THỰC TRẠNG HỆ THÓNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ VỚI KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KHO BAC NHA NƯỚC VIỆT NAM
2.2.5 Thực trạng về giám sát kiểm soát đối với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN
2.3.2.1 Hạn chế về môi trường kiểm soát đối với thu, chỉ NSNN
+ Về tính chính trực, giá trị đạo duc, nang luc cua CBCC
Tính chính trực và giá trị đạo đức cũng như năng lực, trình độ CBCC trong toàn hệ thống KBNN trong thời gian qua đã được lãnh đạo KBNN các cấp chú trọng quan tâm
tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ CBCC vẫn còn tư duy, lề lối làm việc cũ, có lúc có nơi có thái độ phục vụ khách hàng chưa được văn minh lịch sự, hướng dẫn khách hàng chưa được chu đáo, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hoạt động KBNN.
Trình độ chuyên môn của CBCC kiểm soát thu, chi NSNN không đồng đều, một số
CBCC còn hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như khả năng giao tiếp và xử lý các mối quan hệ trong quá trình làm việc nên giải quyết công việc chưa được mạch lạc rõ ràng, có khi chưa đúng chế độ, chưa kịp thời, chưa giải thích thỏa đáng cho DVSDNS hiểu để thực hiện đúng quy định dẫn đến có những ảnh hưởng không tốt về công việc
141
va uy tín của KBNN. Một bộ phận CBCC còn xem nhẹ công tác kiểm soát thu, chỉ NSNN, chưa ý thức được vai trò trách nhiệm công việc của mình trong công việc nên
chưa thường xuyên cập nhật văn bản chế độ mới, chưa nắm vững quy trình, nghiệp vụ, trình tự, hồ sơ thủ tục trong quá trình giải quyết công việc. Do vậy chưa có khả năng phát hiện những sai sót mang tính tiềm ân, rủi ro cao, thậm chí không phát hiện được các vi phạm sai sót thông thường xảy ra đối với những nghiệp vụ cụ thê.
+ Về phong cách điều hành của nhà quản lý: Trong những năm qua, lãnh đạo KBNN các cấp đã chú trọng đến quản lý và điều hành kiểm soát hoạt động thu, chỉ
NSNN. Tuy nhiên qua khảo sát thực tiễn cho thấy vẫn còn một số lãnh đạo KBNN chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của HTKSNB nên chưa thật sự chú trọng việc thiết kế và vận
hành HTKSNB trong kiêm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua đơn vị KBNN mình quản
lý. Cụ thể: Một số lãnh đạo KBNN ĐP chưa thường xuyên theo dõi, bám sát, năm bắt
những vướng mắc, sai sót trong quá trình kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN để có biện
pháp khắc phục, chưa kiên quyết trong việc chỉ đạo các bộ phận thực hiện kiểm soát thu,
chi NSNN. Sự giám sát, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống KBNN trong phối hợp,
điều hành nội bộ KBNN cũng như phối hợp với các đơn vị bên ngoài đôi khi vẫn còn lỏng
lẻo chưa chặt chẽ.
+ Về thanh tra, kiểm tra: Mặc dù thực hiện thêm chức năng thanh tra chuyên
ngành đối với các ĐVSDNS, tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hệ
thống KBNN vẫn chưa được coi là một bộ phận quan trọng trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý thu, chỉ NSNN. Một số ĐVSDNS chưa chủ động cung cấp thông tin, tài liệu và sẵn sàng hợp
tác với bộ phận thanh tra KBNN. Thanh tra KBNN chưa có kế hoạch cụ thể về sự phối
hợp lẫn nhau giữa các cơ quan có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát thu, chi
NSNN dẫn đến trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN.
