Sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người gắn liền với khả năng tạo lập, phát triển và ổn định các mối giao tiếp với những người khác. Theo logic của cuộc sống, nhờ tương giao với mọi người? chúng ta được giáo dục và phát triển về ngôn ngữ, các kỹ năng xử sự trong đời sống và tuân thủ một cách sáng tạo các khuôn mẫu thích hợp với sự mong đợi của xã hội, phù hợp với nền văn hoá chung.
1. Nền tảng của nền văn minh của mọi xã hội chính là khả năng nhân loại sống hợp tác và hoà hợp với nhau, cùng nhau hoạt động, mưu cầu lợi ích chung, hướng tới đạt các mục tiêu chung
Xã hội phát triển, ngày càng trở nên phức tạp; khoa học và kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu xây dựng các mối tương quan xã hội và giao tiếp càng trở nên cấp bách (cả ở dạng trực tiếp lẫn gián tiếp qua các phương tiện kỹ thuật), vì vậy ý nghĩa nhân văn cũng được nâng cao lên và trở nên sâu sắc thêm.
Thiếu sự giao lưu, giao tiếp, thiếu sự phối hợp ăn ý, đồng bộ chúng ta sẽ không thể thực hiện được các mục tiêu cần thiết. Nhân loại trong thực tế giành khá nhiều công sức trí tuệ, thời gian cho công việc này mà với tư cách cá nhân riêng lẻ chúng ta không thể hoàn thiện.
Trong mọi quan hệ, mọi hoạt động, để đạt lợi ích chung, chúng ta cần phải chia sẻ với nhau về mọi phương diện, mọi vấn đề, trao đổi và giúp đỡ lẫn
nhau cả về tri thức và tài nguyên và cùng nhau làm việc. Tìm ra cách sống hoà hợp, cùng suy nghĩ, cùng hoạt động với những cam kết thích hợp, chúng ta sẽ có chung tiếng nói, có cùng cách ứng xử để tạo ra cơ hội hoạt động vì lợi ích chung, cùng nhau góp công, góp sức, tài nguyên và thời gian, tài chính… để cùng tạo nên sức mạnh và cuộc sống hạnh phúc, hài hoà.
Điều đó khẳng định rằng xã hội càng phát triển với phương thức hoạt động càng đa dạng, phức tạp hơn nhưng tất cả các thành viên trong xã hội chúng ta vẫn tuỳ thuộc trong tương tác chung giữa người và người ngày càng chặt chẽ. Do đó việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng cho mỗi người về giao tiếp nhằm duy trì và tăng cường hiệu quả trong quan hệ giữa người với người chắc chắn không hề giảm ý nghĩa, tác dụng của nó. Có thể rút ra nhận xét khái quát rằng mọi xã hội dù phát triển và hoạt động phức tạp đến đâu vẫn phải dựa trên hệ thống hợp tác rộng lớn các nhu quan hệ giữa người và người được duy trì nhờ sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân.
Một xã hội công bằng, văn minh, về thực chất, dựa trên sự gắn bó giữa người với người, dựa trên sự thông cảm, thương mến, gắn bó giữa các thành viên.
Con người – với tư cách là con người xã hội, trong đó mọi nỗi niềm hạnh phúc, sự tự hoàn thiện luôn luôn phụ thuộc vào khả năng thực tế có thể xây dựng quan hệ tốt đẹp và hiệu quả với người khác. Sự khao khát tình thương yêu sự cảm thông trong mọi quan hệ trong một xã hội phát triển cao (về khoa học – kỹ thuật và công nghệ, chứng tỏ tính quy luật của vấn đề này.
Điều làm cho chúng ta càng mang giá trị nhân bản hơn chính là nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu quan hệ và tác động lẫn nhau giữa người và người.
Nếu các quan hệ này ngày càng thể hiện, phản ảnh các “tính người” như lòng nhân hậu, thái độ dịu dàng, tình yêu trong sáng, sự nhạy cảm vôi hạnh phúc của người khác, thì sự quan tâm săn sóc, đáp ứng đòi hỏi lành mạnh của mọi người chính là các nội đung, yêu cầu bên trong của các mối quan hệ giao tiếp.
2. Phẩm chất và số lượng của các mối tương quan giữa con người với nhau tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và kỹ năng giao tiếp
Như vậy dù xã hội phát triển, đạt trình độ công nghệ và kỹ thuật đến đâu đi chăng nữa, con người vẫn rất cần có được sự hiểu biết và kỹ năng xây dựng duy trì các mối quan hệ giao tiếp trực tiếp trọn vẹn, đa dạng và phong phú trong đời sống đời thường.
3. Giao tiếp là con đường tự khẳng định và tự thể hiện
Nền văn hoá chung của nhân loại cũng văn hóa riêng của từng dân tộc đang bị sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho biến dạng, rạn nứt ở nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, xu thế chung của sự phát triển xã hội ngày nay cho thấy nền văn hoá đương đại dường như đang thay đổi mạnh mẽ, đi từ xu hướng thiên về giá trị vật chất chuyển dần sang xu hướng tự thể hiện, để cao tính tự chủ, tự khẳng định của mỗi người.
