Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát thu NSNN

Một phần của tài liệu Luận án kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước (Trang 193 - 200)

QUA KHO BAC NHA NUOC VIET NAM

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THONG KSNB NHAM TANG CUONG KIEM

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát thu, chỉ ngân sách Nhà nước

3.2.3.1 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát thu NSNN

* Giải pháp hoàn thiện về văn bản kiểm soát thu NSNN.

Xuất phát từ sự thay đổi của văn bản về quản lý thu NSNN do cơ quan Nhà

nước, Bộ Tài chính ban hành, các văn bản liên quan đến thu NSNN qua KBNN và phối hợp thu giữa KBNN với cơ quan thu, NHTM hiện nay cần được thực hiện theo

183

quy định của Luật NSNN 2015, Luật Quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thu NSNN. Trong bối cảnh Luật NSNN 2015 được thực hiện, Bộ Tài chính sớm ban

hành Thông tư Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. KBNN TW cần sớm nghiên cứu văn bản hướng dẫn quy ché, thủ tục thu NSNN qua KBNN để hướng dẫn các đơn vị KBNN trong toàn hệ thống nắm bắt và triển khai đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Theo quy trình thu NSNN theo phương thức thu qua NH hay thu trực tiếp tại KBNN, trong quy trình thu không có sự tham gia kiểm soát của lãnh đạo cao nhất của

KBNN (Giám đốc) đối với hoạt động thu NSNN vì vậy có thể xảy ra rủi ro khi có sự

thông đồng hoặc không đảm bảo tư cách đạo đức của nhân viên KBNN. Vì vậy để đảm bảo tập trung chính xác các khoản thu NSNN cần có sự kiểm soát của người đứng đầu đơn vị (Ban giám đốc) trong quá trình kiểm soát thu NSNN. Cần quy trách nhiệm cụ thê cho các cá nhân khi xảy ra sai phạm.

* Giải pháp hoàn thiện công tác phối hợp thu NSNN

+ Tăng cường phối hợp với các bên liên quan để kiểm soát thu NSNN

- KBNN cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp thu NSNN giữa các đơn vị

trong ngành tài chính và các NHTM, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ĐTN.

Đa dạng hóa các hình thức thu nộp NSNN điện tử, bao gồm: Thu qua dịch vụ nộp thuế

điện tử trên công thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc công thanh toán điện tử của

Tổng cục Hải quan; Thu qua dịch vụ thanh toán điện tử của NHTM như: Internet, ATM, POS,... hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác đề tạo thuận lợi cho ĐTN và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

- KBNN cần phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dữ liệu tập trung đề kết nối, trao đổi thông tin phối hợp thu NSNN với NHTM, thông tin trên chương trình

hiện đại hóa thu NSNN (TCS), trên hệ thống TABMIS, hệ thống thanh toán điện tử của KBNN. Phát triển CNTT trong việc theo đối, kiểm soát các khoản thu NSNN giữa KBNN, cơ quan thu và các NHTM. Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa cơ quan thu và ĐTN với số đã nộp vào KBNN chưa thường xuyên, số tiền thu NSNN giữa KBNNvV6i co quan thu.

Về phía cơ quan thu: Dé tao điều kiện cho ĐTN và NHTM trong việc thu NSNN, KBNN trong việc hạch toán thu NSNN được phù hợp tránh sai sót thì cơ quan Thu cần

cập nhật các thông tin chỉ tiết của ĐTN về MLNS, về địa chỉ thay đổi của ĐTN.

