E. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TRUYỀN TIN TRONG GIAO TIẾP
III. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP XÉT TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ
Trong các công trình nghiên cứu gần đây, có tác giả nhấn mạnh đến nguồn gốc “văn hoá làng” và ảnh hưởng to lớn, sâu sắc của nó đối với đời sống văn hoá thời đại. Cho đến nay, 80% nhân dân ta vẫn lao động và sống ở nông thôn, và như trên đã nói, hầu hết trí thức và các tầng lớp khác cũng có nguồn gốc từ nông thôn.
Theo Phan Đại Doãn (1994) thì điểm nổi bật trong “văn hoá làng” là cách ứng xử theo tục lệ, cũng có nghĩa là theo tâm.
Người ta quan hệ, giao tiếp với nhau, ứng xử trong mọi hoạt động mang tính chất cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình, gia tộc, tin nhau là chính mà không cần khế ước kiểu phương Tây, do quen thân, biết rõ tung tích, nguồn gốc tổ tiên của nhau… Chính vì vậy mà hình thành lối sống theo
“lệ làng”, vừa đề cao tính cộng đồng, nhưng mặt khác lại rất cục bộ và như vậy dễ đi đến thiếu tính kỷ cương, lấy quan hệ văn hoá thay cho quan hệ kinh tế – luật pháp.
Trong quan hệ ứng xử, giao tiếp, theo truyền thống, dân ta coi trọng tuổi tác (các bô lão, tiên chỉ…) và quan trường và học vị (tước, chức…).
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, “cá nhân bị hoà vào cộng đồng, lợi ích vật chất và tinh thần của từng người phải gắn với lợi ích của tập thể, nhất
là những làng xã có nhiều ruộng đất công và chế độ quan điền chi phối.
Người nông dân bị lệ thuộc vào làng xã càng nặng nề, thì kinh nghiệm cuộc sống và phương pháp tư duy chủ yếu là trung hoà. Trung hoà là sự kết hợp hợp lý thống nhất giữa các yếu tố, các điều kiện khác nhau…
… Phương thức tư duy trung hoà đã tạo ra những hành động, hành vi nhằm đưa tới sự ổn định giữa người trong gia đình, họ hàng, trong làng xã.
Như vậy là tính cộng đồng, hoà hợp và thích nghi (thậm chí thụ động, chịu đựng) trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, trong cộng đồng… Lối sống vì nghĩa, vì tình là rất nặng nề… Tất cả sẽ được phản ánh và chi phối trong cách giao lưu, giao tiếp của người Việt với bên ngoài, bên cạnh các yếu tố mới phù hợp với yêu cầu giao tiếp, ứng xử trong xã hội hiện đại.
Văn hoá giao tiếp.
Bất cứ người nào, dân tộc nào cũng phản ánh trình độ văn hoá chung và văn hoá giao tiếp của dân tộc, của xã hội của mình qua quan hệ và hành vi. Một hành vi giao tiếp có văn hoá là hành vi phù hợp với phong tục tập quán, lối sống của một xã hội và những giá trị văn hoá chung của nhân loại.
Như vậy là hoạt động giao tiếp luôn luôn gắn với văn hoá, đạo đức của xã hội và luôn luôn tiếp cận, kế thừa tinh hoa của văn hoá, đạo đức tiến bộ của nhân loại.
Dân tộc nào cũng gián tiếp hoặc trực tiếp thể hiện bản sắc và truyền thống văn hoá đạo đức của dân tộc mình trong tiến trình phát triển và tiến bộ xã hội theo xu thế hội nhập với giá trị văn hoá chung của nhân loại tiến bộ.
Tóm lại văn hoá giao tiếp của một dân tộc, một xã hội được thể hiện thông qua các hoạt động, các quan hệ xã hội, biểu hiện tập trung ở các phong tục tập quán, lối sống và truyền thống văn hoá chung của dân tộc mình.
Trong thế giới “mở”, sự giao tiếp có tính quốc tế ngày càng mở rộng, sự giao lưu văn hoá ngày càng phát triển, tất nhiên nhân loại cùng tìm ra những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quy ước chung có tính phổ quát, được mọi quốc gia, dân tộc thừa nhận và xem là các nguyên tắc chung trong sự giao tiếp. Trong quan hệ quốc tế – nhất là công tác ngoại giao, nước nào cũng phải tuân thủ (tất nhiên trong chi tiết, phong cách vẫn có thể vận dụng
sáng tạo theo cách của dân tộc mình, miễn là về tổng thể, không trái với nguyên tắc chung như:
Tính văn hoá, – Tính đạo đức, – Tính thẩm mỹ,
– Kết hợp hài hoá tính dân tộc và tính nhân loại (trong đó vừa giữ nét đẹp truyền thống vừa mang tính cách tân hiện đại…). Có tác giả còn nhấn mạnh tính khoa học với nội dung là “nội dung, hình thức, phương pháp giao tiếp phải phù hợp với mục đích và tính chất giao tiếp… (Trần Tuấn Lộ – 1995).
