Khái quát hoạt động kinh doanh của PGD Hà Huy Tập trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Hà Huy Tập (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á – PHÒNG GIAO DỊCH HÀ HUY TẬP

2.1. Khái quát tình hình hoạt động của PGD Hà Huy Tập

2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh của PGD Hà Huy Tập trong giai đoạn

Với địa bàn hoạt động trong phạm vi thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh của PGD Hà Huy Tập chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng khác đặc biệt các Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ bền vững với khách hàng, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Mặc dù còn những bất lợi của điều kiện khách quan nhưng với sự lãnh đạo linh hoạt của Ban giám đốc, sự năng động của đội ngũ các trưởng phòng nghiệp vụ, sự nỗ lực của đội ngũ CBCNV, hoạt động chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể.

2.1.4.1. Tình hình lợi nhuận của PGD trong giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.1. Tình hình lợi nhuận PGD Hà Huy Tập năm 2010 - 2012

Đơn vị: VND

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tăng

giảm (%) Năm 2012 Tăng giảm (%)

I THU NHẬP 5.799.461.611 6.205.467.505 7 9.952.200.133 60,38

1 Thu lãi tiền gửi 614.645 175.909 (71,38) 532.563 202,75 2 Thu lãi cho vay 5.725.437.774 6.088.436.977 6,34 7.082.692.368 16,33

3 Thu lãi điều chuyển vốn 0 0 2.766.290.971

4 Thu dịch vụ thanh toán 54.846.970 44.293.272 (19,24) 55.376.159 25,02 5 Thu nghiệp vụ bảo lãnh 9.979.590 17.080.662 71,16 29.045.891 70,05 6 Thu dịch vụ ngân quỹ 2.677.632 2.627.351 (1,88) 459.468 (82,51) 7 Thu khác 5.905.000 52.853.334 795,06 17.802.713 (66,32) II CHI PHÍ 4.748.419.889 4.305.722.842 (9,32) 6.189.964.921 43,76 1 Trả lãi tiền gửi 1.850.043.430 2.750.055.166 48,65 2.286.893.319 (16,84) 2 Trả lãi điều chuyển vốn 2.317.023.142 902.707.190 (61,04) 3.306.805.866 266,32 3 Lương, phụ cấp lương 362.255.229 423.360.553 16,87 369.800.947 (12,65) 4 Nộp bảo hiểm xã hội 30.504.430 33.784.890 10,75 32.750.130 (3,06) 5 Nộp bảo hiểm y tế 5.389.440 5.974.650 10,86 5.785.740 (3,16) 6 Nộp kinh phí công đoàn 3.588.780 3.811.940 6,22 3.646.580 (4,34) 7 Chi ăn ca cho CBCNV 29.625.000 32.750.000 10,55 30.300.000 (7,48) 8 Chi bưu phí, điện thoại 93.886.401 90.080.920 (4,05) 92.265.800 2,43

9 Điện nước 8.342.527 8.321.818 (0,25) 10.021.318 20,42

10 Khấu hao cơ bản TSCĐ 47.761.510 54.875.715 14,90 51.695.221 (5,80) III Lợi nhuận trước thuế 1.051.041.722 1.899.744.663 80,75 3.762.235.212 98,04

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2010 – 2012 của PGD Hà Huy Tập) Nhận xét:

- Thu nhập của PGD tăng trưởng qua các năm, năm 2010 đạt 5.799.461.611 đồng, năm 2011 đạt 6.205.467.505 đồng, tăng so với năm 2010 là 406.005.894 đồng;

34

năm 2012 đạt 9.952.200.133 đồng, tăng so với năm 2011 là 3.746.732.628 đồng. Cụ thể như sau:

+ Thu lãi tiền gửi: Đây là khoản thu bán vốn huy động cho Hội sở. Mức thu không cao do lãi suất huy động của Phòng thường sát với giá bán vốn nên mức chênh lệch không nhiều. Năm 2010 đạt 614.645 đồng; năm 2011 đạt 175.909 đồng; năm 2012 đạt 532.563 đồng.

+ Thu lãi cho vay: Đây là khoản thu nhập từ hoạt động cho vay. Thu nhập cho vay tăng qua các năm chứng tỏ mức dư nợ bình quân của Phòng có tăng trưởng và phát triển. Năm 2010 là 725.437.774 đồng, năm 2011 đạt 6.088.436.977 đồng. Năm 2012 tăng 16,33% so với năm 2011. Mức độ tăng trưởng phản ánh đúng thực tế mức tăng dư nợ tại PGD.