Về phía NH: Đề việc nhập chứng từ thu NSNN của cán bộ NH về MLNS, nội

184

dung các khoản thu ảnh hưởng đến viéc đối chiếu của KBNN, cán bộ, nhân viên của

NH cần nghiên cứu thêm nội dung của MLNS để ngăn chặn những trường hợp khách quan do ĐTN ghi sai thông tin, trước khi NH cập nhật số liệu vào hệ thống truyền sang

KBNN, rút ngắn được thời gian tra soát của Kho bạc (thực tế KBNN phải mất nhiều

thời gian để kiểm soát các thông tin do NH chuyên đến đo bị sai các nội dung về cơ quan quản lý thu NSNN). Tăng cường công tác kiểm soát của NH trước khi truyền đữ liệu qua Kho bạc đề giảm thiểu trường hợp nhập sai TK, sai địa chỉ người nộp.

* Giải pháp hoàn thiện đối với thủ tục thu NSNN:

+ Giải pháp hoàn thiện đối với thu chuyển khoản qua các NHTM: Hiện nay đường truyền trên công nghệ tin học của hai đơn vị KBNN và NHTM chưa đảm bảo

tiến độ truyền số liệu cho hoạt động giao dịch điện tử liên quan đến thu, chỉ NSNN

qua NH, tốc độ đường truyền chưa nhanh. Như vậy khi nhận bảng kê có sự chênh lệch KBNN đưa vào TK trung gian về TCS, khi biết được nguyên nhân sẽ xử lý sau. Cần nâng cấp đường truyền bằng công nghệ tin học giữa hai bên để KBNN có thể kiểm soát được những khoản thu mà NHTM treo vào TK trung gian. Khi những món tiền

thu chờ xử lý, NH phải theo dõi chỉ tiết từng món, từng số tiền, chỉ tiết từng số dư những món chờ xử lý (đã nhận mà không cho thắng vào NSNN). Đồng thời NHTM gửi cho KBNN số chỉ tiết theo dõi các TK chờ xử lý khoản thu và giải trình cho KBNN số tiền chờ xử lý các khoản thu.

- Giải pháp hoàn thiện đối với thu qua máy chấp nhận thẻ (POS): Khi thực hiện

triển khai việc áp dụng phương thức thu qua POS, để xử lý đối chiếu số liệu được đễ dàng

khi những khoản thu sau khi đã đối chiếu cân số liệu giữa NHTM với KBNN, NHTM nên

có những biện pháp can thiệp bằng tin học (những khoản thu mới sẽ cho vào TK trung gian, sau đó NHTM sẽ xử lý các khoản thu đó vào khoản thu ngày hôm sau).

- Giải pháp hoàn thiện nâng cấp hệ thông thông tin điện tử giữa KBNN, cơ quan Thu và các NHTM

Nhằm đảm bảo tính kịp thời trong việc truyền nhận, thông tin thu nộp NSNN, hạn chế tình trạng xử lý thủ công trong truyền nhận số liệu về thu NSNN, KBNN cần tăng cường phối hợp với cơ quan thu và các NHTM triển khai nâng cấp các ứng dụng CNTT phục vụ công tác thu nộp NSNN, trao đổi thông tin theo hình thức giao dịch

điện tử. Cụ thể cần nâng cấp triển khai các ứng dụng sau: Dịch vụ nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; Dịch vụ thông báo/ tra cứu số thuế đã nộp thông qua TK giao dịch thuế điện tử tại Công thông tin điện tử của Tổng cục Thuế;

185

Thủ tục tra soát điện tử giữa cơ quan thuế với KBNN, DTN; Thi tuc điều chỉnh thông

tin thu nộp NSNN với KBNN bằng phương thức điện tử; Nâng cấp chương trình thu

NSNN tại KBNN, hệ thống NH phối hợp thu, hệ thống NH uỷ nhiệm thu; Nâng cấp hệ

thống thanh toán liên NH đáp ứng truyền nhận đủ thông tin thu nộp NSNN; Nâng cấp hệ thống trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý thu nộp NSNN giữa các cơ quan

thuộc Bộ Tài chính (Cục Tin học Thống kê, KBNN, Tổng cục Thuế).