Ngày nay sự bùng nổ về thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và kinh tế đã và đang thúc đẩy sự hội nhập vào đời sống chung của nhân loại lại càng làm cho giao tiếp có ý nghĩa quan trọng không riêng gì với con người Việt Nam. Vì thế trong xu thế hội nhập, sự xích lại gần nhau, bên cạnh việc giữ gìn bản sắc dân tộc và những giá trị truyền thống là sự kết hợp, tích hợp giữa các giá trị chung bởi lẽ, xét cho cùng nền tảng của mọi nền văn minh và xã hội là khả năng loài người hợp tác với nhau và phối hợp hành động để hoàn thành các mục tiêu chung. Xã hội càng phát triển, càng phong phú đa dạng và càng được kỹ nghệ, công nghệ hoá nhiều hơn thì tất yếu nhu cầu quan hệ giữa con người – con người, xã hội xã hội mang tính nhân văn toàn cầu lại càng đặt ra bức bách, khẩn thiết hơn. Thông qua các mối quan hệ, giao lưu, giao tiếp chúng ta cùng hoạt động vì lợi ích chung, chia sẻ kiến thức, kỹ thuật, tài chính, tài nguyên, thực hiện các dự án (ví dụ bảo vệ môi trường; duy trì, nâng cao chất lượng cuộc sống…).
Dù muốn hay không, các thành viên trong từng cộng đồng, cùng một quốc gia hay toàn thế giới… vẫn phải tuỳ thuộc vào nhau, bắt buộc phải giao tiếp trong các mối quan hệ với nhau ngày càng chặt chẽ hơn. Vậy là dù muốn hay không, con người dù ở đâu, thuộc dân tộc nào cũng cần được trang bị kiên thức, thái độ và kỹ năng đúng đắn để hiểu nhau, có thể giao lưu, giao tiếp với nhau vì hạnh phúc chung. Mọi xã hội hiện đại vừa duy trì bản sắc, phong cách riêng, vừa thực hiện một hệ thống hợp tác rộng rãi trong mối
tương quan giữa người với người thông qua sự tác động thường xuyên giữa cá nhân với cá nhân.
Chủ nghĩa nhân văn ngày càng được hiểu đúng thấm đượm vào các quan hệ (qua các kiểu giáo dục và qua kinh nghiệm chung sống lâu đời), thúc đẩy chúng ta hướng tới hạnh phúc chung, và sự tự hoàn thiện. Tất cả lại tuỳ thuộc vào khả năng mỗi người xây dựng được quan hệ tốt đẹp với những người khác. Đây cũng chính là cái mà chúng ta quen gọi là “tính nhân loại”
cao cả, bao hàm trong đó: lòng nhân ái, sự tử tế, sự suy xét chín chắn, tính dịu dàng tế nhị, sự cảm động, sự quan tâm đáp ứng các yêu cầu chính đáng của nhau… Những nét tính cách như thô bạo, vũ phu, độc ác, hận thù, định kiên, thô lỗ trong giao tiếp ứng xử sẽ dần bị loại ra khỏi cuộc sống vì nó phi nhân bản, làm hỏng nhân cách, chà đạp lên hạnh phúc của con người.
Các phẩm chất trên (cả về số lượng và chất lượng) có được hay không phần lớn phụ thuộc vào các mối tương quan lành mạnh và kỹ năng giao tiếp của chúng ta. Có bản chất tốt đẹp chưa chắc đã có ngay các quan hệ tốt đẹp.
Phải có kỹ năng để xây dựng và duy trì các quan hệ tốt đẹp nhân bản và phong phú giữa người và người – nghĩa là mỗi người cần phải biết cách tự thể hiện mình một cách có văn hoá.
Sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong cơ chế thị trưởng đã đem lại sự phát triển kinh tế nhanh chóng, điều này đã tạo ra sự thay đổi về văn hoá theo hướng thực dụng, thiên về các giá trị vật chất.
Giáo dục và văn hoá sẽ tác động linh hoạt hơn với sự tự điều chỉnh của xã hội và con người, tạo ra sự hài hoà giữa các giá trị về vật chất và tinh thần.
