PHÂN TÍCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN GIỮA CÁC TÁC NHÂN

Một phần của tài liệu phân tích kênh phân phối muối ăn của diêm dân tỉnh bạc liêu (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 PHÂN TÍCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN GIỮA CÁC TÁC NHÂN

Qua 2 bảng số liệu 4.44 và 4.45 thì ta có thể nhận thấy lợi nhuận và chi phí của các đối tượng khác nhau là khác nhau. Về tổng chi phí và doanh thu, trong các tác nhân tham gia kênh thì nhà bán lẻ là người phải bỏ vốn cao nhất để mua 1kg sản phẩm đầu vào. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc

2,03%

Diêm dân

Nhà bán lẻ lớn 56,89%

41,08%

72,78%

17,36%

27,22%

1,51%

79,24%

1,89%

56,28%

43,72%

Thương lái nhỏ

Thương lái lớn

Nhà chế biến

Người tiêu dùng

Xuất khẩu

Nhà bán lẻ nhỏ 100%

nhà bán lẻ chịu chi phí cao nhất trong quá trình phân phối. Bởi vì khi phân tích về tình hình tiêu thụ muối của các tác nhân tham gia phân phối thì tác giả nhận thấy nhà bán lẻ không hề tốn nhiều chi phí cho việc kinh doanh muối, thể hiện qua chi phí marketing của tác nhân. Chi phí marketing của tác nhân nhà bán lẻ chỉ là 113,62 đồng/1kg sản phẩm, là tác nhân tốn ít chi phí nhất để tiêu thụ sản phẩm. Nhưng đồng thời tác nhân nhà bán lẻ cũng là tác nhân có mức lợi nhuận cao nhất trong tổng số lợi nhuận trong phân phối lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận của nhà bán lẻ là 69,97%. Tính trên mỗi kg muối bán ra lợi nhuận thu về của nhà bán lẻ là 1.640,14 đồng. Tỷ suất lợi nhuận là 0,32. Nghĩa là với một đồng vốn bỏ ra thì nhà bán lẻ thu được 0,32 đồng lợi nhuận.

Đầu tư lớn thì sẽ mang lại lợi nhuận nhiều. Thật đúng như vậy, thương lái lớn là tác nhân có vốn đầu tư nhiều nhất và có lợi nhuận cao nhất trong chu kỳ kinh doanh năm. Xét trên đơn vị là 1kg sản phẩm thì vốn đầu tư để bán được 1 kg sản phẩm của thương lái lớn là 1.168,29 đồng và lợi nhuận đạt được là 291,31 đồng/kg. Chiếm 12,43% tỉ lệ lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận của tác nhân này là 0,23. Tức là nếu đầu tư 1 đồng vốn thì tác nhân này sẽ thu về 0,23 đồng lợi nhuận.

Bảng 4.44: Kết quả hoạt động kinh doanh của các tác nhân kênh phân phối tính trên 1kg muối

Đơn vị tính: Đồng

Các tác nhân Tổng chi phí Doanh thu Lợi nhuận Tỉ lệ (%)

Diêm dân 859,25 1.041,11 181,86 7,76

Thương lái nhỏ 1.235,62 1.466,47 230,84 9,85

Thương lái lớn 1.268,29 1.559,60 291,31 12,43

Nhà bán lẻ 5.159.07 6.799,24 1.640,17 69,97

Tổng cộng 7155,53 9099,68 2.344,18 100

(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014)

Lợi nhuận và chi phí của thương lái nhỏ chênh lệch không nhiều so với thương lái lớn. Lợi nhuận của thương lái nhỏ chiếm 9,85% tỉ lệ lợi nhuận chung. Tỷ suất lợi nhuận là 0,19. Nghĩa là khi thương lái nhỏ bỏ ra một đồng vốn đầu tư thì sẽ thu về 0,19 đồng lợi nhuận.

Trong tất cả các tác nhân tham gia kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp thì người nông dân luôn hưởng lợi ích ít nhất. Không khác nhiều so với mặt bằng chung, tác nhân diêm dân trong kênh phân phối hưởng lợi nhuận khá

ít trong khi phải bỏ nhiều công sức để sản xuất sản phẩm lại cao. Vốn đầu tư của diêm dân để sản xuất ra một kg sản phẩm là 859,25 đồng, doanh thu là 1.1041,11 đồng, nhưng lợi nhuận chỉ là 181,86 đồng. Tỉ lệ lợi nhuận của diêm dân chỉ là 7,76 %. Là tác nhân chịu rủi ro cao nhưng tỉ lệ lợi nhuận trong tổng thể lại khá ít. Một phần thuận lợi của nghề sản xuất muối đó là chi phí sản xuất khá thấp, nguồn nguyên liệu chủ yếu của người dân chỉ là nước biển, nguồn nguyên liệu dồi dào và chỉ tốn chi phí “vận chuyển” về sản xuất. Vì thế tỷ suất lợi nhuận/chi phí của tác nhân diêm dân cũng ở mức khá cao đạt 0,21 lần.

