1.3. Rủi ro tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất
1.3.3. Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng
- Môi trường tự nhiên: Thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán… Đây là nhóm nguyên nhân bất khả kháng, Ngân hàng không thể thay đổi được mà phải chấp nhận rủi ro. Ngân hàng chỉ có thể giảm thiểu hạn chế rủi ro chứ không thể triệt tiêu rủi ro.
Nếu là tín dụng thương mại, rủi ro xảy ra là do nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro của mình, do đó làm giảm thu nhập của Ngân hàng.
Nếu là tín dụng chỉ định của chính phủ, rủi ro xảy ra, chính phủ sẽ bù đắp cho Ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Các yếu tố như chu kỳ kinh tế, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ đều ảnh hưởng đến Ngân hàng nhưng yếu tố điển hình nhất là chu kỳ kinh tế. Rủi ro tín dụng thường xảy ra khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Khi đó lạm phát tăng cao kéo theo thất nghiệp và sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ của NHNN làm cho các chủ thể kinh tế hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận suy giảm nên việc thanh toán nợ gặp nhiều khó khăn, rủi ro tín dụng
xuất hiện. Ngược lại trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng các ngành kinh doanh nói chung đều có thuận lợi do đó để giữ mối quan hệ với Ngân hàng họ thường thanh toán nợ gốc và nợ lãi đúng kì hạn. Tỷ lệ thu hồi nợ tăng lên, đồng thời dư nợ tăng, các khoản nợ xấu đều giảm. Đây là thời kỳ mà cả nhà đầu tư, Ngân hàng lẫn người dân đều mong đợi.
- Môi trường chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị không ổn định, chính sách thường xuyên thay đổi, các khoản cho vay chính sách được thực hiện bởi NHTM, các văn bản pháp luật không nhất quán, mâu thuẫn, không rõ ràng (luật đất đai, luật phá sản, …) để đạt mục tiêu của người cầm quyền, sự tôn trọng pháp luật của người dân… sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
1.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng - Rủi ro đạo đức của cán bộ Ngân hàng
+ Rủi ro xuất phát từ phía nhà quản lý Nngân hàng
Về chủ quan, một nhà quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì phòng ngừa được sự phát sinh của RRTD. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hay cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho RRTD phát sinh. Chẳng hạn khi nhà quản lý hay bộ phận nhóm cán bộ quản lý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện vay vốn của khách hàng chưa hội tụ đủ, thậm chí không đủ điều kiện và đã được CBTD thẩm định, ghi rõ ghi rõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm định là không duyệt cho vay. Thông thường thì những khoản vay không được phê duyệt, nhưng vì một lý do tế nhị nào đó, nhà quản lý hay nhóm cán bộ quản lý đã bằng cách này hay cách khác, hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo. Về khách quan, rủi ro trong quản trị kinh doanh NHTM như là một yếu tố tất yếu là không thể tránh khỏi. Song việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực cũng như phẩm chất, tư cách đạo đức nghề nghiệp thì sẽ dẫn đến sử dụng những cán bộ thiếu trung thực…
+ Rủi ro xuất phát từ phía cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng (cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định…)
Cần nhấn mạnh rằng rủi ro trong hoạt động tín dụng là khó có thể tránh khỏi. Dù CBTD, những người liên quan đến công tác thẩm định cho vay đã rất tận tâm nhưng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro. Vì một nguyên nhân khách quan là không phải khách hàng nào vay vốn Ngân hàng cũng đều kinh doanh có hiệu quả. Có thể thấy rằng ở đâu chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy trình xét duyệt, cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi, xử lý nợ nghi ngờ, nợ xấu… thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, ở đâu sự
14
quan tâm chú trọng không đầy đủ, đúng mức thì ở đó rủi ro cao. Qua kết luận kiểm tra, kiểm toán nội bộ các Ngân hàng cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định hồ sơ sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra, kiểm soát. Điều đó một phần do năng lực của cán bộ liên quan, nhưng một phần không nhỏ gây nên tình trạng đó là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định… liên quan đến công tác cho vay bị sa sút về phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm.