Các nhà tâm lý học cho rằng trong mỗi con người, lương tri vẫn thức tỉnh, do đó có sự thúc đẩy con người (trong nội tâm) tự khẳng định, phát huy các tiềm năng nhằm tạo ra các quan hệ tốt đẹp hơn, làm cho cuộc sống hài hoà, hạnh phúc hơn.
Như vậy cũng có nghĩa là con người phải rèn luyện và phải học để biết tự chủ, biết sống tự lập hơn. Biết tự lập và biết lựa chọn, tự điều khiển một cách năng động; kế thừa những tinh hoa, phát huy những giá trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới để vươn tới những yêu cầu chân chính mà xã hội
thong đợi. Tự thể hiện chỉ có thể bộc lộ ra thông qua quan hệ giao tiếp với những người khác một cách tự tin, chủ động và làm chủ được thời gian.
Chính các kỹ năng giao tiếp mang bản sắc dân tộc, có tính truyền thống lại vừa tiếp cận oà hội nhập, tích hợp với các giá trị văn hoá chung của nhân loại sẽ bảo đảm cho sự duy trì các mối liên hệ với mọi người, bảo vệ hạnh phúc của chúng ta. Phong cách giao tiếp của người Việt hiện đại là vừa phải tiếp thu sáng tạo trong văn hoá – đạo đức và lối sống của dân tộc với các đặc trưng, các giá trị cốt lõi của nó, lại vừa phải phát triển phối hợp với những giá trị của nhân loại không trì trệ bảo thủ mà cũng không sa vào cực đoan, vô chính phủ.
Nhưng dù sao thì vẫn phải có tầm nhìn bao quát và ý thức một cách tinh tế những sự khác biệt về văn hoá trong giao lưu, giao tiếp với người khác, dân tộc khác…
Người Việt mình thiên về tế nhị, kín đáo trong giao tiếp ứng xử và nét tính cách ấy thấm vào mọi suy nghĩ: cử chỉ, hành vi. Nhưng nhiều dân tộc khác, nhất là người phương Tây thì ngược lại: họ bộc trực và biểu lộ thái độ, tình cảm khá thẳng thắn.
Theo Jin Tian (Người đưa tin UNESCO – 2/1994 – nhà nghiên cứu văn hoá, nhà báo, quốc tịch Ôxtrâylia) thì người Anh, theo tập quán văn hoá, khi được tặng vật phẩm gì, họ mở ngay trước mặt người tặng họ vì theo họ có xử sự như vậy mới là thật lòng, mới tỏ ra quan tâm đến thịnh tình của người tặng, nếu cứ lặng lẽ cất đi, khi khách về mới mở ra xem như cách xử sự của ta – theo họ là vụng về bất nhã, thậm chí là vô văn hoá. Còn người châu Á chúng ta nói chung không ai làm như vậy vì quan niệm làm thế là sỗ sàng, thiếu tế nhị và tất nhiên là vô văn hoá!
Người Âu nói chung, không thích kiểu chào hỏi khi gặp nhau mà lại “đi sâu quá vào đời tư của người được hỏi, ví dụ như kiểu chúng ta vẫn hồn nhiên hỏi nhau: “Anh (chị) đi đâu vậy?”, hoặc mới hỏi chuyện đã “Anh chị mấy cháu rồi?…”. Họ quan niệm kiểu giao tiếp ấy là có hàm ý soi mói, tọc mạch, bất lịch sự – không “tôn trọng đời tư, nhân quyền” của họ! Trái lại đối với dân
ta, cách hỏi ấy chỉ biểu lộ sự quan tâm sâu sắc đến bạn bè, hỏi như vậy chỉ biểu lộ cảm tình thân mật giũa bạn bè trong giao tiếp, ứng xử mà thôi.
Xét từ góc độ văn hoá, người châu Á hỏi là hỏi thực lòng, dù người trả lời chỉ trả lời chiếu lệ, hình thức cũng được, không ai trách nhau về chuyện đó. Người châu Âu, đôi lúc gặp nhau vội, chỉ chào qua loa, xin lỗi bỏ đi. Hầu hết dân Đông Nam Á xem thái độ ứng xử kiểu đó là “ít văn hoá”, nếu đối với người hơn tuổi, với bề trên còn bị xem là “lấc cấc” có ý miệt thị đối phương, đồng nghĩa với thái độ vô văn hoá.
Trong khi ăn uống, tiếp đãi, người châu Á cũng dễ bị người châu Âu hiểu lầm thái độ xử sự mà theo họ là quá ư “suồng sã”, thậm chí là “thô lậu”.
