QUA KHO BAC NHA NUOC VIET NAM
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THONG KSNB NHAM TANG CUONG KIEM
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro
Trong hoạt động nghiệp vụ KBNN hiện nay có thể nhận thấy KBNN luôn phải
đối mặt với rủi ro từ bên trong và bên ngoài hệ thống, nhất là đối với hoạt động thu,
chỉ NSNN. Các rủi ro trong hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN tồn tại, phát sinh do quy mô NS ngày càng lớn, khối lượng công việc ngày càng nhiều, các quy chế văn bản
luôn có sự sửa đổi bổ sung phù hợp theo yêu cầu thực tiễn. HTKSNB của KBNN đã
được thiết kế và vận hành các quy chế đánh giá rủi ro liên quan đến một số lĩnh vực của KBNN, tuy nhiên trong thực tế triển khai các quy chế này chưa đảm bảo tính hữu hiệu và thường xuyên, liên tục, chưa phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN. Để khắc phục những nhược điểm
trên, KBNN cần thực hiện các giải pháp sau:
* Giải pháp hoàn thiện về nhận dạng rủi ro
+ Nâng cao nhận thức của toàn thể lãnh đạo, nhân viên KBNN về nhận diện, rủi ro
tiém ân và rủi ro phát sinh trong kiểm soát thu, chỉ NSNN. Lãnh đạo KBNN các cấp cần phố biến cho CBCC về quản lý rủi ro trong hoạt động của KBNN nói chung, hoạt động thu, chỉ NSNN nói riêng. CBCC trong hệ thống cần nắm rõ các quy chế kiểm soát để phát hiện các rủi ro trrong kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN qua KBNN. Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước cập nhật, bồi đưỡng kiến thức về
nghiệp vụ quản lý rủi ro cho CBCC thực hiện kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN.
+ KBNN cần rà soát và đề xuất bô sung các quy định pháp lý có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính đối với tất cả các cấp, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến NSNN.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phô biến thông tin để các cấp, các ngành, đơn vị có liên quan và tất cả CBCC KBNN nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của nhận điện, đánh giá rủi ro trong kiểm soát thu, chỉ NSNN. Từ đó, có sự quan tâm và
ủng hộ của các bên liên quan đối với các hoạt động của KBNN khắc phục tình trạng
giả mạo chứng từ thu, chi NSNN, tinh trang nợ đọng trong thanh toán XDCB và góp
phan nâng cao hiệu quả kiểm soát thu, chỉ NSNN .
176
+ KBNN cần xây dựng quy trình đối chiếu phối hợp với cơ quan thu, NH,
KBNN, co quan tài chính, ĐVSDNS trong hoạt động nghiệp vụ thu, chỉ NSNN để đối
chiếu, kịp thời phát hiện sai sót xảy ra. Cụ thể:
- Về nhận diện rủi ro trong thu NSNN:
Ví dụ sai đữ liệu về số phải thu NSNN từ cơ quan thu hoặc Ngân hàng nơi
Kho bạc ủy nhiệm thu chuyển sang KBNN còn thiếu, sai: Sai mã số thuế, kỳ
thuế, sai mã chương, mã nội dung kinh tế, địa bàn hành chính nơi đối tượng thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế; Trường hợp trên KBNN đánh giá mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động là: cao
KBNN cần đưa ra giải pháp phòng tránh là: cần thực hiện các biện pháp để đối chiếu với cơ quan thu, NH đề phòng tránh sai sót, như: Thông báo, tra soát cho Ngân hàng nơi Kho bạc ủy nhiệm thu hoặc cơ quan quản lý thu; Thu theo
BKNT của người kê khai; thực hiện tra soát với đơn vị được ủy nhiệm thu hoặc
cơ quan Thuế.