3.2.3.2 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiễm soát chỉ NSNN qua KBNN a) Giải pháp hoàn thiện đối với kiểm soát chỉ thường xuyên:

* Giải pháp về quy chế kiểm soát chỉ NSNN:

- KBNN cân đề xuất với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi quy chế kiểm soát chi NSNN: Đề khắc phục tình trạng cùng là khoản CTX nhưng một số khoản chỉ thiếu quy trình hoặc phải vận đụng quy trình vận dụng quy trình kiểm soát thanh toán VĐT gây

khó khăn cho CBKSC đối với CTX NSNN trong khâu kiểm soát và hướng dẫn thủ tục

cho DVSDNS, KBNN can tham mưu cho Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn

quy định thống nhất chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ NSNN thay thế cho Thông tư số 161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ NSNN qua KBNN và Thông tư số 39/2016/TT-

BTC ngày 1/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư 161/2012/TT-BTC.

Hiện tại trong Thông tư số 161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ NSNN qua KBNN quy định: Chỉ áp dụng cho các khoản CTX, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, không áp dụng đối với các khoản CĐT. Tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán VĐT sử đụng vốn NSNN chỉ hướng dẫn các quy định về quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn vốn NSNN mà không có các quy định về hình

thức và phương thức chỉ trả các khoản CĐT sử dụng nguồn vốn NSNN. Khi KBNN

thực hiện chi trả các khoản CĐT từ NSNN thì phải sử dụng các hình thức và phương thức chỉ trả các khoản chỉ từ NSNN được quy định tại Thông tư số 161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính.

Mặt khác khi thực hiện kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính quy định: Đối với các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỷ đồng trở lên, việc tạm ứng, thanh

toán, thu hồi tạm ứng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính; Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 1 tỷ đồng,

186

việc tạm ứng, thanh toán thực hiện theo Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016

của Bộ Tài chính. Do vậy cần thống nhất thông tư mới (thay thế cho Thông tư số

39/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 và Thông tư số 161/2012/TT- BTC) về hướng dẫn

chế độ kiểm soát các khoản CTX của NSNN qua KBNN bên cạnh Thông tư

08/2016/TT-BTC hướng dẫn các quy định về quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn

vốn NSNN. Quy định về hình thức và phương thức chỉ trả các khoản chỉ NSNN nên

được quy định chung trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN năm 2015.

+ Giải pháp đối với CTX theo hình thức RDT: Tăng cường kiểm soát chặt chẽ

một số khoản chỉ:

- Trường hợp mua sắm CTX hoặc gói thầu mua sắm CTX có giá trị đưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng): đơn vị lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không phải gửi hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua sắm cho KBNN). KBNN thực hiện chỉ theo đề nghị của ĐVSDNS. Như vậy ĐVSDNS

không phải mang hồ sơ đến KBNN kiểm soát đôi khi KBNN sẽ không kiểm soát được

chính xác các khoản chi đó. Vì vậy trong trường hợp này KBNN cần quy định

ĐVSDNS cần kê tên đơn vị hưởng, TK của đơn vị hưởng đến KBNN đề KBNN có thê

kiểm soát chặt chẽ, giảm thiêu rủi ro đối với các khoản chỉ này.

- Giải pháp đối với các khoản chỉ tiền lương:

Dé kiểm soát chặt chẽ khoản ch¡ tiền lương, KBNN cần đề nghị cấp có thâm quyền xem xét lại quy định về hồ sơ chỉ lương của đơn vị giao dịch gửi ra KBNN theo hướng: Hồ sơ để chỉ lương các đơn vị cần gửi “danh sách những người hưởng lương”

của đơn vị và có xác nhận của cơ quan quản lý biên chế, quỹ lương (cơ quan nội vụ

hoặc cấp trên trực tiếp cua don vi). Như vậy, KBNN chỉ có trách nhiệm kiểm soát chỉ

theo tổng quỹ lương đã được duyệt, không phải kiểm soát số biên chế, hợp đồng trong

chỉ tiêu biên chế, hệ số lương, phụ cấp lương như hiện tại, đồng thời việc cán bộ tại

ĐVSDNS lợi dụng sơ hở của chủ TK để lập danh dách chỉ lương sẽ bị kiểm soát qua một khâu đó là cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị giao dịch với KBNN.