Chi phí marketing của các tác nhân tham gia kênh (bảng 4.46) có sự khác biệt. Đối với thương lái lớn và thương lái nhỏ thì chi phí của họ gần bằng nhau, nguyên nhân là do các khoảng chi phí của họ trong kinh doanh muối gần như nhau, hình thức kinh doanh cũng khá tương tự. Ở họ chỉ khác nhau về số lượng tiêu thụ và hình thức tiêu thụ.

Sự phân phối lợi nhuận của các tác nhân tham gia kênh phân phối rất không đồng đều vì những nguyên nhân khách quan. Nhưng ở mặt bằng chung thì hoạt động kinh doanh và sản xuất của họ rất có hiệu quả.

Hệ số hiệu quả marketing = doanh thu marketing/chi phí marketing. Hệ số hiệu quả lớn hơn 01 thì marketing có hiệu quả và ngược lại. Hệ số này càng lớn, hiệu quả marketing càng cao.

Sau khi tính toán thì ta được hệ số markting của sản phẩm muối tại tỉnh Bạc Liêu là 4,96. Qua đây ta thấy hiệu quả marketing muối đạt hiểu quả rất cao. Qua các giai đoạn phân phối thì giá sản phẩm càng cao, nhưng kèm theo đó là lợi nhuận và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt.

Bảng 4.45: So sánh chi phí và lợi nhuận của các thành viên tham gia kênh phân phối muối ăn tỉnh Bạc Liêu tính trên 1 kg muối Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014) Các tác nhân Giá mua Giá bán Marketing

biên tế

Chi phí marketing

Lợi nhuận biên tế

Tỷ suất lợi nhuận

Tổng chi phí

Lãi suất (%)

Tiền lãi nếu gửi tiết kiệm

Diêm dân 859,25 1.041,11 0 0 181,86 0,21 859,25 0,095 81,63

Thương lái nhỏ 1.016,99 1.466,47 449,48 218,63 230,84 0,19 1.235,62 0,095 117,38 Thương lái lớn 1.054,13 1.559,6 505,47 214,16 291,31 0,23 1.268,29 0,095 120,49 Nhà bán lẻ 5.045,45 6.799,24 1.753,79 113,62 1.640,17 0,32 5.159,07 0,095 490,11 Tổng cộng 7.116,57 10.866,42 2.708,74 546,41 1.944,15 0,64 7.155,53 0,285 809,61

Tóm tắt chương 4

Qua kết quả phân tích các thành viên tham gia kênh phân phối chúng ta có thể thấy, hiện tại kênh phân phối hoạt động đã mang lại hiệu quả tiêu thụ tốt cho sản phẩm (hệ số marketing của kênh là 4,96), nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các hạn chế này làm giảm đi hiệu quả hoạt động của kênh và giá trị của sản phẩm. Đối với từng thành viên trong kênh thì họ có những khó khăn khác nhau trong quá trình hoạt động, nhưng nhìn chung kênh phân phối muối ăn của tỉnh Bạc Liêu hoạt động khá liền mạch và chủ yếu ở khâu xuất khẩu muối ra thị trường nước ngoài. Với những đặc điểm khác nhau, các thành viên tham gia kênh đã tạo ra vị thế khác nhau cho mình trong hoạt động chung của kênh.

Đối với diêm hộ: Đa số các diêm hộ điều có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, tuy trình độ học vấn không cao, thế nhưng họ rất có tinh thần học hỏi và chịu khó trong việc tìm hiểu thông tin thị trường. Cơ sở vật chất và kỹ thuật sản xuất của các diêm hộ còn khá hạn chế. Công, dụng cụ còn thô sơ, sản xuất theo phương thức thủ công còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hình thức sản xuất.

Đối với các trung gian: Chịu chi phí cao hơn so với diêm hộ, vì thế lợi nhuận của họ cũng nhiều hơn. Tuy nhiên trong quá trình tiêu thụ họ cũng gặp rất nhiều khó khăn, những khó khăn này một phần do tự họ tạo nên, một phần do thị trường tạo ra. Tất cả các trung gian được phân tích đều kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, tuy vậy địa bàn hoạt động của họ rộng lớn và trên cơ bản họ đã hoàn thành chức năng của mình trong kênh phân phối.

Đối với người tiêu dùng: Tại thời điểm điều tra thì người tiêu dùng rất dễ chấp nhận sản phẩm. Họ không hề phàn nàn về giá hay chất lượng muối hiện tại. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân kinh doanh muối trong việc kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh sự dễ dàng chấp nhận sản phẩm thì họ vẫn có những đòi hỏi nhất định về sản phẩm như giấy chứng thực của các chuyên gia, địa điểm mua thuận lợi… Những điều này vẫn nằm trong giới hạn hoạt động của các tác nhân trung gian.

Sự phân bổ lợi nhuận của các tác nhân tham gia kênh phân phối không đồng đều. Tác nhân hưởng lợi ích nhiều nhất khi tiêu thụ được 1kg muối đó là nhà bán lẻ, kế tiếp là thương lái lớn, thương lái nhỏ và diêm dân. Sự khác biệt nhau về lợi nhuận khi bán hàng của các thành viên là do chi phí hoạt động của họ khác nhau.

Một phần của tài liệu phân tích kênh phân phối muối ăn của diêm dân tỉnh bạc liêu (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)