Mặt khác, số lượng CBCC được bố trí tại các phòng thanh tra KBNN các tỉnh,
thành phố vẫn còn chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Theo thống kê, đến năm 2015
số công chức được bồ trí tại các phòng thanh tra KBNN các tỉnh, thành phố là 337 cán bộ đạt tỉ lệ 66,5% so với số công chức tối thiểu để đảm bảo thực hiện tốt công tác
thanh tra, kiểm tra theo thông báo tại Công văn 1035/KBNN-TT ngày 13/5/2015 của KBNN là 507 cán bộ. Có những đơn vị KBNN chỉ có 3 hoặc 4 CBCC tại phòng thanh tra, dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra và thanh tra chuyên ngành chưa đảm
142
bảo hiệu quả. Qua khảo sát thực tế cho thấy trình độ của một số CBCC làm công tác
thanh tra của KBNN hiện nay cũng chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc mà bộ phận thanh tra thực hiện.
+ Về cơ cấu tổ chúc: Qua tìm hiểu thực tế cho thấy tại một số KBNN ĐP, việc phân bổ số lượng CBCC làm nhiệm vụ kiểm soát thu, chi NSNN chưa thực sự phù hợp với yêu cầu công việc của từng đơn vị KBNN. Tại các KBNN ĐP, nhiệm vụ kiểm soát chỉ còn thực hiện phân tán tại các bộ phận nghiệp vụ khác nhau. Tại KBNN cấp tỉnh, nhiệm vụ kiểm soát các khoản CĐT và chi các CTMT được thực
hiện bởi phòng kiểm soát chỉ nhưng nhiệm vụ kiểm soát các khoản CTX lại được thực hiện bởi phòng KTNN. Tương tự, tại KBNN cấp huyện, nhiệm vụ kiểm soát
các khoản CDT và chỉ các CTMT được thực hiện bởi Tổ Tổng hợp - Hành chính nhưng nhiệm vụ kiểm soát các khoản CTX lại được thực hiện bởi Tổ KTNN. Khâu
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ, tài liệu, chứng từ chỉ của các đơn vị giao
dịch gửi đến KBNN ĐÐP chưa thực hiện được theo cơ chế giao dich mot cửa mà đang
còn giao địch phân tán tại hai cửa tại bộ phận kiểm soát chỉ (phòng kiểm soát chỉ, tổ Tổng hợp - Hành chính) và bộ phận KTNN (phòng, tổ KTNN).
+ Về chính sách nhân sự: Đại đa số đội ngũ CBCC của KBNN có phẩm chất
tốt cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ song còn một bộ phận CBCC chưa được đào tạo cơ bản cả về nghiệp vụ và CNTTT nên ngại tiếp thu các vấn đề mới, đặc biệt
là về CNTT khi KBNN áp dụng TABMIS và các ứng dụng CNTT trong kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN. Tại một số đơn vị KBNN chưa chú trọng tổ chức tập
huấn, triển khai chế độ chính sách mới cho CBCC một cách thường xuyên. Bản thân
một số CBCC thực hiện kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN cũng chưa chú trọng đến việc tự học hỏi, tự nghiên cứu cập nhật để nắm rõ chính sách chế độ nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn trong khi chính sách, TTKS thu, chỉ NSNN thường có sự
thây đối theo yêu cầu quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô. Do vậy đã ảnh hưởng không
tốt đến chất lượng công việc kiểm soát.
+ Về các nhân tổ bên ngoài:
- Về cơ chế chính sách của Nhà nước đối với quản lý NSNN: Hệ thống văn bản
pháp lý của Nhà nước, cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực thu, chỉ NSNN của cơ quan Nhà nước đã có sự thay đổi nhưng chưa phù hợp với thực tế, dẫn đến có vướng mắc nhất định trong tổ chức thực hiện. Mặt khác, do các văn bản quy định về quy chế, TTKS
thu, chỉ NSNN thường ít ôn định, thường có thay đổi, biến động nên tác động không nhỏ
đến kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN.
143
- Về sự phối hợp truyền nhận thông tin, báo cáo dữ liệu giữa KBNN với các
đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN đôi khi chưa được kịp thời. Mặt khác nhận thức của ĐTN khi nộp NS vao KBNN và ĐVSDNS khi thực hiện các thủ tục hồ sơ thanh toán chưa cao dẫn đến còn tồn tại
những sai sót ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thu, chỉ NSNN của KBNN.