Thực trạng về môi trường kiểm soát với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN

Một phần của tài liệu Luận án kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước (Trang 90 - 94)

THỰC TRẠNG HỆ THÓNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ VỚI KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KHO BAC NHA NƯỚC VIỆT NAM

2.2. THUC TRANG HE THONG KIÊM SOÁT NỘI BO VOI KIEM SOAT HOAT

2.2.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN

qua KBNN

Thông qua khảo sát thực trạng về MTKS với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN

qua KBNN Việt Nam ở KBNN TW và KBNN ĐP, NCS nhận thấy nhìn chung các yếu

tố về MTKS tại KBNN đã phần nào được chú trọng để đảm bảo mục tiêu kiểm soát các

hoạt động của KBNN, trong đó có kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN, tuy nhiên mức độ chưa đồng đều. Cụ thê thực trạng từng yếu tố của MTKS với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN được mô tả chỉ tiết đưới đây:

2.2.1.1 Thực trạng về tính chính trực và giá trị đạo đức

Qua khảo sát tình hình thực tiễn tại KBNN, NCS nhận thấy lãnh đạo KBNN

TW rất chú trọng đến việc đảm bảo đội ngũ CBCC giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức trong sáng, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Trong những năm qua yêu cầu về tính chính trực và giá trị đạo đức của đội ngũ CBCC đã được các thế hệ lãnh đạo KBNN quan tâm và được triển khai bằng các hoạt động tuyên truyền, hướng

dẫn, đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán CBCC trong toàn hệ thống KBNN về tính chính

trực, giá trị đạo đức và văn hóa, văn minh nghề Kho bạc. Có rất nhiều gương người tốt,

việc tốt được tuyên dương trong ngành KBNN qua những hành động cụ thê như: Trả lại tiền thừa cho khách hàng đến giao dịch, gương mẫu trong công việc, say mê thực

hiện các đề tài NCKH,... Tuy nhiên mức độ đảm bảo về tính chính trực và giá trị đạo

đức tại KBNN các cấp có sự khác nhau, trong đó tại KBNN TW đã đảm bảo tốt hơn so với các KBNN ĐP.

* Qua phỏng vấn lãnh đạo KBNN các cấp và CBCC cho thấy:

S0

+ Đối với lãnh đạo KBNN TW: Qua phỏng vấn NCS nhận thấy các nhà lãnh đạo KBNN TW rất coi trọng đến tính chính trực và các giá trị đạo đức của CBCC trong đó có

cán bộ thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN.

Để tạo môi trường văn hóa trong hoạt động KBNN và thống nhất trong toàn ngành, lãnh đạo KBNN TW đã ban hành văn bản về các điều kỷ luật trong hệ thống

KBNN (Ban hành kèm theo Quyết định số 875/KB-QĐ-VP ngày 18/9/2002 của Tổng Giám đóc KBNN) trong đó bao gồm 10 điều kỷ luật trong hệ thống KBNN. Cùng với việc

ban hành văn bản về các điều kỷ luật trong hệ thống KBNN, lãnh đạo KBNN TW đã ban hành văn bản liên quan đến các tiêu thức văn hóa nghề Kho bạc và triển khai trong toàn hệ thống (Ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐÐ-KBNN ngày 10 tháng 10 năm 2006

của Tổng Giám đốc KBNN). Nội dungcác quy định này bao gồm 9 tiêu thức van minh,

văn hóa nghề Kho bạc và 10 điều kỷ luật - được trình bày trong phụ lục 2.6.

Phụ lục 2.6: Quy định về văn hóa nghề Kho bạc.

+ Đối với lãnh đạo KBNN ĐP: Qua phỏng vấn cho thấy lãnh đạo KBNN ĐP

đều thực hiện triển khai các văn bản do KBNN TW quy định về 9 tiêu thức văn minh,

văn hóa nghề Kho bạc và 10 điều kỷ luật trong hệ thống KBNN đến toàn thể CBCC

trong đơn vị mình, đảm bảo mọi CBCC đều phục vụ các yêu cầu chính đáng và hợp pháp của các khách hàng giao dịch tại KBNN trên địa bàn, thường xuyên lắng nghe ý

kiến khách hàng, tận tâm phục vụ khách hàng khi có vướng mắc phát sinh.

