QUA KHO BAC NHA NUOC VIET NAM
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THONG KSNB NHAM TANG CUONG KIEM
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
Trong phần này luận án trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện các yếu tố
của MTKS nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các yếu tố thuộc MTKS đã
được NCS phân tích, đánh giá trong chương 2.
a) Nang cao tính chính trục, giá trị đạo đúc, năng lực CBCC trong hệ thống KBNN
Lãnh đạo KBNN cần coi trọng tính chính trực, giá trị đạo đức, năng lực của
164
CBCC vì có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi hiệu quả các chính sách, TTKS thu, chi NSNN và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về KBNN. Nâng cao tính chính trực, giá trị
đạo đức, năng lực của CBCC trong toàn hệ thống KBNN nhằm tạo dựng môi trường văn hóa công sở, cung cấp dịch vụ công có chất lượng cho xã hội đồng thời đảm bảo
thực hiện tốt mục tiêu quán lý quỹ NSNN.
Chú trọng văn hóa công sở tại KBNN trước hết cần cải tiến cách thức giao tiếp, cung cấp thông tin và giải thích vướng mắc cho công chúng đến giao dịch, đảm bảo
cho công chúng được nhận những thông tin mà họ cần với chất lượng phục vụ, hành vi
ứng xử đúng mực của cán bộ KBNN trong kiểm soát thu, chỉ NSNN. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho lãnh đạo,
CBCC luôn luôn cần thiết.
Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát thu, chỉ NSNN và CBCC trực tiếp kiểm
soát hoạt động thu, chỉ NSNN là người đưa ra quyết định xử lý các giao dịch với công
chúng. Do đó chất lượng kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN chịu ảnh hưởng trực tiếp bời trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của lãnh đạo, CBCC thực
thi nhiệm vụ. Người đứng đầu KBNN phải tạo được cơ chế tốt, môi trường hòa đồng,
thân thiện, có tính đoàn kết cao để các CBCC có điều kiện trau đồi và phát triển đạo
đức nghề nghiệp, nâng cao tính chính trực, trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiỆp.
Cụ thể như sau:
+ Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
của CBCC thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN nhằm đảm bảo mọi CBCC đều thực
hiện nghiêm túc đầy đủ quy trình, thủ tục, nội dung công việc trong kiểm soát thu, chỉ NSNN. Ví dụ các đơn vị KBNN cần quy định rõ: Trong trường hợp hồ sơ thanh toán của ĐVSDNS không đảm bảo hoặc thông tin về các khoản thu nộp NS chưa được cung cấp đầy đủ cho CBCC kiểm soát thu, chỉ theo yêu cầu thì CBCC cần tư vấn giải
thích rõ ràng, thỏa đáng cho khách hàng hiểu để thực hiện đúng quy định và có thê
hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đúng theo yêu cầu. Mọi hướng dẫn cụ thể cần lưu lại rõ ràng
kèm theo cùng bộ hồ sơ đề khách hàng giao dịch có thể hiểu rõ nội dung, cách thức bổ
sung, hoàn thiện một cách đầy đủ, kịp thời.
+ Tăng cường giáo dục, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo tính chính trực, giá trị đạo đức cũng như năng lực, trình độ CBCC trong toàn hệ thống KBNN để đảm bảo mọi
CBCC trong các đơn vị KBNN luôn có thái độ phục vụ khách hàng văn minh lịch sự,
hướng dẫn khách hàng chu đáo về thủ tục, quy trình. Các đơn vị KBNN nên áp dụng mô
165
hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc cung cấp các dich vụ công, trong đó có
dịch vụ công của KBNN như KBNN Thành phố Hồ Chí Minh, KBNN Đà Nẵng... KBNN
các ĐP nên đề nghị Ủy ban nhân dân mở những trang web của các cơ quan chính quyền ĐP trong đó có trang web của KBNN cấp Tỉnh (Thành phổ) và các đơn vị KBNN cấp Huyện để thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng với các dịch vụ công, trong đó có dịch vụ KBNN thực hiện. Thông qua kết quá đánh giá của khách hàng, lãnh đạo KBNN có căn cứ dé đưa ra biện pháp cải thiện môi trường văn hóa tại KBNN đồng thời bản thân CBCC giao dịch với khách hàng trong kiểm soát hoạt động thu, chỉ có ý thức cao hơn đối với chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Tăng cường đảo tạo, bồi đưỡng nâng cao trình độ và khả năng giao tiếp, xử lý các mối quan hệ trong và ngoài đơn vị của lãnh đạo và CBCC nhằm đảm bảo có đủ
khả năng giải quyết công việc một cách mạch lạc rõ ràng, đúng chế độ, kịp thời, có thể
giải quyết mọi vướng mắc cho khách hàng nhằm đảm bảo cho công việc quản lý, điều
hành NSNN được trôi chảy, thông suốt và đảm bảo, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện
đại hóa hoạt động KBNN, đảm bảo và nâng cao uy tín của KBNN. Tiếp tục tập trung
tuyên truyền việc học tập và làm việc theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống KBNN.
