QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Nhập môn Khoa học Giao tiếp Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy (Trang 56 - 61)

Hành vi của con người được quy định bởi những tác động của môi trường bên ngoài, chủ yếu là môi trường xã hội. Sự tác động qua lại của con người với tư cách là một nhân cách với thế giới xung quanh được thực hiện trong một hệ thống các mối quan hệ khách quan. Hệ thống quan hệ này được hình thành giữa con người với con người trong cuộc sống xã hội của họ, trước hết trong hoạt động sản xuất của họ. K. Marx đã chỉ ra bản chất của các mối quan hệ sản xuất như là nền tảng của xã hội như sau: “Trong sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên. Họ không thể sản xuất khi không được thống nhất lại theo một cách nhất định để hoạt động phối hợp với nhau và trao đổi với nhau về hoạt động của mình. Muốn sản xuất, con người phải tham gia vào những mối liên hệ và quan hệ nhất định, và chỉ có trong khuôn khổ của các mối liên hệ và quan hệ xã hội đó thì quan hệ của họ với tự nhiên mới tồn tại, sản xuất diễn ra” (K. Marx và F. Engels. Tác phẩm, tập 6, trang 441 (bản tiếng Nga)).

Những mối liên hệ và quan hệ thực, được hình thành một cách khách quan giữa con người với con người trong đời sống xã hội của họ, trong sản xuất được phản ánh trong thái độ chủ quan của họ.

Những mối liên hệ và quan hệ khách quan nảy sinh một cách tất yếu và có quy luật trong bất kỳ một nhóm thực nào (những quan hệ phụ thuộc, phục tùng, quan hệ hợp tác tương trợ v.v…). Những quan hệ liên nhân cách chủ quan là sự phản ánh những mối quan hệ qua lại khách quan giữa các thành viên trong nhóm, chúng là một trong những đối tượng nghiên cứu chính của tâm lý học xã hội.

Quan hệ liên nhân cách là những mối tiên hệ qua lại giữa con người với nhau, được thể nghiệm một cách chủ quan và được biểu hiện một cách khách quan trong tính chất và phương thức ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau và trong giao tiếp. Quan hệ liên nhân cách chính là hệ thống các tâm thế, các định hướng, các chờ đợi, các định hình v.v… và thông qua chúng, con người tri giác và đánh giá lẫn nhau. Quan hệ liên nhân cách là cơ sở của sự hình thành bầu không khí tâm lý trong tập thể. Nhiều công trình nghiên cứu về nhóm và tập thể, về động thái của nhóm, về sự hình thành nhóm, hình thành tập thể v.v…

đã chỉ ra ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động cùng nhau và mức độ phát triển của nhóm đến sự hình thành quan hệ liên nhân cách cũng như ảnh hưởng ngược trở lại của quan hệ liên nhân cách đến việc hình thành sự đoàn kết, gắn bó, sự thống nhất về định hướng giá trị của các thành viên trong tập thể.

Trong nhóm hay tập thể, các cá nhân tham gia vào những quan hệ có tính chất hai mặt: quan hệ công tác (hay quan hệ chính thức) và quan hệ cá nhân (riêng tư, không chính thức). Loại quan hệ công tác được quy định trong văn bản cùng với thành phần của nhóm hay tập thể; loại quan hệ cá nhân, riêng tư nảy sinh trên cơ sở các động cơ tâm lý: thiện cảm, quyến luyến, bằng hữu, đồng chí, hoặc ác cảm, thù địch v.v… Những quan hệ công tác có thể được thể chế hoá, còn quan hệ với cá nhân thì không như vậy. Hệ thống quan hệ liên nhân cách bao gồm cả hai loại quan hệ trên.

Trong quá trình giao tiếp, người ta thấy có một vài loại tương quan những quan hệ công tác và quan hệ cá nhân.

1. Có sự trùng hợp theo hướng dương tính. Trong nhóm hay tập thể không có những mâu thuẫn về công tác giữa các thành viên và sự tiếp xúc cá nhân thân ái, tốt đẹp góp phần vào sự hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra. Dưới ảnh hưởng của các quan hệ cá nhân dương tính, các quan hệ công tác trở nên ít chính thức hơn. Nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn được duy trì.

