1.3. Rủi ro tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất
1.3.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng hộ sản xuất
Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sử đổi một số điều của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”
Dư nợ quá hạn HSX là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng chưa thu hồi kể từ ngày đến hạn thanh toán. Dư nợ quá hạn HSX thấp có thể coi là RRTD với HSX là thấp, tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, Ngân hàng còn dung các chỉ tiêu tương đối sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn
HSX =
Số dƣ nợ quá hạn HSX
x 100%
Tổng dƣ nợ HSX Trong đó:
Nợ quá hạn = Nợ cần chú ý + Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nghi ngờ + Nợ có khả năng mất vốn
Cụ thể các nhóm nợ được quy định tại điều 6 và điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN như sau:
- Nợ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Hay bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Hay bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày;
18
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Hay bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Hay bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ khoanh chớ chính phủ xử lý
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng cho vay HSX có bao nhiêu đồng bị nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp cho các NHTM lường trước được những hậu quả có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa sớm. Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ quá hạn < 2% được coi là hợp lý. Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, làm cho Ngân hàng bị ứ đọng vốn tại các khoản vay và do đó chi phí cơ hội của Ngân hàng tăng lên.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng do dư nợ quá hạn và tổng dư nợ không vượt quá được xác định tại một thời điểm nhất định nên tỷ lệ nợ quá hạn không phản ánh đúng thực chất chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, cho dù các Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá cao nhưng tỷ lệ mới có khả năng thu hồi lớn thì vẫn được coi là chất lượng tín dụng ổn định (với giả định các yếu tố khác không đổi). Do đó, khi đánh giá RRTD HSX, các Ngân hàng thường quan tâm đến 3 nhóm nợ: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm nợ có khả năng thu hồi), nhóm nợ nghi ngờ (Nhóm nợ khó có khả năng thu hồi), nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ khó đòi).
1.3.5.2. Chỉ tiêu dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN thì “Nợ xấu” được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”
Như vậy, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: Đã quá hạn và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Dư nợ xấu HSX cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng thấp, các khoản nợ nghi ngờ vẫn chưa được thu hồi, vốn vẫn bị ứ đọng. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chất lượng tín dụng HSX. Để chính xác hơn Ngân hàng thường kết hợp với chỉ tiêu tương đối, tỷ lệ nợ xấu HSX
Tỷ lệ nợ xấu
HSX =
Dƣ nợ xấu HSX
x 100%
Tổng dƣ nợ HSX
Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ xấu HSX phản ánh trong 100 đồng dư nợ HSX có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, mức độ an toàn đối với cho vay HSX thấp. Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% được coi là tốt, phù hợp với mức của hệ thống Ngân hàng
1.3.5.3. Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng
HSX =
Doanh số thu nợ HSX Dƣ nợ bình quân trong kỳ HSX
Ý nghĩa: Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định. Nếu số vòng quay tín dụng càng cao thì chứng tỏ đồng vốn tín dụng của Ngân hàng quay càng nhanh.
1.3.5.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ Hệ số thu nợ
HSX =
Doanh số thu nợ HSX
x 100%
Doanh số cho vay HSX
Ý nghĩa: Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay ra. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng gặp rủi ro.
20 1.3.5.5. Tình hình tổn thất tín dụng
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN thì “nợ có khả năng mất vốn” có thể được định nghĩa theo định lượng hoặc định tính như sau:
- Theo định lượng: “Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại, các khoản nợ khoanh chờ xử lý”
- Theo định tính: “ Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ được các tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi vốn, mất vốn”
Chỉ tiêu đo lường rủi ro mất vốn:
Tỷ lệ dự phòng RRTD
HSX =
RRTD đƣợc trích lập cho vay HSX
x 100%
Dƣ nợ HSX cho kỳ báo cáo
Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
R = max {0, ( A- C )} x r Trong đó:
R: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm R: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng cho vay HSX thì có bao nhiêu đồng phải trích lập dự phòng RRTD. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với cho vay HSX càng cao thì RRTD của Ngân hàng đối với danh mục cho vay HSX có nguy cơ cao hơn chất lượng danh mục chất lượng tín dụng này thấp
1.3.5.6. Khả năng bù đắp rủi ro
Tín dụng là nghiệp vụ đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên đây là hoạt động có tỷ lệ rủi ro cao nhất. Do đó để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng khi có RRTD xảy ra Ngân hàng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản và không đứng bên bờ vực phá sản thì các Ngân hàng đều trích lập dự phòng RRTD.
Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường khả năng bù đắp RRTD từ cho vay HSX mà các Ngân hàng thường sử dụng
Hệ số khả năng bù đắp RRTD
HSX =
RRTD đƣợc trích lập cho vay HSX
x 100%
NQH khó đòi cho vay HSX Trong đó:
Nợ quá hạn khó đòi cho vay HSX = Nợ có khả năng mất vốn cho vay HSX Hệ số khả năng bù đắp RRTD với HSX dùng để tính toán cho các khoản vay HSX có khả năng không thu hồi được. Hệ số này phản ánh cứ 100 đồng nợ quá hạn khó đòi đối với HSX thì có bao nhiêu đồng được bù đắp bởi dự phòng RRTD. Để đảm bảo an toàn Ngân hàng phải hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn khó đòi đối với cho vay HSX.