- Về nhận diện rủi ro trong chỉ NSNN (trường hợp kiểm soát chỉ theo hình
thức Lệnh chỉ tiễn):
Trường hợp dự toán tạm cấp của các cấp ngân sách cho các ĐVSDNS bằng
Lệnh chỉ tiền vượt quy định (do KBNN không kiểm soát dự toán), KBNN cần đánh giá mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động là: cao.
KBNN cần đưa ra giải pháp phòng tránh là: Kiểm tra việc hạch toán đảm bảo
đúng cấp NS, đúng niên độ NS, đúng MLNS hiện hành; Kiểm tra tồn quỹ NS....
* Giải pháp hoàn thiện về phân tích và đánh giá rủi ro
+ Trong điều kiện các giao dịch liên quan đến thu, chỉ NSNN qua KBNN phát sinh ngày càng nhiều, rủi ro ngày càng gia tăng. Đề phân tích và đánh giá rủi ro cũng như thiết kế các thủ tục kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến thu, chỉ NSNN
Kho bạc Nhà nước nên tô chức riêng một bộ phận (hoặc phân công một số cán bộ làm
kiêm nhiệm ở bộ phận thanh tra, kế toán, kiểm soát CĐT) trong đơn vị ở KBNN cấp TW và KBNN cấp tỉnh thực hiện chức năng phân tích, đánh giá rủi ro đối với hoạt
động nghiệp vụ của KBNN nói chung trong đó có kiểm soát hoạt động thu, chỉ NSNN.
Từ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro làm cơ sở để lãnh đạo KBNN TW thiết kế các thủ
tục KSNB nói chung cũng như đối với thu, chỉ NSNN nói riêng, trên cơ sở đó lãnh đạo KBNN ÐĐP tổ chức triển khai thực hiện trong đơn vị mình. Thực tế hiện nay việc nhận
177
thức về nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro của các nhà quản lý và nhân viên KBNN
chưa thật sự đầy đủ, các quy định đã ban hành nhưng chỉ đứng ở góc độ thiết kế là đã
tồn tại, hiện hữu các quy chế mà chưa tính đến sự phù hợp của các quy chế quản lý rủi
ro. Mặt khác tính hữu hiệu trong thực hiện đối với đánh giá rủi ro tại KBNN chưa cao. Vì
vậy lãnh đạo KBNN cần quan tâm giám sát và triển khai việc thực hiện các quy chế về
quản lý rủi ro đối với thu, chi NSNN trong toàn bộ hệ thống, từ đó có những phân tích,
định lượng và đánh giá rủi ro trong kiểm soát hoạt động thu, chi NSNN qua KBNN.
- KBNN cần rà soát, chỉnh sửa hoặc xây dựng mới quy chế KSNB cho phù hợp
với điều kiện thực tế. Trên cơ sở văn của Nhà nước, của Bộ Tài chính, KBNN cần ban
hành thống nhất các văn bản quy định về kiêm soát thu, chỉ NSNN thành một bộ câm nang kiểm soát thu, chỉ NSNN dành cho CBCC thực hiện nghiệp vụ như: Quy trình
kiểm soát chỉ NSNN (Quyết định số I116/QĐ-KBNN), các văn bản hướng dẫn hạch
toán kế toán, quy trình nghiệp vụ KTNN, quy định khung kiểm soát rủi ro, Quy chế
kiểm soát nghiệp vụ kế toán (Công văn số 388/KBNN- KTNN, Quyết định số 161/QĐ-KBNN, Quyết định số 665/QĐÐ-KBNN, Quyết định số 888/QĐ-KBNN) đảm
bảo phải đáp ứng được 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc đầy đủ, nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc hiệu quả. Theo đó thống nhất các quy trình nghiệp vụ, loại bỏ những nội
dung công việc trùng lắp, không cần thiết. Trong nội dung công việc cần có những ví dụ tình huống cụ thé dé tạo thuận lợi cho người dùng dễ tra cứu, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Nhận biết rõ những mục chỉ nào KBNN kiểm soát chỉ và phải chịu trách nhiệm kiểm
soát, những mục chi nào KBNN không thực hiện kiểm soát mà chỉ thanh toán theo đề
nghị của ĐVSDNS, đảm bảo phù hợp với định hướng đơn giản hóa cải cách thủ tục hành chính.
