Thực trạng thông tin và truyền thông về thu, chỉ NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu Luận án kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước (Trang 132 - 135)

THỰC TRẠNG HỆ THÓNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ VỚI KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN QUA KHO BAC NHA NƯỚC VIỆT NAM

2.5. B3 trên đây) cho thấy

2.2.4. Thực trạng thông tin và truyền thông về thu, chỉ NSNN qua KBNN

Những năm qua, KBNN đã chú trọng đến thông tin và truyền thông trong nội bộ hệ thống KBNN cũng như cho các cấp, ngành có liên quan, đặc biệt là thông tin kế toán về thu, chi NSNN nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu của lãnh đạo KBNN và các bên có liên quan quản lý điều hành NSNN.

2.2.4.1 Thực trạng hệ thống thông tin kế toán đối với kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN

Từ khi thành lập, hệ thống KBNN đã triển khai áp dụng hệ thống thông tin kế

toán cho toàn ngành theo các quyết định văn bán hướng dẫn chế độ kế toán KBNN. Khi

Luật NSNN ban hành năm 2002 và sửa đổi năm 2004 đến nay (và Luật NSNN năm 2015- có hiệu lực năm 2017), hệ thống thông tin kế toán KBNN đã có nhiều thay đổi

phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành NSNN của Chính phủ, của ngành Tài chính.

Đề đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ trên thế giới,

KBNN đã triển khai thực hiện KTNN áp dụng TABMIS cho toàn ngành Kho bạc. Hệ

thống kế toán trước và sau khi áp dụng TABMIS có những điểm khác biệt nhất định và có

tác động đến việc kiểm soát thu, chi NSNN qua KBNN, cu thể:

Từ năm 2008 đến trước khi áp dụng TABMIS, KBNN áp dụng hệ thống kế toán thống nhất toàn hệ thống theo quyết định số 120/2008/QĐ- BTC ngày 25/12/2008 về việc

ban hành Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

122

Ngày 06/11/2009 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 212/2009/TT-BTC hướng

dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho TABMIS, hoạt động của bộ máy KỈNN áp dụng

cho TABMIS được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của

Tổng Giám đốc KBNN. Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập, chịu trách

nhiệm thực hiện kế toán NS và nghiệp vụ Kho bạc tại đơn vị mình; đơn vi kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vi kế toán KBNN cấp trên. Ngoài các đơn vị kế toán trong hệ thống KBNN, các cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1, 2 và các đơn vị khác có liên quan phải tổ chức bộ phận nghiệp vụ thực hiện

công việc kế toán quản lý phân bô NS được phân quyền theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình trên TABMIS hoặc trên hệ thống phần mềm có giao diện với TABMIS.

Các đơn vị kế toán phải chấp hành các quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản hướng dẫn KTNN áp dụng cho TABMIS của Bộ Tài chính.

Trên cơ sở thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính, KBNN đã ban hành công văn số 383/KBNN- KTNN ngày 02/3/2010 hướng dẫn chế độ kế toán áp đụng cho TABMIS.

Nhằm đáp ứng cho việc triển khai vận hành TABMIS, ngày 10/01/2013, Bộ Tài

chính đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện KTNN

áp dụng cho TABMIS. Thông tư quy định các nội dung cơ bản, có tính nguyên tắc, ít

có sự biến động về KTNN áp dụng cho TABMIS. Căn cứ Thông tư 08/2013/TT-BTC

của Bộ Tài chính, KBNN ban hành công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/3/2013

của KBNN hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán kế toán TABMIS.

Thực trạng hệ thống thông tin kế toán tại KBNN liên quan đến thu, chỉ NSNN

được tìm hiểu, khảo sát, đánh giá trên các phương diện: Chứng từ kế toán; hệ thống tài

khoản kế toán, số kế toán, hệ thống báo cáo kế toán.

a. Thực trạng về chứng từ kế toán

* Về hệ thống chứng từ kế toán theo quy định

Hiện nay hệ thống chứng từ kế toán và lập chứng từ kế toán thu, chỉ NSNN qua

KBNN sử dụng mẫu chứng từ theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013

của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho TABMIS, Quyết định số

759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 về việc đính chính Thông tư 08/2013/TT-BTC. Khi phối

hợp với các đơn vị liên quan trong lĩnh vực thu, chỉ NSNN thì KBNN có thê sử dụng

chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử do đơn vị KBNN tạo lập, chứng từ điện tử

do NH và các cơ quan liên quan chuyên đến) đề thực hiện thanh toán và hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.