+ Thu lãi điều chuyển vốn: Đây là khoản tiền thu nhập khi vốn huy động vượt mức cho vay được bán về Hội sở. Trong năm 2010 và 2011 không phát sinh. Năm 2012, khoản thu này khá lớn đạt 2.766.290.971 đồng. Hoạt động kinh doanh huy động của PGD khá tốt tại một số thời điểm vượt mức cho vay

+ Thu từ dịch vụ thanh toán: Đây là khoản thu phí dịch vụ thanh toán và chuyển tiền giao dịch cho khách hàng. Mức thu nhập bình ổn qua các năm.

+ Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: Đây là khoản thu phí khi thực hiện các bảo lãnh phát sinh cho khách hàng. Năm 2011 tăng 71,16% so với năm 2010, năm 2012 tăng 70,05% so với năm 2011. PGD đã biết chú trọng đến các khoản thu dịch vụ. Mức tăng trưởng tăng đều qua các năm.

+ Thu từ dịch vụ Ngân quỹ và thu khác: Đây chủ yếu là các khoản thu chi tại nhà và kiểm đếm hộ khách hàng. Khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu nhập của PGD

- Chi phí: Chi phí của PGD giữ bình ổn trong năm 2010, 2011 và tăng đột biến năm 2012 (tăng 43,76%), cụ thể như sau:

+ Trả lãi tiền gửi: Đây là khoản trả cho các khoản huy động tại Phòng GD.

Mức trả năm 2011 tăng 48,65% so với năm 2010 phả ánh đúng tăng trưởng huy động tại Phòng và lãi suất huy động thời điểm đó cao. Năm 2012 thấp bằng 16,84% so với năm 2011. Mặc dù số dư huy động tăng nhưng năm 2012 có nhiều chính sách của Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất huy động nên mức trả giảm hơn năm 2011.

+ Trả lãi điều chuyển vốn: Khoản trả cho Hội sở khi dư nợ vay vượt mức huy động, PGD phải mượn vốn Hội sở để kinh doanh. Mức biến động phản ánh thực tế:

Năm 2011 rất thấp ở mức 902.707.190 đồng, giảm nhiều so với năm 2010 và 2012 do PGD thực hiện chính sách huy đông vốn tốt nên giảm thiểu chi phí.

+ Các khoản chi khác như: Lương và phụ cấp, bảo hiểm, phí công đoàn, khấu hao tài sản cố định… luôn giữ mức bình ổn qua các năm, không có biến động nhiều.

- Lợi nhuận: Năm 2010 đạt 1.051.041.722 đồng. Năm 2011 tăng 80,75% so với năm 2010; Năm 2012 tăng 98,04% so với năm 2011. Mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm phù hợp với các mức tăng huy động và dư nợ của Phòng. PGD luôn đạt các mục tiêu kinh doanh của Hội sở giao.

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn

Xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, phòng đã có nhiều chính sách thích đáng để huy động vốn từ mọi nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng VNĐ, USD. Với nhiều phương thức linh hoạt và thái độ phục vụ nhiệt tình, lịch sự của đội ngũ nhân viên, phòng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, duy trì mối quan hệ mật thiết giữa Ngân hàng và khách hàng với quan điểm: "Là người bạn đồng hành, là điểm tựa thành công của khách hàng". Phòng đã cung cấp các dịch vụ ngày càng phong phú để thực hiện thanh toán nhanh, chính xác, đáp ứng mọi nhu cầu và tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái tin tưởng. Nhờ vậy công tác huy động đã thu hút được những kết quả đáng khích lệ tạo tiền đề vững chắc cho Phòng hoạt động và phát triển.

Trong giai đoạn 2010 - 2012 tình hình kinh tế bất ổn, suy thoái không chỉ ảnh hưởng trong nước mà có sức ảnh hưởng trên cả thế giới. Tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao, vì vậy có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của ngân hàng

Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động tại PGD Hà Huy Tập năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tăng

giảm (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tăng giảm (%) Theo thời gian 247.898 - 398.926 - 60,92 598.303 - 49,98 Tiền gửi KKH 48.773 19,67 51.699 12,96 6 57.059 9,54 10,37 Tiền gửi CKK 199.125 80,33 347.227 87,04 74,38 541.244 90,46 55,88 Theo loại tiền 247.898 - 398.926 - 60,92 598.303 - 49,98 Nội tệ 224.750 90,66 328.303 82,3 46,07 508.434 84,98 54,87 Ngoại tệ 23.148 9,34 70.623 17,7 205,09 89.869 15,02 27,25

