Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối

Một phần của tài liệu phân tích kênh phân phối muối ăn của diêm dân tỉnh bạc liêu (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MUỐI ĂN CỦA TỈNH BẠC LIÊU

5.2 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.2.2 Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối

Bảng 5.1 : Ma trận SWOT kênh phân phối muối ăn tỉnh Bạc Liêu ĐIỂM MẠNH (S)

1. Các đối tượng tham gia kênh có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động

2. Sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm 3. Xây dựng được thương hiệu chỉ dẫn địa lý muối Bạc Liêu

ĐIỂM YẾU (W)

1. Trình độ học vấn của các đối tượng tham gia kênh còn thấp 2. Tình trạng sản xuất còn manh mún, phân tán theo quy mô hộ gia đình

3. Chưa thực hiện tốt công tác tập huấn kỹ thuật.

4. Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển

5. Yếu về chế biến và xuất khẩu muối

CƠ HỘI (O) 1. Thuận lợi về điều kiện tự nhiên

2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

3. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp 4. Có điều kiện tiếp cận những tiến bộ công nghệ hiện đại

S1+O3,O4: Nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn

S1,S2,S3+O2,O3:

Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ rộng khắp, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu muối Bạc Liêu góp phần xây dựng thương hiệu muối quốc gia.

W1,W3+O3: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh.

W2,W4+O2,O4: Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.

W5+O3,O4: Hỗ trợ vốn cho các công ty chế biến nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm muối chế biến.

ĐE DỌA (T) 1. Sự canh tranh của thị trường hội nhập.

2. Các sản phẩm thay thế trên thị trường đang phát triển.

3. Chi phí sản xuất ngày càng cao.

S2,S3+T1: Xúc tiến thương mại thông qua việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng này.

S1,S2,S3+T2,T3:

Củng cố và phát triển chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trên thị trường.

W2+T2,T3: Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất và các tổ chức nhằm bảo đảm quyền lợi người sản xuất muối.

W5+T1,T2: Đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm.

W2,W3,W5+T1,T2,T3:

Liên kết sản xuất với tiêu thụ để tăng khả năng cạnh tranh.

5.2.2.1 Giải pháp đối với hoạt động sản xuất

Thông qua việc phân tích ma trận SWOT tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kênh phân phối muối ăn tại tỉnh Bạc Liêu như sau:

 Nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn về sản xuất muối của các diêm hộ. Đồng thời xây dựng các mô hình canh tác hợp lý nhằm tận dụng tối đa diện tích đất canh tác. Khi người dân được tập huấn thì chất lượng muối họ tạo ra sẽ cao hơn.

Tình hình chung của các vùng sản xuất muối tỉnh Bạc Liêu đó chính là thiếu cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Điều này khiến cho địa phương không có các nhận định rõ ràng về tình hình sản xuất, nên khó có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho người sản xuất để tránh hoặc đối phó với các rủi ro. Địa phương cần đào tạo cán bộ cán bộ kỹ thuật.

 Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện tại do người dân chỉ sử dụng các dụng cụ thô sơ phục vụ cho quá trình sản xuất. Vậy nên cần phát triển các dụng cụ sản xuất của các diêm dân lên mức độ mới, hoặc có thể tham khảo và nhập các loại máy móc hiện đại nước ngoài để giúp diêm dân ít tốn sức người hơn cho quá trình sản xuất.

 Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất và các tổ chức bảo đảm quyền lợi người sản xuất muối. Như đã phân tích thì diêm dân là tác nhân hưởng lợi ích ít nhất trong kênh phân phối. Sự thụ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ khiến cho các diêm hộ nằm về thế yếu, vì thế để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người sản xuất muối cần có một tổ chức chuyên trách về muối tại các địa phương. Tổ chức này không chỉ gắn kết những hộ sản xuất muối lại với nhau mà còn có thể là nơi thu mua (tính chất như là vựa muối) muối với giá hợp lý và có khả năng gối đầu (trả trước chi phí sản xuất) cho các hộ sản xuất. Nếu thành lập được tổ chức này thì người dân sẽ rất an tâm tập trung vào việc sản xuất muối.

 Củng cố và phát triển chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trên thị trường. Đối với biện pháp này thì cần có sự phối hợp của cả người sản xuất, người trung gian và công ty chế biến. Bên cạnh đó chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng ảnh hưởng đến điều này. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào người sản xuất, nhưng sản phẩm sẽ bị biến thể nếu không có sự bảo quản tốt của thương lái và sẽ khó đến tay nhà chế biến khi không có đối tượng này. Nhà chế biến là nhân tố cuối cùng để tạo ra chất lượng hoàn hảo nhất cho sản phẩm, tại đây các loại muối khác nhau sẽ được chế biến theo các cách thức khác nhau để cho ra đời sự đa dạng lựa chọn của người tiêu dùng.