- Xây dựng và ban hành bảng trọng số rủi ro để đánh giá mức độ rủi ro trong từng
hoạt động cụ thể của từng loại hoạt động nghiệp vụ, trong đó có kiểm soát hoạt động thu,
chi NSNN qua KBNN. Xác định điểm số cụ thê cho từng nhân tố ảnh hưởng bị ảnh hưởng,
từ đó xác định cụ thể số điểm tổng cộng để đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại hoạt
động cụ thê của từng đơn vị, bộ phận của KBNN. Ví du sau đây về xây dung bang trong số đề đánh giá rủi ro trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mat qua KBNN.
178
Bảng 3.1. Bảng trọng số đánh giá rủi ro không tuân thủ quy trình chi tiền mặt trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN
STT Nhân tố ảnh hưởng ( nguy cơ) Trọng số
(%)
1 Không thực hiện đúng quy trình luân chuyên chứng từ chỉ. 10 2 Không kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ trước | 15
khi chỉ tiền.
Không lập bảng kê chi tiên. 5
4 | Bảng kê chỉ tiền không ghi đầy đủ các yêu tô. 3
Không kiêm soát sự khớp đúng giữa chứng từ chi và bảng kê | 17 chỉ về các yếu tố theo quy định.
6 Không ghi chỉ tiết vào mặt sau bảng kê trường hợp đơn vị có | 3 nhiều chứng từ.
7 Sửa chữa bảng kê không đúng quy định. 5
8 Ghi vào sô quỹ không đúng quy trình. 7
9 Chi tiền cho khách hàng theo nguyên bó niêm phong của | 5
KBNN hoặc tiền của Ngân hàng nhận về.
10 | Chỉ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng. 10 11 | Không ký tên hoặc đóng dâu “Đã chỉ tiền” trên bảng kê chỉ. | 15
12 | Lưu trữ bảng kê không đúng quy định. 5
Tổng cộng 100
KBNN thực hiện chấm điểm cho từng nhân tố (bước) dựa trên các thông tin đã thu
được về nguy cơ rủi ro đối với từng bước đề cho điểm từ 0 đến 3 (Ví dụ: 0: không có
rủi ro; từ 0 đến 1: Rủi ro thấp; từ 1 đến 2: Rủi ro trung bình; từ 2 đến 3: Rui ro cao).
Sau khi định lượng rủi ro cho từng nhân tố sẽ nhân với trọng số tương ứng của từng nhân tố để có kết quả điểm số của từng nhân tố và tổng mức rủi ro đối với hoạt động
(vi du chi tiền mặt) của đơn vị và bộ phận đó trong KBNN để đánh giá tổng quát về rủi
ro. Tổng điểm xác định được sẽ được so sánh với bảng điểm từ 0 đến 3 như trên để
đánh giá mức độ rủi ro cụ thể đối với từng quy trình, từng hoạt động của từng đơn vị
trong KBNN hay toàn hệ thống KBNN.
Ví dụ: Để đánh giá rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền mặt trong thanh toán
179
trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN tại các đơn vị KBNN dựa trên bảng trọng số các
nhân tổ ở trên và kết quả chấm điểm nguy cơ rủi ro cho từng nhân tố (bước) dựa trên các thông tin đã thu được về nguy cơ rủi ro đối với từng bước ở KBNN A để xác định mức độ rủi ro đối với quy trình chỉ tiền mặt trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN ở KBNN A như bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3.2. Bảng đánh giá mức độ rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền trong
thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN của KBNN A
STT | Nhân tố ảnh hưởng ( nguy cơ) Trọng | Điển | Tổng
số (%) | số điễm
1 Không thực hiện đúng quy trình luân chuyên | I0 1 0,1 ching tt chi.
2 Không kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng | 15 2 0,3
từ trước khi chỉ tiền.