+ Qua phỏng vấn CBCC cho thấy lãnh đạo KBNN các cấp đều đã tạo đựng môi trường văn hóa của đơn vị bằng việc tuyên truyền, phổ biến các cá nhân trong đơn vị thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, tiêu thức văn minh nghề Kho bạc nhằm

nâng cao tính chính trực và đạo đức đối với CBCC KBNN. Về phía CBCC thì cho rằng

quy định về 10 điều kỷ luật và 9 tiêu thức văn minh, văn hóa nghề Kho bạc được ban hành chung đối với với phạm vi rất rộng, tuy nhiên chỉ mang tính chất định hướng cho

mỗi CBCC thực hiện một cách sáng tạo, không dập khuôn, máy móc trong khi thực thi nhiệm vụ của mình.

* Tổng hợp kết quả khảo sát lãnh đạo KBNN các cấp và CBCC về tính chính

trực và giá trị đạo đức (chỉ tiết tại phụ lục 2.5.B1, 2.5.B2, 2.5.B3 trên đây) cho thấy:

+ Kết quả khảo sát lãnh đạo KBNN TW: 100% ý kiến cho rằng KBNN TW đã

ban hành và triển khai thực hiện những quy định, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với CBCC ngành KBNN, có quy định bằng văn bản các hình thức kỷ luật và thông báo

về việc xử lý đối với CBCC vi phạm.

81

+ Kết quả khảo sát lãnh đạo KBNN ĐP: 100% ý kiến lãnh đạo KBNN ĐP cho

rằng đã triển khai thực hiện các tiêu chuân về đạo đức nghề nghiệp do KBNN quy định đối với CBCC trong đơn vị, đã xây dựng môi trường văn hóa của đơn vị .Tuy nhiên chỉ có

81,8% ý kiến cho biết đơn vị KBNN đã phân công lãnh đạo phụ trách từng bộ phận phổ

biến các tiêu chuân về đạo đức nghề nghiệp đến CBCC.

+ Kết quả khảo sát CBCC về tính chính trực và giá trị đạo đức: Có 100% ý kiến

cho rằng tại KBNN có xây dựng môi trường văn hóa của đơn vị và thực hiện đánh giá

việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của CBCC bằng cách thức lập hòm thư góp ý tại trụ

sở KBNN, lấy ý kiến đánh giá từ khách hàng đến giao dịch. Có 5,6% ý kiến cho rằng CBCC đã chấp hành tốt những quy định đạo đức nghề nghiệp đối với CBCC, có

92,2% cho là chấp hành tốt và vẫn còn 2,2% ý kiến cho rằng việc chấp hành chưa tốt.

Có 4,4% ý kiến của CBCC cho rằng họ chịu sức ép trong kiêm soát hoạt động thu, chỉ

NSNN dẫn đến hành vi thiếu trung thực, còn lại không chịu sức ép là 95,6%.

* Qua tìm hiểu tài liệu tại KBNN cho thấy: nhiều đơn vị KBNN đã quy định và

thực hiện nội quy cơ quan trong đó quy định về công tác tiếp dân tại KBNN đến cả cấp huyện. Đồng thời để đánh giá cụ thể về việc thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp, trong

đó có quy định về đạo đức nghề Kho bạc thì hàng năm các đơn vị KBNN đều thực hiện bình bầu gương người tốt, việc tốt đối với CBCC tại các bộ phận của đơn vị

KBNN nói chung trong đó có bộ phận thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN

và thực tế đã xuất hiện nhiều tắm gương “người tốt, việc tốt” của CBCC được tuyên

dương trong toàn hệ thống KBNN. Hơn thế nữa, qua tìm hiểu trên các trang điện tử

của KBNN ĐP cho thấy một số đơn vị KBNN còn thực hiện đánh giá sự hài lòng của

khách hàng về việc cung cấp các dịch vụ công, trong đó có địch vụ công của KBNN

(như KBNN Thành phố Hồ Chí Minh, KBNN Đà Nẵng...). Việc khảo sát đánh giá sự

hài lòng của khách hàng được thực hiện trên trang web của các cơ quan chính quyền ĐP trong đó có trang web của KBNN cấp Tỉnh (Thành phố) và các đơn vị KBNN cấp Huyện. Thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng với các dịch vụ công mà KBNN thực

hiện, lãnh đạo KBNN có căn cứ để đưa ra biện pháp cải thiện môi trường văn hóa tại KBNN, đồng thời các CBCC phụ trách giao dịch với khách hàng có ý thức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ví dụ minh họa tại phụ lục 2.7.