2. Các quan hệ công tác tận các quan hệ cá nhân đấu căng thẳng. Đó là tình huống tiền xung đột hoặc xung đột. Nó có thể làm nảy sinh những quan hệ bình đẳng hay phụ thuộc. Nguyên nhân làm cho các mối quan hệ trở nên phức tạp có thể là khác nhau, nhưng để vượt ra khỏi tình huống xung đột thì không cần phải phá và tính tích cực công tác của các thành viên trong nhóm, tập thể, không hạ thấp chất lượng và số lượng các sản phẩm làm ra.

3. Các quan hệ công tác tận các quan hệ cá nhân đều mang tính chất trung tinh, nghĩa là những mối quan hệ trong đó cả hai phía đều làm đúng theo những chỉ thị, quy chế chứ không vượt ra ngoài giới hạn của nó. Đó là cái được gọi là những quan hệ chính thức ngặt nghèo. Khi đó, các quan hệ cá nhân bị cào bằng. Chúng không được thể hiện, nghĩa là không có đất sống.

Các mối quan hệ liên nhân cách xác định vị trí của con người trong nhóm, tập thể. Sự bình yên về cảm xúc, sự thoả mãn hay không thoả mãn của con người về việc ở lại cộng đồng đó là phụ thuộc vào chỗ các mối quan hệ liên nhân cách được hình thành như thế nào. Sự đoàn kết, gắn bó của nhóm, tập thể, năng lực giải quyết các nhiệm vụ được đề ra cũng phụ thuộc vào chúng.

Để nghiên cứu các mối quan hệ liên nhân cách, người ta dùng các phương pháp: quan sát, thực nghiệm, các loại đàm thoại khác nhau. Một trong các phương pháp đó ngày nay được sử dụng rộng rãi là phương pháp lựa chọn hay còn gọi là phương pháp trắc đạc xã hội (Sociometrie). Người đầu tiên nghiên cứu và sử dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu và đo lường các mối quan hệ liên nhân cách trong các nhóm nhỏ là nhà vi xã hội

học Mỹ John Moreno. Bản thân phương pháp này là một phương pháp khách quan, nhưng nó không phải là phương pháp vạn năng.

Phương pháp trắc đạc xã hội cho phép ta xác định được vị trí thực của các cá nhân trong các quan hệ công tác và cá nhân xác lập được mức độ được mến phục của các thành viên trong tập thể, vạch ra được sự tồn tại của các nhóm cơ sở, cũng như nguyên nhân hình thành hoặc tan vỡ của chúng.

Trong tâm lý học xã hội, người ta chia làm 5 loại vị trí (hay vị thế) của cá nhân, từ cao đến thấp là:

a) “Ngôi sao” của tập thể.

b) “Được tập thể yêu mến”.

c) “Được tập thể chấp nhận”.

d) “Bị tập thể lãng quyên”.

e) “Bị tập thể tẩy chay”.

Cá nhân có vị trí càng cao trong tập thể thì càng có uy tín đối với tập thể và sẽ càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tập thể.

Bất kỳ một nhóm hay tập thể nào, đến một giai đoạn chín muồi nhất định đều sẽ xuất hiện những cá nhân giữ vai trò là “thủ lĩnh”. Có hai loại thủ lĩnh: thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh không chính thức. Trong nhiều trường hợp, trong một nhóm hay tập thể cùng một lúc có thể tồn tại hai loại thủ lĩnh khác nhau. Điều này không có hại gì cho tập thể cả. Dĩ nhiên trường hợp lý tưởng là trường hợp mà hai loại thủ lĩnh trên thống nhất ở một cá nhân nào đó.

Phương pháp trắc đạc xã hội được tiến hành như sau: Người ta đề ra cho các đối tượng được nghiên cứu (nhóm hay tập thể) phải trả lời những câu hỏi đại loại như “Anh chị thích chọn những ai vào cùng một tổ học tập với mình?”. Thường các câu hỏi như thế được biểu đạt sao cho gần gũi với hoàn cảnh thực. Vấn đề được đưa ra để lựa chọn được gọi là “tiêu chuẩn lựa chọn”. Có hai loại tiêu chuẩn lựa chọn: tiêu chuẩn mạnh và tiêu chuẩn yếu.