123

Đối với chứng từ thu NSNN: Ngoài áp dụng theo Thông tư số 08/2013/TT-

BTC, còn có chứng từ thu NSNN như “GNT vào NSNN” theo mẫu số C1-02/NS tại Thông tư 84/2016 ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính - hướng dẫn thủ tục thu

nộp NSNN đối với các khoản thuế và thu nội địa.

Đối với chứng từ chỉ NSNN: Ngoài áp dụng theo Thông tư số 08/2013/TT- BTC, có bố sung chứng từ đối với CĐT như: Bảng xác định giá trị khối lượng công

việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán, Bảng kê xác nhận khối lượng đền bù GPMB, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị

thanh toán đảm bảo theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 08/2016/TT- BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 Quy định về quản lý, thanh toán VĐT thuộc nguồn NSNN, hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 3 năm 2016 (thay thế Thông tư

số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011).

Các quy định đến liên quan chứng từ kế toán như: Lập chứng từ, ký và kiểm tra chứng từ kế toán, quản lý con dấu và đóng dấu trên chứng từ kế toán, sử dụng biểu mẫu chứng từ kế toán được quy định thống nhất và áp dụng triển khai trong toàn hệ thống KBNN. Về nguyên tắc kiểm soát chứng từ kế toán các đơn vị, tổ chức, cá nhân

mở TK kế toán và giao dịch với KBNN phải lập và gửi hồ sơ, chứng từ thanh toán đến KBNN. Một số chứng từ kế toán chủ yếu liên quan đến thu, chỉ NSNN được trình bày

chỉ tiết tại phụ lục 2.14.

Phụ lục 2.14. Danh mục một số chứng từ kế toán thu, chỉ NSNN qua KBNN

Qua phỏng vấn cho thấy, một số chỉ tiêu của chứng từ thu, chỉ NSNN có sự chồng chéo, một số biểu mẫu chứng từ chưa thống nhất với chế độ kế toán và các văn

bản hướng dẫn hiện hành và cần được nghiên cứu để đảm bảo thuận lợi cho cá phía

KBNN và các tổ chức cơ quan, DVSDNS trong quan ly NSNN, cu thể như sau: Chứng từ trên phân hệ cam kết chỉ từ chương trình TABMIS có mẫu S2-06/KB/TABMIS còn

thiếu các chức danh “Kế toán” và “Kế toán trưởng”, trong khi Thông tư 08 quy định

mẫu là S2-06e/KB/TABMIS và có quy định các chức danh này. Trên TABMIS hiện nay chưa in được bảng kê yêu cầu thanh toán hủy đảo trong ngày (Mẫu C6-17/KB) theo

Thông tư 08 vì vậy KBNN đang phải lập thủ công trên Excel. Số chỉ tiết tài khoản tiền

mặt trên biểu mẫu S2-02/KB/TABMIS in từ chương trình TABMIS, chưa có các chức danh “Thủ quỹ”, “Giám đốc” và ngày tháng năm theo quy định tại Công văn số

1846/KBNN-KQ ngày 03/10/2011 của KBNN về công tác đối chiếu số liệu giữa kế toán

và kho quỹ khi kiểm quỹ tiền mặt vào cuối ngày; đồng thời Số chỉ tiết tiền gửi NH cũng

124

không có chức danh “Giám đốc” theo Quyết dinh sé 858/QD-KBNN ngay 15/10/2014 của KBNN ban hành quy chế bảo quản, lưu trữ và tiêu huỷ tài liệu kế toán của hệ thống

KBNN trong điều kiện vận hành TABMIS. Do đó kế toán viên phải ghi bổ sung thêm bằng thủ công các chức danh vào chứng từ đề ký đủ các chức danh theo quy định.

Qua khảo sát về hệ thống thông tin kế toán được (trình bày chi tiết tại phụ lục

Một phần của tài liệu Luận án kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)