Theo người gửi 247.898 - 398.926 - 60,92 598.303 - 49,98

Tổ chức kinh tế 199.123 80,32 337.052 84,5 69,27 539.288 90,14 60 Cá nhân 48.775 19,68 61.874 15,5 26,85 59.015 9,86 (4,62)

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn của NHTMCP Đại Á - PGD Hà Huy Tập)

36 - Nhận xét về tổng nguồn vốn huy động

Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm và có mức tăng tương đối ổn định. Cụ thể công tác huy động vốn của phòng Hà Huy Tập trong giai đoạn 2010-2012 như sau:

Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 247.898 triệu đồng, năm 2011 đạt 398.926 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 60,92% so với năm 2010, năm 2012 tăng 199.377 triệu đồng tương ứng 49,98% so với năm 2011.

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

+ Theo thời gian huy động qua bảng số liệu cho thấy: Nguồn vốn không kỳ hạn và ngồn vốn có kỳ hạn tăng đều qua các năm. Trong đó tỷ trọng các nguồn vốn không kỳ hạn giảm dần (năm 2010 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 48.773 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,67%, đến năm 2011 nguồn vốn không kỳ hạn là 51. 699 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,96% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 57.059 triệu đồng chiểm tỷ trọng 9,54% tổng nguồn vốn huy động). Cùng với đó tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng tăng dần. Từ 199.125 triệu đồng năm 2010 đến năm 2011 nguồn vốn có kỳ hạn đạt 347.227 triệu đồng với tỷ lệ tăng 74,38%, năm 2012 nguồn vốn có kỳ hạn tăng 55,88% so với năm 2011.

+ Theo loại tiền có thể thấy: Tỷ lệ huy động tiền gửi bằng ngoại tệ của phòng không cao, thường chiếm tỷ trọng nhỏ (9,34%) trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng hiện đang có số liệu tăng dần qua các năm. Huy động bằng ngoại tệ tăng từ 23.148 triệu đồng năm 2010 đến năm 2011 tăng thêm 47.475 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 205% so với năm 2010, đến năm 2012 tỷ lệ tăng 27,25% so với năm 2011 đạt mức huy động 89.869 triệu đồng.

+ Theo người gửi: Phòng Hà Huy Tập luôn chú trọng việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế (luôn đạt trên 80%) do địa bàn hoạt động của Phòng tại nơi dân cư có thu nhập thấp, mức độ hiểu biết còn yếu nên dân cư thường lựa chọn Ngân hàng có tên tuổi và lâu đời để gửi tiền như BIDV, Vietinbank…. trong khi DAB mới được thành lập tại Hà Nội từ tháng 8/2008. Nguồn vốn huy động từ cá nhân cũng có xu hướng tăng lên vì Ngân hàng đã gây dựng được hình ảnh và lòng tin đối với bộ phận dân cư. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ cá nhân chỉ đạt 48.775 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 61.874 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 26,85% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 nguồn vốn huy động từ cá nhân có giảm nhưng vẫn đạt mức cao.

- Nguồn vốn mà PGD huy động đƣợc tăng lên qua các năm là do những nguyên nhân sau:

+ Việc tiến hành giao chỉ tiêu huy động đến từng cá nhân, người lao động theo đề án khoán tiền lương đã phát huy được hiệu quả, cùng các cuộc thi đua “ cán bộ huy động tốt”, phần thưởng “người đồng hành”. CBTD được giao nhiệm vụ huy động đã nâng cao được nhận thức, vai trò, trách nhiệm của bản thân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trong cơ cấu khoán tiền lương, làm cho mỗi cán bộ bám sát địa bàn, vừa cho vay, vừa huy động tiền gửi. Triển khai có hiệu quả việc khoán số lượng các bút toán cho giao dịch viên, số bó tiền cho cán bộ kiểm ngân, từ đó hiện tượng đùn đẩy khách hàng được hạn chế, mọi người có thái độ niềm nở trong giao dịch để thu hút khách hàng về mình.

+ Ngân hàng cũng đã làm tốt công tác chiến lược khách hàng và chăm sóc khách hàng. Năm 2011, 2012 dù bị ảnh hưởng bởi khó khăn trong cơn bão lãi suất, nên Ngân hàng tăng cường các dịch vụ đối với khách hàng, chăm sóc khách hàng nhằm mục đích giữ chân khách hàng cũ, khách hàng có tiềm năng, đồng thời mở rộng các đối tượng khách hàng mới.