Kết quả đo đạc có thể được xử lý theo phương pháp toán học hoặc bằng phương pháp đồ thị trực quan, dựa trên hai phương pháp bổ sung cho nhau là ma trận (nlatrice) và xã hội đồ (sociogramme).

Các quan hệ liên nhân cách còn được thể hiện ở sự tương đồng tâm lý giữa các thành viên trong nhóm hay tập thể. Đó là sự kết hợp tối ưu các phẩm chất của con người trong quá trình giao tiếp, góp phần vào sự thắng lợi trong việc thực hiện các hành động cùng nhau. Sự tương đồng tâm lý có vai trò rất quan trọng, nhất là trong các nhóm chính thức có nhiệm vụ nặng nề, khó khăn.

Khi có sự tương đồng trong nhóm hay tập thể, thì hành vi của người này sẽ gây phản ứng tích cực ở người khác. Còn khi không có sự tương đồng, hành vi của người này sẽ gây phản ứng tiêu cực ở người khác.

Vậy sự tương đồng tâm lý hay sự bất tương đồng là do cái gì quyết định?

– Trước hết, đó là sự thống nhất hay bất đồng về quan điểm, niềm tin.

– Sau đó đến đặc điểm của tính cách mỗi người trong nhóm hay tập thể.

 Sự tách biệt lâu ngày của nhóm nhỏ, dẫn đến sự mất thông tin về các nhóm khác cũng gây ra bất tương đồng.

– Những mâu thuẫn về công tác và mâu thuẫn cá nhân cũng là một nguồn gốc của sự bất tương đóng trong nhóm và tập thể.

Gần đây, người ta cố gắng nghiên cứu vấn đề tương đồng tâm lý bằng thực nghiệm. Việc nghiên cứu được thực hiện bằng một phương tiện gọi là

“máy đo tương đồng” (homeostate). Phương tiện này có thể vạch ra được là có sự tương đồng hay không. Nhưng ở đây không phải là sự tương đồng tập thể, bởi vì mục đích của nó không vượt ra khuôn khổ của nhóm. Cho nên phương tiện này không đo được ý thức tập thể một cách chính xác, đầy đủ.

4. Hiệu quả của giao tiếp

Việc giao tiếp giữa người này và người khác có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố có liên quan. Trong nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, nhiều tác giả đã xác nhận giao tiếp là một quá trình hết sức phức tạp, liên quan đến hoạt động nhận thức và tình cảm của con người. Nếu giao tiếp có thể tạo ra trạng thái thoả mãn về nhu cầu nhận thức, làm cho chúng ta vui thích thì ngược lại cũng có thể làm chúng ta thấy

bực bội, áy náy… vì chuyện gì đó. Vậy trong quá trình giao tiếp, xúc cảm, tình cảm có thể làm cho các hiểu biết trong quan hệ với ai đó bị biến dạng, sai lệch đi (rõ rệt nhất là khi đã có định kiến, thành kiến, có ấn tượng…).

Như vậy cũng có nghĩa là về mặt biểu hiện, giao tiếp dường như chỉ là sự bộc lộ những yếu tố bên ngoài của đời sống nhưng thật ra lại gắn bó và phản ánh sâu sắc nội tâm của mỗi người. Mà đời sống nội tâm của mỗi người lại cực kỳ phức tạp, đa dạng; nhân cách của mỗi người không lặp lại, ai cũng có những nét riêng về tính cách và không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ trong giao tiếp. Thông qua giao tiếp, chúng ta hiểu nhau, thông cảm với nhau, nhưng sự hiểu biết trong quá trình giao tiếp là một quá trình đầy mâu thuẫn:

những lời nói ra với ý đồ tốt đẹp đôi khi gây tác dụng ngược lại; mâu thuẫn giữa các hành vi, hoạt động và lời nói hàng ngày, kể cả những phản ứng, thái độ “ngẫu nhiên”, “ngẫu hứng”… đôi khi làm hỏng việc.

Như vậy là việc tìm hiểu các điều kiện cần thiết, thuận lợi cho hoạt động giao tiếp là việc cần thiết và mang ý nghĩa sâu xa.

Một phần của tài liệu Nhập môn Khoa học Giao tiếp Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w