Xu hướng đi từ nhấn mạnh sự độc lập, riêng biệt của cá nhân đồng thời dần dần chuyển sang sự kết hợp và phụ thuộc lẫn nhau không chỉ ở mức cá nhân – cá nhân mà ở các cấp độ cao hơn (cá nhân – xã hội, quốc gia – quốc tế); là khuynh hướng vừa giao tiếp, hội nhập lại vừa khẳng định bản sắc độc đáo riêng biệt của từng dân tộc, quốc gia cũng đang dần thể hiện rõ nét. Cuộc sống theo quy luật khách quan của nó đòi hỏi từng cá nhân phải góp phần bổ sung, tạo nên sự phức hợp, đa dạng, phong phú của cộng đồng và ngược lại, xã hội, cộng đồng phải tạo ra môi trường, điều kiện cho những cái riêng, cái độc đáo (hợp lý) tồn tại và phát triển.
Như vậy có nghĩa là các giá trị xã hội của chúng ta dường như đang hướng tới việc nhấn mạnh việc tự thể hiện và phát huy tối đa tiềm năng nhân cách của mỗi người. Trong xã hội mới năng động và phát triển, tính di động xã hội đã trở thành đặc trưng, thành ấn tượng đặc sắc của mỗi thành viên và thông qua quá trình này, chúng ta tự hoàn thiện mình. Các quan hệ chỉ có giá trị vững bền tương đối, cái cũ luôn luôn được di chuyển, thay thế bằng mới.
Sự thay thế, chuyển hoá đó tạo ra tình huống: luôn luôn có các quan hệ mới xuất hiện và chúng ta luôn có nhu cầu hoàn thiện các mối quan hệ đó, làm cho nhân cách của mỗi người cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Các nhà tâm lý học lạc quan tin tưởng rằng trong tâm hồn chúng ta, mỗi người luôn luôn có dự cảm về sự thúc giục thể hiện các tiềm năng mới mẻ của cá nhân, làm phong phú thêm cho cuộc sống chung. Đó chính là nhu cầu của sự tự thể hiện; điều đó vừa đòi hỏi sự chọn lựa tinh tế giữa cái quá khứ và cái hiện tại, vừa yêu cầu phát huy hợp lý mọi cái hợp lý trong điều kiện thời gian và không gian để qua đó tự khẳng định mình.
Trong giao tiếp, sự phát triển hợp lý đòi hỏi phải hướng về tường lai, rũ bỏ quá khứ lạc hậu ám ảnh bản thân, không hoài cổ và biết liên kết các nguyện vọng, ước mơ về tương lai với mục tiêu hiện tại một cách thực tế nhất. Nhiều cứ liệu cho thấy sự tự thể hiện cũng tuỳ thuộc vào tính chất tự lập của mỗi người. Trong đời thường, có người thiên về hướng nội, lại có người thiên về hướng ngoại (thiên về người khác). Những người hướng nội thiên về các giá trị có tính nguyên tắc, tiếp thu từ thuở thiếu thời, rất khó thay đổi khi hoàn cảnh đổi thay. Trái lại với người hướng ngoại thường tiếp thu sự hướng dẫn hay ảnh hưởng từ những người mà họ quan hệ và dễ đàng chấp nhận những gì cần thiết để được người khác chấp nhận mình. Người tự lập phải vượt lên trên các nhược điểm trên, thoát ra khỏi mọi giá trị cũ, cứng nhắc, biết chọn lọc, phát huy sáng tạo các yếu tố hợp lý, vận dụng một cách uyển chuyển các giá trị và các nguyên tắc nhằm hành động phù hợp với yêu cầu và thực trạng của công việc và hoàn cảnh đặt ra.
Điều kiện về thời gian và tính tự lập của một con người tự thể hiện có quan hệ biện chứng với nhau; con người phải dựa và phát huy truyền thống nhưng lại hướng hành động vào hiện tại và tương lai, vào sự tự học, tự hoàn thiện, tìm ra cách thức tự biểu lộ, tự khẳng định mình trong cuộc sống. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người tự hoàn thiện mình trong mối tương giao với những người khác trên cơ sở tự lập – tự do không chỉ với giá trị có tính nguyên tắc, chuẩn mực mà còn đòi hỏi con người phải biết cách đáp ứng thích ứng, với các nhu cầu, yêu cầu mới của mọi người, của xã hội trong trạng thái luôn luôn vận động và phát triển. Muốn vậy, chúng ta phải học cách làm chủ thời gian.
Các kỹ năng giao tiếp của chúng ta chính là nền tảng cho sự tự thể hiện của mỗi con người. Mọi thành công trong cuộc sống, mọi hạnh phúc của cá nhân
– dù có nguồn gốc sâu xa đến đâu chăng nữa thì kỹ năng giao tiếp vẫn là các cốt yếu không thể thiếu, cần cho việc duy trì các mối liên hệ, quan hệ cần thiết cho sự tạo lập hạnh phúc cá nhân, phúc lợi xã hội và tất nhiên là con đường để chúng ta tự thể hiện mình một cách vững chắc nhất.