Hiện tại do các cơ sở sản xuất, thu mua và chế biến muối còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu về kỹ thuật, công cụ tiên tiến và vốn đầu tư. Các vấn đề này đều nằm trong khả năng đáp ứng được của tỉnh nhà.

5.2.2.2 Giải pháp đối với hoạt động tiêu thụ

 Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh cho các đối tượng tham gia kênh phân phối. Đúng như vậy, không chỉ riêng thương lái và nhà bán lẻ mới cần qua đào tạo kỹ năng kinh doanh, mà diêm dân cũng vậy.

Khi các tác nhân nắm rõ hơn các quy luật về cung cầu của thị trường, các nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó thì họ sẽ tự nhận thấy vai trò của bản thân trong kênh phân phối, từ đó họ sẽ ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.

Nếu thực hiện được điều này thì không chỉ các đối tượng tham gia kênh được thụ lời mà cả kinh tế của chính quyền địa phương cũng dần đi vào ổn định.

 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ rộng khắp, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu muối Bạc Liêu góp phần xây dựng thương hiệu muối quốc gia. Một mục tiêu lớn nên đề ra đối với ngành muối không riêng của tỉnh Bạc Liêu, mà của cả nước đó chính là xây dựng thương hiệu muối quốc gia.

 Hỗ trợ vốn cho các công ty chế biến nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm muối chế biến. Như đã phân tích thì nhà chế biến là tác nhân cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng muối chế biến được tạo ra. Nhưng hiện tại các nhà chế biến muối của tỉnh Bạc Liêu hoạt động còn kém hiệu quả, dẫn đến chất lượng muối chưa thật sự tối ưu. Tuy các công ty chế biến muối đã đề ra các mục tiêu để phát triển nhưng vẫn chưa đạt được như ý muốn. Và một vấn đề các công ty rất cần sự quan tâm của nhà nước đó chính là hỗ trợ thêm vốn và có những chính sách ưu đãi với ngành muối. Thị trường cạnh tranh ngày càng nhiều vì thế các nhà chế biến cần phải đa dạng hóa các mặt hàng của mình nhằm đối phó với tình trạng người tiêu dùng “có mới nới cũ”.

 Xúc tiến thương mại thông qua việc xây dựng thương hiêu cho mặt hàng này. Hiện tại sản lượng muối hàng năm của nước ta rất cao và đang có nhu cầu xuất khẩu. Quá trình hội nhập đã tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta giao lưu rộng rãi với các quốc gia trên thế giới. Và để sản phẩm muối được các nước bạn để ý đến thì trước tiên sản phẩm phải có chất lượng. Chúng ta phải xây dựng được thương hiệu muối chất lượng tầm cở quốc gia, đầu tư vào các thiết bị cần thiết để chế biến muối đạt chất lượng, được như vậy thì muối của nước ta mới có thể tham gia vào thị trường muối của thế giới. Đây là một vấn đề cần sự nỗ lực chung của toàn thể cá nhân và tập thể, cần thật sự được quan tâm và thực hiện.

 Liên kết sản xuất với tiêu thụ để tăng khả năng cạnh tranh. Để tạo ra một hệ thống kênh phân phối toàn diện thì các tác nhân tham gia kênh cần có sự liên kết chặt chẽ. Từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và tiêu thụ. Các tác nhân phải biết được tình hình hoạt động của nhau nhằm kịp thời có những biện pháp hữu ích để ứng phó các rủi ro. Để làm được điều này, nhất thiết chính quyền địa phương cần xây dựng được hệ thống thông tin toàn diện, cập nhật các thông tin kịp thời giúp cho các tác nhân có thể nắm bắt thông tin mọi lúc.

Để làm được điều này chính quyền địa phương cần xây dựng một hệ thống thông tin xuyên suốt và đáng tin cậy.

Với những giải pháp nêu trên, tác giả tin rằng sẽ giải quyết được những khó khăn đang tồn tại của các tác nhân tham gia kênh phân phối. Với những giải pháp này kênh phân phối sẽ hoạt động tốt hơn và mang lại hiệu quả hơn.

Nhưng để làm được những điều này không chỉ cần sự góp sức của các thành viên trong kênh mà còn cần cả sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành muối của tỉnh phát triển.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích kênh phân phối muối ăn của diêm dân tỉnh bạc liêu (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)