- Rủi ro công nghệ và quy trình tín dụng chƣa hợp lý
Công nghệ của Ngân hàng lạc hậu, đặc biệt là công nghệ thu thập, xử lý thông tin dẫn đến thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng, tin cậy, kịp thời, chính xác để phân tích trước khi cấp tín dụng, làm cho chất lượng tín dụng không cao.
Thêm vào đó, kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng, việc xác định hạn mức tín dụng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng chưa phong phú; quy trình cho vay của Ngân hàng chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, mô hình quản lý tín dụng chưa phù hợp, chưa có bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt. Những yếu kém về công nghệ là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.3.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Rủi ro đạo đức trong kinh doanh của các NHTM không phải chỉ do cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên tín dụng của Ngân hàng mà còn do một số đối tượng là những khách hàng vay vốn. Có thể thấy rõ rủi ro tín dụng xuất phát từ phía người vay vốn như sau:
- Đạo đức kinh doanh: Thông thường các HSX khi vay vốn Ngân hàng đều phải có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Ngân hàng sẽ xét duyệt sau đó quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không và nếu cho vay thì tối đa là bao nhiêu.
Trên thực tế, các HSX sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không ít. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, đi vay nhiều Ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng.
- Khả năng quản lý còn hạn chế: Các HSX vay tiền Ngân hàng với mục đích chung là để mở rộng qui mô kinh doanh. Tuy nhiên, đa số các hộ lại chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chứ ít có hộ nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Khi đó, quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý, điều này dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
- Tình hình tài chính yếu kém và thiếu minh bạch: Trên thực tế, các HSX lập sổ sách kế toán để Ngân hàng xét duyệt cho vay vốn nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi các cán bộ Ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của hộ dựa trên số liệu do các hộ cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là lý do vì sao Ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là một chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Cho nên trách nhiệm của các CBTD là khá nặng nề, chỉ một chút sai sót có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng.
1.3.3.4. Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, đó là nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đồng thời là cơ sở thúc đẩy khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả. Vì vậy, việc thẩm định không chính xác giá trị của tài sản bảo đảm hay các tài sản bảo đảm bị tranh chấp về pháp lý đều có thể gây nên rủi ro cho Ngân hàng
Đối với các HSX, tài sản bảo đảm vay vốn có thể là các tài sản cố định như đất đai, nhà ở là những tài sản khó định giá. Việc thẩm định giá trị tài sản theo giá thị trường là một vấn đề khó khăn cho Ngân hàng bởi cán bộ tín dụng của các Ngân hàng chưa được trang bị đầy đủ khả năng chuyên môn trong việc thẩm định. Do đó CBTD thường xác định định giá bằng kinh nghiệm, cảm tính hoặc dựa theo báo cáo tài sản cố định của khách hàng nên Ngân hàng phải tự gánh chịu rủi ro khi thẩm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thị trường của tài sản. Các tài sản đảm bảo cũng có thể là những tài sản có tính chuyên dụng, đặc thù. Do đó khả năng chuyển nhượng hoặc tìm người mua đối với tài sản này là rất khó khăn. Thêm vào đó các tài sản bảo đảm cũng có thể biến động về giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho Ngân hàng không thu hồi nợ đủ và lãi từ khách hàng vay
Trong một số trường hợp các tài sản dùng làm tài sản bảo đảm bị tranh chấp về mặt pháp lý gây rủi ro cho Ngân hàng. Tài sản đồng sở hữu nhưng không có sự chấp nhận của tất cả các đồng sở hữu; tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay nhưng không có thông tin lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng, không có quy định rõ ràng; sự phân chia quyền hạn trong tài sản bảo đảm không có thỏa thuận trước khiến cho việc dùng tài sản đảm bảo gặp khó khăn.