tốt để phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật được du nhập từ nước ngoài.

Bảng 3.11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2009 – 2013.

Đơn vị: Tỷ đồng

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 6.482,98 8.233,24 10.360,03 13.749,12 16.059,57 Nhà nước 2.639,80 2.658,30 3.371,89 4.081,48 4.367,92 +Trung ương 1.215,00 1.278,30 1.557,39 1.868,40 2.087,24 +Địa phương 1.424,80 1.380,00 1.814,50 2.213,08 2.280,68 Ngoài Nhà

nước

2.869,08 4.286,66 5.068,66 7.288,08 9.302,04

+ Tập thể 353,18 496,92 712,99 900,81 922,35

+ Tư nhân 1.804,99 3.212,00 3.252,00 4.970,85 6.697,65 + Cá thể 710,91 578,04 1.103,31 1.416,43 1.682,04 Đầu tư nước

ngoài

974,10 1.288,28 1.919,85 2.379,56 1.682,04

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013) 3.1.3.3 Thương mại dịch vụ

Tổng mức giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Bạc Liêu năm 2013 đạt 28.485 tỷ đồng, tăng 25,46% so với năm 2012. Trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 25,44%; hàng may mặc tăng 25,36%; đồ dùng thiết bị dụng cụ gia đình 25,36%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 25,30%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 25,4%; sản xuất ô tô con 12 chỗ ngồi trở xuống và phương tiện tăng 25,29% ; xăng dầu các loại và nhiên liệu khác tăng 25,46%; sửa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 25,50%; hàng hóa khác tăng 25,68%.

Xuất khẩu đạt 377.080 nghìn đô la Mỹ năm 2013, tăng 10,59% so với năm 2012 và tăng 95,89% so với năm 2009. Trong đó thì mặt hàng thủy sản năm 2013 đạt mức 371.290 nghìn đô la Mỹ chiếm 98,46%, tăng 18,34% so với năm 2012. Còn mặt hàng nông sản chỉ đạt 5.790 chiếm 1,54% tổng giá trị xuất khẩu năm 2013, giảm 78,72% so với năm 2012.

Bảng 3.12: Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng giai đoạn 2009 – 2013.

Đơn vị tính: Nghìn đô la Mỹ

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng giá trị 192.000 219.000 284.000 340.970 377.080 - Hàng nông sản 40.820 46.439 61.429 27.210 5.790 - Hàng thủy sản 151.680 172.561 222.571 313.760 371.190

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn năm 2013 là 5.194 nghìn đô la Mỹ tăng thêm 1.037 nghìn đô la Mỹ so với năm 2012 tương đương tốc độ tăng trưởng là 24,95%. Hàng hóa nhập khẩu của tỉnh chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng và hình thức xuất khẩu chủ yếu là ủy thác. Nếu so với giá trị xuất khẩu của tỉnh thì giá trị nhập khẩu chỉ chiếm 1,36% trong tổng giá trị xuất và nhập khẩu của tỉnh, điều đó cho thấy Bạc Liêu là một tỉnh có khả năng xuất khẩu hàng hóa lớn. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là gạo và thủy sản động lạnh, đây cũng chính là các sản phẩm chủ lực của tỉnh cần được chú trọng đầu tư và phát triển.

Bảng 3.13: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

Đơn vị tính: Nghìn đô la Mỹ

2009 2010 2011 2012 2013

Hàng hóa khác 2.957 3.246 3.771 4.157 5.194

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013)

Tuy Bạc Liêu là tỉnh chưa phát triển, đời sống vật chất của người dân còn khó khăn và nhiều thiếu thốn, thế nhưng tại đây là có nhiều giai thoại và di tích nổi tiếng được nhiều người biết đến. Hàng năm tại đây có rất nhiều khách đến tham quan và lưu trú cụ thể là năm 2013 có 166.718 lượt khách đến tham quan (theo niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2013) trong đó có 165.535 lượt khách quốc tế. Số lượt khách qua các năm (bảng 3.14) ngày càng tăng, điều này thể hiện Bạc Liêu ngày càng là một điểm đến nổi bật của nước ta, chính sách đầu tư và phát triển cho ngành du lịch của tỉnh ngày càng được chú trọng và nâng cao. Bạc Liêu hứa hẹn sẽ là nơi có nhiều địa điểm tham quan du lịch đặc trưng của vùng đất giáp biển đông.

Bảng 3.14: Số lượt khách du lịch tại tỉnh Bạc liêu qua các năm Khách trong nước

(lượt người)

Khách ngoài nước (lượt người)

Số ngày khách do các cơ quan lưu trú phục vụ (ngày)

2009 67.287 9.003 10.695

2010 80.071 10.714 110.847

2011 88.282 12.093 110.985

2012 117.930 15.290 134.119

2013 150.487 16.231 165.535

Một phần của tài liệu phân tích kênh phân phối muối ăn của diêm dân tỉnh bạc liêu (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)