+ Cần xây dựng tiêu chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo và CBCC đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN. Trên cơ sở đó để xây dựng chiến lược dao tạo đội ngũ lãnh đạo và CBCC về mọi mặt và đưa ra mục tiêu đảo tạo, bồi dưỡng cụ
thể, thích hợp với từng giai đoạn. Đồng thời cần quy định bắt buộc đối với CBCC thực
hiện kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN phải tham dự các khóa bồi dưỡng, cập nhật nâng
cao kiến thức hàng năm. Tất cả các môn học, khóa học đảo tạo, bồi dưỡng phải tổ chức thi đánh giá kết quả, phân loại CBCC để tạo cho CBCC có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác đảo tạo.
+ Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề về các vấn đề vướng mắc trong quá
trình thực hiện kiểm soát thu, chỉ NSNN để CBCCphân tích rõ nguyên nhân của
những vướng mắc, tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục. Tại cdc don vi KBNN DP cần tăng cường các buổi trao đổi nghiệp vụ để lãnh đạo, CBCC cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN. Mặt khác, các đơn vị KBNN cần có biện pháp khuyến khích CBCC tăng cường trao đổi thông tin
trên mạng nội bộ và nên chỉ định các chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc trên mạng
nội bộ khi CBCC có vướng mắc về quy trình, thủ tục.
166
b. Hoàn thiện phong cách điều hành của nhà quản lý
Lãnh đạo KBNN cần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của từng yếu tố cầu
thành của HTKSNB đối với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể
của KBNN. Trước hết KBNN cần chú trọng đến nêu cao tính chính trực, tiên phong, gương mẫu trong công việc và khả năng giám sát công việc của lãnh đạo KBNN các cấp dé họ có đủ khả năng để phát hiện và soát xét phần công việc của cấp dưới.
Quan điểm và cách điều hành của nhà quản lý trong việc xây dựng và thiết lập các TTKS có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức thực hiện và hiệu lực kiểm soát toàn hệ thống KBNN. Lãnh đạo KBNN các cấp cần nhận thức rõ vai trò, tác dụng của
HTKSNB trong việc đạt được các mục tiêu của KBNN trong đó quan tâm đến các yếu
tố cầu thành HTKSNB. Muốn đạt hiệu quả trong kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN,
lãnh đạo KBNN phải có sự rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và có cơ chế chính sách
giám sát chặt chẽ, hợp lý trong việc thực hiện các chính sách, thủ tục KSNB trong hệ thống, cụ thể:
- Xây dựng và thực hiện quy chế phân công, phối hợp thực hiện quy trình kiểm
soát hoạt động thu, chỉ NSNN theo hướng đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, khoa học, thuận tiện. Mọi công việc trong kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN phải được mô tả rõ
ràng, xác định nhiệm vụ cụ thể của các CBCC. Công việc được mô tả bằng bảng mô tả
công việc hoặc các hình thức khác trong đó quy định cụ thể kiến thức và kỹ năng cần thiết
để thực hiện nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo đơn vị KBNN khi phân công bồ trí nhiệm vụ
cần xem xét về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, đồng
thời phải luôn có sự giám sát, huấn luyện CBCC đầy đủ và thường xuyên.
- Lãnh đạo KBNN cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các cơ chế chính sách và quy trình, quy chế KSNB trong kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN. Thực
hiện phô biến, cập nhật các cơ chế, chính sách văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và
các cơ quan có thâm quyền; các quy trình nghiệp vụ của KBNN tới từng đơn vị KBNN và
CBCC thực thi nhiệm vụ kiểm soát để nắm vững và thực hiện nghiêm túc.