Không lập bảng kê chi tiên. 5 1 0,05
4 | Bảng kê chỉ tiền không ghi đầy đủ các yếu tô. 3 1 0,03
Không kiêm soát sự khớp đúng giữa chứng từ chỉ | 17 3 0,51 và bảng kê chỉ về các yếu té theo quy định.
6 Không ghi chỉ tiết vào mặt sau bảng kê trường hợp | 3 0,5 0,015 đơn vị có nhiều chứng từ.
7 Sửa chữa bảng kê không đúng quy định. 5 0,2 0,01
8 Ghi vào sô quỹ không đúng quy trình. 7 1 0,07
9 Chi tiền cho khách hàng theo nguyên bó niêm | 5 0,5 0,025 phong của KBNN hoặc tiền của Ngân hàng nhận
về.
10 | Chỉ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách | 10 0,3 0,003 hàng.
II | Không ký tên hoặc đóng đấu “Đã chỉ tiền” trên | 15 1.0 0,015
bang ké chi.
12 | Lưu trữ bảng kê không đúng quy định. 5 0,1 0,05
Tổng cộng 100 1,133
180
Tương tự có thể xác định mức độ rủi ro đối với quy trình chi tiền mặt trong thanh toán
trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN ở KBNN B như bảng 3.3 sau đây:
Bảng 3.3. Bảng đánh giá mức độ rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN của KBNN PB
. Trọng | Điển | Tổng
STT Nhân tô ảnh hưởng ( nguy cơ) . , „
số (%) số điềm 1 Không thực hiện đúng quy trình luân chuyên | 10 2 0,2
chứng từ chi.
2 Không kiêm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng | 15 3 0,45
từ trước khi chỉ tiền.
Không lập bảng kê chỉ tiền. 5 1 0,05
4 | Bảng kê chỉ tiền không ghi đầy đủ các yếu tô. 3 1 0,03
Không kiêm soát sự khớp đúng giữa chứng từ chi | 17 3 0,51 và bảng kê chỉ về các yếu tố theo quy định.
6 Không ghi chi tiêt vào mặt sau bảng kê trường hợp | 3 0,5 0,015 đơn vị có nhiều chứng từ.
7 Sửa chữa bảng kê không đúng quy định. 5 0,2 0,01
8 Ghi vào sô quỹ không đúng quy trình. 7 2 0,14
9 Chi tiền cho khách hàng theo nguyên bó niêm phong | 5 2,5 0,125
của KBNN hoặc tiền của Ngân hàng nhận về.
10 | Chitién không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng. | 10 0,3 0,003
II | Không ký tên hoặc đóng dấu “Đã chỉ tiền” trên | 15 2.0 0,03
bang ké chi.