+ Giải pháp đối với các khoản chỉ theo hình thức lệnh chỉ tiễn:

Việc kiểm soát CTX hiện nay do 2 cơ quan đảm nhiệm: Cơ quan KBNN kiểm soát chỉ bằng dự toán và cơ quan Tài chính kiểm soát chỉ bằng Lệnh chỉ tiền nên chưa thật đảm

bảo đúng theo quy định kiểm soát chỉ NSNN của KBNN theo luật NSNN (Theo Luật NSNN, cơ quan KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chỉ NSNN; cơ quan

Tài chính chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc chi tiêu NSNN...).

187

Nhằm tháo gỡ vướng mắc về một số khoản chỉ theo quy định phải đưa vào dự toán của ĐVSDNS, nhưng cơ quan Tài chính lại cấp bằng Lệnh chỉ tiền gây khó khăn cho công tác

tổ chức thực hiện. Vì vậy cần có quy định trách nhiệm của cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát đối với các khoản chỉ theo hình thức Lệnh chỉ tiền, đồng thời để KBNN

kiểm soát chỉ NSNN có hiệu quá, điều cơ bản là cơ quan Nhà nước phải đảm bảo tính độc lập trong hoạt động KBNN trên giác độ: Kiểm soát chỉ NSNN phải được hoàn toàn độc

lập, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo sự độc lập thông qua các quy định, chế tài đề tránh sự tác động trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình kiểm soát.

- Giải pháp đối với quy trình giao dịch một cửa: Quyết định số 1116/QĐÐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN về thực hiện Quy chế một cửa trong kiểm soát chỉ NSNN

nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong TTKS chỉ NSNN. Theo đó, mỗi giao dịch viên là “một cửa”, trừ trường hợp có thanh toán bằng tiền mặt, trong đó người tiếp nhận hồ sơ cũng chính là người xử lý công việc cho đơn vị giao dịch đảm

bảo thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hỒ sơ, chứng từ, trách nhiệm kiểm soát. Một thực tế rằng đội ngũ cán bộ làm tại bộ phận “một cửa” thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, tài sản, công việc nhiều phức tạp, cám dỗ, vì vậy đôi lúc vẫn còn tồn tại CBCC còn

gây phiền hà cho đơn vị, cá nhân đến giao dịch.

Lãnh đạo KBNN các cấp cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện cơ

chế một cửa. Yêu cầu cán bộ làm công tác kiểm soát một cửa phải tinh thông nghiệp vụ, phải nắm rõ các quy định chế độ tiêu chuẩn, định mức do các cấp có thắm quyền ban hành

để kiểm soát chỉ có hiệu quả và để trả lời, giải thích cho ÐĐVSDNS nắm rõ thực hiện đúng

quy định. Lãnh đạo KBNN các cấp cần tích cực phổ biến tới CBCC làm công tác kiểm soát chỉ một cửa theo nguyên tắc: thân thiện, tôn trọng, lắng nghe, hòa nhã và lịch sự với khách hàng theo đúng tiêu chuẩn văn minh, văn hóa nghề Kho bạc.

b) Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát chi dau te XDCB

* Về văn bản kiểm soát chi dau tw XDCB

+ Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Quyết định số 282/QĐ-KBNN về quy trình

kiểm soát thanh toán VĐT cho phù hợp. Theo Quyết định số 282/QĐÐ-KBNN ngày 20/04/2012 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán VĐT

và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN có quy định trường hợp Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư

và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng) thì chủ đầu tư gửi KBNN bản sao có đóng dấu sao y bản chính. Tuy nhiên, thực tế nhiều chủ đầu tư và nhà thầu không ký