- Lãnh đạo KBNN cấp dưới thường xuyên báo cáo phản ánh kịp thời cho lãnh đạo KBNN cấp cao hơn các vấn đề khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, những điểm không phù hợp, bất cập trong thực hiện để trình cấp có thâm quyền nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Lãnh đạo các KBNN cần thường xuyên nắm bắt tình hình thực tiễn,
tô chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế chính sách, quy chế, quy
trình nghiệp vụ, trên cơ sở đó phát hiện kịp thời các quy chế không còn phù hợp với thực
167
tiễn hoặc chưa phù hợp với quy định của cấp trên để đề xuất sửa đổi, bỗ sung hoặc hủy bỏ
cho phù hợp. Lãnh đạo KBNN các cấp cần tuyên truyền, phô biến cho CBCC trong đơn
vị nghiên cứu những chính sách, văn bản mới. Cụ thé, trong bối cảnh Luật NSNN 2015 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm NS 2017. So với Luật NSNN 2002, Luật
NSNN 2015 có nhiều nội dung quan trọng được bổ sung, sửa đổi, ảnh hưởng đến công tác
quản lý NSNN đồng thời đòi hỏi hệ thống MLNS và hệ thống mẫu biểu, công thức của
các Báo cáo kế toán áp dụng cho TABMIS cũng phải được sửa đổi cho phù hợp. Theo đó các dự thảo sửa đổi về chế độ kế toán áp dụng cho TABMIS các quy chế, chính sách kiểm
soát thu, chỉ NSNN cũng được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp. Vì vậy lãnh đạo KBNN
các cấp cần có quan tâm và phô biến đến CBCC trong đơn vị biết để triển khai có hiệu
quả khi các văn bản có hiệu lực.
* Hoàn thiện bộ phận thanh tra, kiểm tra đối với kiểm soát thu, chỉ NSNN
Công tác thanh tra, kiểm tra KBNN hiện nay đang thực hiện 2 nhiệm vụ: (1l) Thanh tra, kiểm tra trong nội bộ các đơn vị KBNN trong hệ thống và (2) thanh tra
chuyên ngành đối với các ÐĐVSDNS. Đối với thanh tra chuyên ngành KBNN thực hiện theo Quyết định 2456 ngày 24/09/2014 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế thanh tra
và theo Quyết định 777 ngày 26/9/2014 của Tổng giám đốc KBNN ban hành về Quy
trình thanh tra chuyên ngành KBNN. Theo đó nhiệm vụ của bộ phận Thanh tra, kiểm
tra KBNN hiện nay vô cùng lớn và đòi hỏi trách nhiệm, chất lượng công việc ngày
càng cao. Do vậy bộ phận thanh tra, kiểm toán nội bộ KBNN cần được chú trọng hoàn
thiện đúng mức dé giúp KBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Một số
nội dung cụ thể về hoàn thiện công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán nội bộ như sau:
+ Cần nhận thức rõ vai trò của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán là một trụ cột quan
trọng trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Lực lượng chủ yếu để làm công tác thanh tra,
kiểm tra là các Phòng Thanh tra, kiểm tra của KBNN cấp Tỉnh, Vụ Thanh tra, kiểm tra ở KBNN TW là đầu mối phối hợp chỉ huy, nhân tố nòng cốt trong việc triển khai hoạt
động thanh tra, kiểm tra trong toàn hệ thống và thanh tra chuyên ngành, cụ thể:
- Vụ Thanh tra, kiểm tra KBNN TW trực tiếp kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, tập
trung vào những ÐĐVSDNS TW và các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố chưa làm tốt công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra. Chú trọng đến việc hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra
đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của KBNN các tỉnh, thành phố.
- Phòng Thanh tra, kiểm tra KBNN cấp Tỉnh căn cứ vào hướng dẫn, chỉ đạo hoạt
168
động thanh tra, kiểm tra hàng năm để chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra các
ĐVSDNS trên địa bàn tỉnh, thành phố của mình và kiểm tra các đơn vị KBNN thuộc
thấm quyền quản lý của Giám đốc KBNN.
- Cần xác định rõ vai trò của các đơn vị liên quan và xã hội tại địa bàn trong việc phối hợp tốt và tạo điều kiện cho cơ quan thanh tra, kiểm tra KBNN thực hiện công tác kiểm tra, giám sát như cung cấp thông tin, tài liệu, hết sức cầu thị và sẵn sàng hợp tác.
- Giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và các quy định trong toàn hệ thống và từng đơn vị KBNN đề giảm bớt nguy cơ sai phạm, rủi ro để giảm tải khối lượng công việc cho bộ phận này để dành thời gian cho tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị. Yêu cầu từng đơn vị KBNN đều phải tự đề phòng, ngăn ngừa những sai phạm ngay trong lĩnh vực
quản lý NSNN tại đơn vị mình. Thường xuyên có chế độ tự kiểm tra, đánh giá quá trình và tự hoàn thiện, chấp hành pháp luật và chế độ quản lý thu, chỉ NSNN một cách có nề nếp.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp lẫn nhau với các cơ quan liên quan có nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý thu, ch NSNN như Thanh tra Nhà nước,
thanh tra Tài chính, Thanh tra ngành xây dựng,... để tránh trùng lặp và chồng chéo, gây cản trở trong hoạt động. Phối hợp với các cơ quan thu, cơ quan quản lý VĐT XDCB dé lấy thông tin và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát phù hợp vì các cơ
quan này là là một mắt xích quan trọng trong kiểm tra giám sát quản lý thu, chi NSNN.
+ Xây dựng và xác định mối quan hệ phối hợp công tác trong việc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của KBNN với Thanh tra Bộ Tài chính,
Thanh tra của các Tổng cục trực thuộc Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ xây dựng, trong đó:
- Thanh tra Bộ Tài chính giữ vai trò chỉ đạo, đầu mối trong việc thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành trong toàn ngành tài chính. Hàng năm ban hành định hướng thanh
tra đối với Thanh tra các Tổng cục, KBNN thực hiện.
- Thanh tra KBNN căn cứ định hướng thanh tra của Bộ Tài chính dé xây dựng kế
hoạch và tô chức chỉ đạo KBNN tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch thanh tra nội bộ
hệ thống KBNN, tổ chức thanh tra các ÐĐVSDNS theo kế hoạch được Tổng Giám đốc KBNN phê duyệt.
- Tổng Giám đốc KBNN, Giám đốc KBNN cấp tỉnh căn cứ kết quả thanh tra dé
ban hành kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính các đơn vị, cá nhân vi
phạm thuộc thầm quyền quản lý của KBNN theo thâm quyền và mức phạt theo Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng
169
phí; dự trữ quốc gia; KBNN và Thông tư 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực KBNN.
+ Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chéo của KBNN để tăng cường tính khách quan trong các kết luận kiểm tra, đánh giá nhằm cung cấp thông tin tin cậy cho quản lý
và điều hành quỹ NSNN của KBNN.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ KBNN với chức năng kiểm tra, đánh giá, tư vấn nhằm phát hiện và cảnh báo sớm những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của KBNN. Cần chú trọng việc kiểm tra, đánh giá
tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản và sử dụng nguồn lực của KBNN, qua đó kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục
sai sót, tồn tại; xử lý các sai phạm; đề xuất các biện pháp hoàn thiện HTKSNB, hệ thống
quản lý rủi ro trong KBNN dé nang cao hiệu quả, hiệu lực quản lý.
+ Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi đưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cho CBCC thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành KBNN những kiến thức chuyên sâu về công tác thanh tra, kiếm soát NSNN, hạch toán các khoản chỉ NSNN tại KBNN cũng như tại ĐVSDNS và những kỹ năng trong công tác thanh tra, đặc biệt là kỹ năng phát hiện và xử
lý trong quá trình thanh tra. Thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá công tác thanh tra chuyên
ngành đề phản ánh những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề tồn tại sai sót trong quá trình thực hiện nhằm giúp lãnh đạo KBNN cũng như công chức thanh tra chuyên ngành KBNN có những chấn chỉnh, khắc phục kịp thời và rút kinh nghiệm cho công tác thanh tra.
Thanh tra chuyên ngành là nhiệm vụ mới đối với hệ thống KBNN nói chung và
đối với CBCC thanh tra chuyên ngành KBNN nói riêng, đây là vấn để phức tạp, nhạy
cảm. Trong khi biên chế không thay đổi, lãnh đạo KBNN cần tăng cường điều chuyển
CBCC các bộ phận khác có đủ năng lực, kinh nghiệm kiểm soát (như bộ phận kiểm soát, kế toán) sang thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đảm báo tiến độ và chất
lượng cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành. Đồng thời quy định CBCC được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải nêu cao tỉnh thần học tập, nghiên cứu và luôn
luôn thực hiện với tỉnh thần trách nhiệm cao góp phần hoàn thiện, phát triển và đảm bảo
hiệu lực hiệu quả của hệ thống KBNN.
* Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tô chức bộ máy của KBNN nói chung và cơ cấu tổ chức liên quan đến
kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN nói cần phải đảm bảo gọn đầu mối, không phình
170