12 | Lưu trữ bảng kê không đúng quy định. 5 0,1 0,05
Tông cộng 100 1.64
Qua 2 bảng trên có thể đánh giá được mức độ rủi ro không tuân thủ quy trình chỉ tiền trong thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt qua KBNN của 2 KBNN như sau:
+ Tại KBNN A: 1,133 — Rui ro ở mức độ thấp hơn trung bình
+ Tai KBNN A: 1,64 — Rui ro 6 mức độ cao hơn trung bình
(Việc xác định nguy cơ rủi ro trên có thể áp dụng cách tính tương tự với rủi ro cho từng loại nghiệp vụ, từng ẩơn vị hay toàn hệ thống KBNN)
181
- Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm soát thu, chỉ NSNN liên quan đến quy trình nghiệp vụ như: các thông tin về số lượng các sai sót của HĐKS được phát hiện sau khi rà soát lại các quy trình nghiệp vụ. Khả năng xảy ra các loại sai sót tiềm ân và mức độ tác động khi xảy ra sai sót. Những sai sót mà khả năng xuất hiện thấp và tác động ít đến đơn vị thì không cần phải tiếp tục xem xét. Ngược lại, các sai sót với khả năng xuất hiện cao và tác động lớn thì cần phải xem xét kỹ càng. Để đo lường khả năng xảy ra của một sai sót, có thể dùng các chỉ tiêu định tính như: cao, trung bình, thấp hoặc các cấp độ chỉ tiết khác. Ngoài ra, cũng có thể dùng chỉ
tiêu định lượng như: tỷ lệ xuất hiện, tần suất xuất hiện, số lượng và bản chất của các
sai sót được phát hiện trong quá trình rà soát đánh giá quy trình nghiệp vụ. Ngoài ra
việc các phát hiện sai sót được khắc phục kịp thời một cách phù hợp, có thé chỉ ra biện
pháp đánh giá chất lượng kiểm thu, chỉ NSNN. Ví dụ đánh giá rủi ro theo ma trận hoạt động quản lý rủi ro ở Bảng 3.4 sau đây.
Bang 3.4. Ma trận hoạt động quản lý rủi ro
Quy mô, tần suât của hoạt
động được
gần lý Cao Trung bình Thấp
Mức độ rủi ro
i Cao Can thiết có sự | Phải quản lý và | Yêu cầu mức độ
quản lý trên | giám sát rủi ro quản lý cao phạm vi rộng
Trung bình Phải có quản lý | Cần có quản lý Các rủi ro có thể
được chấp nhận với
sự giám sát
Thấp Quản lý và giám | Chấp nhận, nhưng | Chấp nhận các rủi
sát các rủ ro có biện pháp giám | ro Sát các rủi ro
Dựa trên ma trận này, KBNN có thể thiết kế và thực hiện các hoạt động quản lý
rủi ro đối với thu, chỉ NSNN cho phù hợp đề đảm bảo thực hiện được mục tiêu ở mức độ rủi ro chấp nhận được với chi phí hợp lý.
182
- Định kỳ các đơn vị KBNN cần tổ chức đánh giá một cách toàn diện các mặt
hoạt động của KBNN trong đó tập trung vào việc tìm ra các rủi ro tiềm ân. Tổng hợp các sai sót đồng thời thiết kế xây dựng chương trình cảnh báo để hỗ trợ cho CBCC
kiểm soát thu, chỉ NSNN nhận biết dấu hiệu cảnh báo đối với các hoạt động có thê dẫn
đến rủi ro. Các đơn vị KBNN cần phải sinh hoạt chuyên đề thường xuyên để CBCC trong đơn vị nắm vững các nguy cơ rủi ro và cách phân tích đánh giá rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, xử lý trong kiểm soát thu, chỉ NSNN.
Việc thực hiện các giải pháp đánh giá rủi ro trong hoạt động của KBNN nói chung, trong kiểm soát thu, chỉ NSNN qua KBNN nói riêng có tác dụng rất lớn đối với
hoạt động kiểm soát của KBNN, cụ thê trên các mặt sau:
- KBNN sẽ lập kế hoạch và đưa ra các quyết định hoạt động, quản lý cơ và chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm soát thu, chỉ NSNN một cách phù hợp.
- KBNNVN sẽ phân định rõ trách nhiệm chính trong việc giảm thiêu và quản lý các khu vực chứa nguy cơ rủi ro cao, bao gồm cả các hoạt động giám sát, báo cáo và sửa chữa sai sót, cho cán bộ quản lý cao cấp tại KBNN.
- Mỗi cán bộ quản lý hay nhân viên của KBNN sẽ làm tất cả mọi việc trong phạm vi quyền hạn của mình để hỗ trợ và tăng cường hiệu quả của quản lý rủi ro để
thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thu, chỉ NSNN một cách hiệu quả.