Phụ lục 2.7: Khảo sát đúnh giá sự hài lòng của khách hàng tại KBNN Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.2 Thực trạng đảm bảo về năng lực

Thông qua tìm hiểu thực trạng đảm bảo về năng lực của CBCC KBNN, trong đó

82

CBCC thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN cho thấy thực tế cũng có sự khác

biệt nhất định giữa KBNN các cấp. Kết quả NCS thu thập được như sau:

* Kết quả phỏng vẫn lãnh đạo KBNN các cấp và CBCC cho thấy:

Thực tế hiện nay lãnh đạo KBNN luôn quan tâm đến yếu tổ nguồn nhân lực KBNN

thể hiện qua việc ban hành các quy định về tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, xử phạt đối với CBCC nói chung trong đó có CBCC thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN, chú trọng

công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong toàn hệ thống KBNN ở các lĩnh vực CNTT, chuyên môn nghiệp vụ...

+ Tại KBNN TW: Qua phỏng vấn cho thấy khi chính sách, văn bản của cơ quan

Nhà nước thay đổi liên quan đến công việc kiểm soát thu, chỉ NSNN (thay đổi về Luật

NSNN, Luật quản lý Thuế, các văn bản liên quan...), lãnh đạo KBNN luôn chủ động

tổ chức đào tạo, cập nhật và hướng dẫn những chính sách đó đến CBCC trong hệ

thống KBNN. Thể hiện qua việc KBNN triển khai các hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tô chức các lớp tập huấn liên quan đến kiểm soát thu, chỉ NSNN tại KBNN

TW (tại trường nghiệp vụ Kho bạc) hoặc tại các KBNN DP do KBNN phối hợp với

các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện. Bên cạnh đó KBNN còn khuyến khích CBCC học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức như: Trao đổi chuyên môn về công việc kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN, thường

xuyên tô chức kiểm tra sát hạch trình độ của CBCC thực hiện các nhiệm vụ trong đơn

vị đồng thời có chính sách tuyên đương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích cao trong các kỳ thi nâng cao trình độ do KBNN tô chức.

Sự quan tâm của lãnh đạo KBNN TW đến việc nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC phụ trách KBNN còn được thể hiện qua việc hàng năm các cán bộ KBNN TW và ĐP đều thực hiện các đề tài NCKH để nghiên cứu cải tiến hoạt động của KBNN trong đó có kiêm soát hoạt động thu, chỉ NSNN.

+ Tại KBNN ĐP: Qua phỏng vấn cho thấy lãnh đạo KBNN các Tỉnh, Thành phố

thường thực hiện tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCC, trong đó có CBCC

kiểm soát thu, chỉ NSNN. Ngoài ra, cán bộ phụ trách các bộ phận liên quan đến thu, chỉ

NSNN tại các đơn vị KBNN đều thực hiện triển khai, phổ biến các quy chế kiểm soát

thu, chỉ NSNN tới các CBCC thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị mình. Đồng thời các CBCC

tại các đơn vị KBNN cũng tự nghiên cứu và đề xuất các vướng mắc khi thực hiện nghiệp vụ với lãnh đạo phụ trách các bộ phận tại đơn vị. Tuy nhiên, qua phỏng vấn cho

thấy tại đơn vị KBNN cấp ĐP, nhất là cấp KBNN Huyện vẫn còn cán bộ KBNN thực

83

hién kiểm soát thu, chỉ chưa được đảo tạo đúng chuyên môn, ví dụ như cán bộ thực hiện

kiểm soát thanh toán VĐT chưa am hiểu rõ về lĩnh vực đầu tư XDCB nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc.

* Kết quả khảo sát lãnh đạo KBNN các cấp và CBCC (chỉ tiết tại phụ lục 2.5.B1,

Một phần của tài liệu Luận án kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)