+ Bên cạnh đó, Ngân hàng ngày càng làm tốt công tác tuyên truyền về hình thức huy động, đặc biệt là quảng bá tốt các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu dự thưởng. Trong ba năm 2010, 2011 và 2012 việc tuyên truyền mở rộng mạng lưới các PGD, tăng cường quảng bá sản phẩm tiền gửi đã phát huy tác dụng một cách rõ rệt, số vốn huy động được tăng lên nhanh chóng.

2.1.4.3. Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn chỉ phát huy hiệu quả khi Ngân hàng sử dụng vốn một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, bằng những biện pháp, chính sách thích hợp PGD Hà Huy Tập đã đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trong công tác sử dụng vốn. Có thể xem xét đánh giá tình hình sử dụng vốn của PGD Hà Huy Tập trong giai đoạn 2010 – 2012 qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Tình hình sử dụng vốn tại PDG Hà Huy Tập năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền Tăng giảm

(%) Số tiền Tăng giảm

(%)

DSCV 915.570 1.877.692 105,08 2.295.835 22,27

DSTN 814.647 1.371.552 62,96 1.844.506 34,48

DNCV 487.767 993.907 103,77 1.445.236 45,41

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2010-2012 của PGD Hà Huy Tậ )

38

Theo số liệu trong bảng trên có thể thấy quy mô cho vay trong 3 năm của PGD Hà Huy Tập ngày càng tăng về doanh số cho vay (DSCV). DSCV năm 2010 đạt 915.570 triệu đồng, năm 2011 DSCV đạt 1.877.692 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 105,08% so với năm 2010. Để có được mức tăng đột biến như vậy, PGD tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn các hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn.

Điển hình như Phòng tập trung cho vay các doanh nghiệp kinh doanh ô tô cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, gần với PGD như Showroom Lê Nhân, Vĩnh Đạt, Hồng Hạnh… Theo đặc thù kinh doanh của Ngành hàng này, vòng quay sử dụng vốn thông thường 4 tháng/vòng nên DSCV của Phòng đạt mức cao. Tuy nhiên đến năm 2012, DSCV đạt 2.295.835 triệu đồng, đạt 22,27% mức tăng so với năm 2011 do tình hình kinh doanh xe cũ trên thị trường năm 2012 không được tốt, PGD không phát triển tăng doanh nghiệp kinh doanh xe cũ mà chỉ duy trì hoạt động các doanh nghiệp đang vay vốn, đồng thời đẩy mạnh phát triển cho vay các hộ kinh doanh ở làng gỗ Đồng Kỵ.

Do đặc điểm kinh doanh của ngành gỗ thông thường là bổ sung vốn lưu động trung và dài hạn hoặc cho vay ngắn hạn với vòng quay 09 tháng/vòng nên DSCV có tốc độ tăng chậm, tuy nhiên mức dư nợ cho vay vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng.

Doanh số thu nợ đạt mức bình quân trên dưới 80% qua các năm, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho PGD cũng như công tác thu hồi nợ tốt, các đối tác vay vốn thể hiện có uy tín cao. Mức bình quân như trên thể hiện sự hoạt động kinh doanh ổn định tại Phòng.

Dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 103,77%. Năm 2012 tăng so với 2011 là 45,41%. Số liệu trên thể hiện hoạt động kinh doanh cho vay của PGD là khá tốt, mặc dù năm 2012 là năm khó khăn của ngành tài chính. Việc chuyển đổi ngành hàng cho vay hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường, đảm bảo cơ sở khách hàng để Phòng mở rộng thị trường. Dư nợ cho vay tăng, nguồn lợi nhuận từ hoạt động cho vay cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

2.1.4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh

Hiện nay, tại PGD đang thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh thuế: Công ty cổ phần Bích Thị với doanh số bảo lãnh đạt 16 tỷ đồng - Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện Hợp đồng: Công ty Tân Hoàng Phát với doanh số 2,5 tỷ đồng.

Do toàn bộ hoạt động bảo lãnh của Các doanh nghiệp chỉ mới phát sinh trong năm 2012 nên không có số liệu 2011 để so sánh. Tuy nhiên, đây cũng là bước đầu khẳng định vị thế và hoạt động kinh doanh của PGD.

2.1.4.5. Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu và chiết khấu Bộ chứng từ

Do công tác nhân sự còn thiếu, hơn nữa địa bàn hoạt động của Phòng không có khách hàng tham gia loại hình sản phẩm này nên PGD chưa triển khai được khách hàng nào. Thời gian tới, trong chiến lược kinh doanh của Phòng sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của sản phẩm để tăng mức thu phí dịch vụ, đồng thời tiến hành bán chéo các sản phẩm khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Hà Huy Tập (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)