188

điều khoản này vì không phải là bắt buộc do đó dẫn đến tình trạng chậm thanh toán

tạm ứng do chủ đầu tư đợi đến khi có vốn để cấp tiếp thì KBNN mới làm thủ tục thu hồi tạm ứng. Do vậy, có thê ảnh hưởng đến chậm trễ thu hồi tạm ứng nên vì nếu đã thanh toán hết kế hoạch vốn của năm đôi lúc KBNN phải gửi văn bản đôn đốc nhiều lần cũng không có hồi âm. Do vậy KBNN cũng phải có biện pháp đốc thu tạm ứng, đồng thời nên tăng cường truyền thông đến các cơ sở và yêu cầu chính quyền các cấp

có liên quan đến quản lý VĐT XDCB từ NSNN có biện pháp nhắc nhở chủ đầu tư,

Ban quản lý dự án thực hiện tốt việc bảo lãnh tạm ứng để KBNN thực hiện chỉ thanh

toán VĐT theo tiến độ hoàn thành, nếu không có cam kết này thì có thể dẫn đến việc KBNN sẽ không làm thủ tục cấp tiếp vốn theo kế hoạch vốn, ảnh hưởng đến tiến độ

thực hiện công trình. Vì vậy KBNN cần có văn bản hướng dẫn và thông báo cho các đơn vị KBNN cũng như đơn vị đến giao dịch biết để thực hiện quy trình kiểm soát VDT phù hợp với văn bản mới của Bộ Tài chính.

+ Cải tiến quy trình một cửa của KBNN trong quản lý cấp phát, thanh toán VĐT XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Hiện nay, việc áp dụng quy trình một của có sự linh hoạt giữa các đơn vị KBNN, tùy theo cơ cấu tổ chức, trình độ năng lực của người cán bộ KBNN và khối lượng công việc liên quan đến kiểm soát chỉ thanh toán VĐT của từng đơn vị mà vận dụng cho phù hợp. Trong nhiều đơn vị KBNN cơ sở, để khắc

phục những tồn tại hạn chế của quy trình một cửa trong cấp phát, thanh toán VĐT

XDCEB thuộc NSNN tại KBNN, không nhất thiết phải có thêm bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả mà cán bộ làm nhiệm vụ thanh toán đầu tư có thể (phải) trở thành đầu

mối duy nhất nhận hồ sơ và trả kết quả cho chủ đầu tư và ban quản lý dự án. Quy trình

này sẽ giảm được đầu mối trong kiểm soát chỉ NSNN, rút ngắn thời gian giải quyết

công việc, đơn giản hóa các thủ tục, thuận lợi cho cả KBNN và đơn vị giao dịch mà

vẫn đảm bảo chặt chẽ tuân thủ các quy định hiện hành trong quản lý NSNN.

- Thống nhất quy trình kiểm soát chỉ thanh toán VĐT XDCB từ NSNN qua

KBNN: Việc tích hợp quy trình kiểm soát CĐT theo đó là việc sắp xếp, đồng bộ các quy

trình kiểm soát thanh toán VĐT XDCB và kiểm soát cam kết chỉ đầu tư XDCB theo hướng thống nhất đối tượng và phạm vi kiểm soát, từ đó sắp xếp quy trình kiểm soát chỉ

xuyên suốt từ khâu chuẩn bị hỗ sơ, cam kết và thanh toán chỉ trả cho các đối tượng thụ hưởng, thống nhất và phân biệt rõ ràng công việc chuẩn bị hồ sơ tại từng khâu, hoàn thiện các điều kiện kiểm soát tại từng khâu kiểm soát cam kết và kiểm soát thanh toán theo

hướng công khai, minh bạch, áp dụng các điều kiện thuận lợi của CNTT nhằm hướng tới

một quy trình kiểm soát CĐT hiện đại, chặt chẽ, an toàn và hiệu quả.

189

Một phần của tài liệu Luận án kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước (Trang 193 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)