Khi khách vào chơi nhà, chúng ta thường lịch sự thời ngồi một cách đon đả “mời các vị an toạ”, hoặc “mời ngồi”… hoặc khi ngồi vào bàn tiệc, với thịnh tình chúng ta hay vội vã mời “mời các vị cầm đũa, nâng cốc”, “cứ ăn uống tự nhiên như khi ở nhà…”. Người châu Âu lần đầu rất khó chịu, cảm thấy gò bó, mất tự nhiên, mất thoải mái. Họ muốn được tự do, họ thích gì làm nấy, thích gì ăn nấy (thậm chí bữa tiệc họ chia thành suất, của ai người ấy dùng!).
– Trong văn hoá giao tiếp của chúng ta (ở phương Đông nói chung) chúng ta hành xử theo quy tắc “có đi có lại” – ví dụ khi tạm biệt, tặng quà nhau, đối với chúng ta nhận quà rồi chúng ta sẽ phải tặng lại cái gì đó tương đương. Nếu làm trái là “quỷnh” hoặc “tham”, cũng đồng nghĩa với sự kém hiểu biết về phong tục, tập quán.
Còn ở Anh, ở Úc và châu Âu nói chung, tặng quà tất nhiên là cách cảm ơn, tỏ tình cảm thế thôi! – không hề có hàm ý “có đi có lại”, và do đó thường họ nhận nhưng ít tặng lại cái gì, không quan tâm đến sự tặng lại. Nhiều khi mối quan hệ giao tiếp với họ, nếu ta không thông cảm, dễ cảm thấy “hẫng”, cảm thấy bị “xúc phạm” vì thái độ “nhạt nhẽo” ấy của Tây!
– Ngay cả khi thân thiện rồi mời nhau cũng vậy. Phong tục của ta khi được ai mời, ta có bổn phận “đáp lễ”; mời ăn, mời vui chơi lễ hội… tất thảy, bằng cách thức nào đó phải “đáp lễ” chu đáo trong thời gian ngắn nhất; hoặc vì lý do “tế nhị” nào đó ta phải có lời cáo lỗi không đến dự… nhưng thật ra là
nước tránh; chủ nhân có thể không hiểu song vẫn hài lòng. Người Đông phương nói chung rất trọng “sĩ diện”, họ giữ thể diện cho mình, cho gia tộc, cho bạn bè, thậm chí cả cho xóm làng! Họ cố hết sức không gây sự, làm mất lòng kẻ khác, tránh đưa nhau vào thế khó xử nhưng dù cho trong trường hợp nào vẫn tránh từ chối một cách cộc lốc, thô thiển “không!”.
Trả lời không, phủ định là thái độ phổ biến của người châu Âu khi họ không thích can dự, tham dự vào cái gì đó. Cách ứng xử ấy so với cách xử sự, đối ứng của ta là khó chấp nhận vì dễ gây phật ý, phật lòng, thiếu “hữu nghị” với bạn bè thân hữu.
Như vậy cũng có nghĩa là dù ta chỉ nói đến việc giao tiếp ứng xử nhưng để có cách đối ứng với mọi người, dù là ở môi trường nội địa hay tiếp xúc trên phạm vi quốc tế, để có thể giao tiếp, ứng xử có văn hoá phải học hỏi nhiều về văn hoá chung, bởi vì mọi hành vi hoạt động của chúng ta, xét cho cùng bắt nguồn từ trình độ học vấn, từ vốn văn hoá chung – nguồn gốc sâu xa của các yếu tố tạo nên nhân cách của mỗi cá nhân.
Kết luận chung
– Giao tiếp là con đường giúp chúng ta tự khẳng định được mình, khẳng định được vị thế, vai trò trong mối tương giao với mọi người. Tính chất tự thể hiện này hình thành nhờ vào sự quan hệ với người khác một cách chủ động, tự tin. Các kỹ năng qua giao tiếp của mỗi người là nền tảng của sự tự thể hiện, tự khẳng định mình. Nhờ xây dựng được mối tương giao với mọi người có hiệu quả, chúng ta tồn tại một cách gắn bó hữu ích với mọi người, sẽ có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với bạn bè, gia đình, xã hội và mở rộng ra là với nhân loại. Được xây dựng trên cơ sở văn hoá giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp có vai trò rất cốt yếu để con người duy trì mối quan hệ, liên hệ cần thiết cho hạnh phúc cá nhân, góp phần làm cho cuộc sống phong phú, đa dạng, có ý nghĩa và nhất là giúp chúng ta tự khẳng định, tự thể hiện mình trong cuộc sống chung.
Ngày nay, dân tộc ta mở rộng giao lưu quốc tế, đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp thu những tinh hoa của truyền thống nhân loại, song phải luôn luôn coi