Thực trạng rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại PGD Hà Huy Tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Hà Huy Tập (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á – PHÒNG GIAO DỊCH HÀ HUY TẬP

2.3. Thực trạng rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại PGD Hà Huy Tập

RRTD luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi Ngân hàng. Trên thực tế, hầu hết các Ngân hàng đều áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD vẫn phát sinh và gây ra những thiệt hại đối với Ngân hàng.

PGD Hà Huy Tập hoạt động trên địa bàn huyện có sản xuất kinh doanh đa dạng, doanh số cho vay HSX cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng DSCV. Do đặc tính của HSX trên địa bàn huyện hoạt động trong nhiều ngành nghề nên cho vay HSX có nhiều rủi ro lớn. Rủi ro trong cho vay kinh tế hộ đang là vấn đề được quan tâm thường xuyên của ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng.

Có thể xem xét thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay HSX tại PGD Hà Huy Tập thông qua các chỉ tiêu sau:

2.3.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn tín dụng hộ sản xuất tại PGD Hà Huy Tập

Nợ quá hạn là rủi ro tín dụng thường gặp và hầu hết các Ngân hàng đều có nợ quá hạn. Do đặc điểm của HSX là vừa làm chủ tư liệu sản xuất vừa trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả kinh doanh của chính mình. Do đó, nếu như HSX bị thua lỗ, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậm sẽ dẫn đến khả năng không trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Chính điều này sẽ làm cho Ngân hàng phát sinh nợ quá hạn và tất yếu Ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

46

Bảng 2.7. Thực trạng nợ quá hạn hộ sản xuất tại PGD Hà Huy Tập

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Tăng giảm

Năm 2012

Tăng giảm Tổng dư nợ (Triệu VND) 196.761 406.546 209.785 765.120 358.574

Trong đó: Nợ xấu 0 223 223 328 105

Nợ quá hạn 0 413 413 801 388

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0 0,102 0,102 0,105 0,003

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0,05 0,05 0,04 (0,01)

Nợ xấu/Nợ quá hạn (%) 0 54 54 40,95 (13,05)

(Nguồn: Báo cáo PGD trình hội sở đánh giá hoạt động kinh doanh 2012) Nhận xét:

Dư nợ là một chỉ tiêu tín dụng tổng hợp, nhưng tỷ lệ NQH mới phản ánh được chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trong hai năm gần đây (2011, 2012), ta thấy tỷ lệ NQH mới phát sinh năm 2011 (năm 2010 PGD mới bắt đầu cho vay nên không phát sinh nợ quá hạn) và tăng không nhiều (tăng 0,003% vào năm 2012) thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng ở mức chấp nhận được. Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ ở mức thấp 0,1%, tập trung ở 02 khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng là Nguyễn Chi Tá: 413 triệu đồng, sản xuất đồ gỗ nội thất và Phạm thị Mịch: 388 triệu đồng, sản xuất thực phẩm sa tế và nước đóng chai.

Cùng với NQH là thực trạng nợ xấu của PGD cũng phản ảnh chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2011-2012 giảm 0,01% cho thấy chất lượng tín dụng có những tiến triển nhất định, mặc dù tỷ lệ quá hạn tăng, nhưng tăng ở mức thấp, chỉ tăng 0,003%.

Bên cạnh đó nợ xấu trên nợ quá hạn cũng giảm 13,05%. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Phòng đạt hiệu quả rất khả quan, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Phòng. Có được kết quả này là do CBTD đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên khả năng thu hồi nợ mới cải thiện hơn trước.

Nhìn chung, thực trạng NQH cho vay HSX của PGD Hà Huy Tập thấp ở mức chấp nhận được. Điều này thể hiện việc cho vay HSX (cho vay trực tiếp đến từng hộ) và chế độ thưởng phạt nghiêm minh của PGD đối với CBTD là có hiệu quả cao hạn chế được rủi ro.

2.3.2. Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn tín dụng

Bảng 2.8. Tốc độ luân chuyển tín dụng của HSX tại PGD Hà Huy Tập Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số trả nợ trong kỳ (Triệu VND) 217.825 501.284 823.473 Dư nợ bình quân trong kỳ (Triệu VND) 93.380 301.653 585.833

Vòng quay tín dụng (Vòng) 2,33 1,66 1,41

(Nguồn: Báo cáo PGD trình hội sở đánh giá hoạt động kinh doanh 2012) Nhận xét:

Vòng quay vốn tín dụng giảm qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng tiền cho vay của PGD chưa hiệu quả. Mặt khác, điều này cũng chứng tỏ có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu cho vay của PGD. Các khoản cho vay vốn lưu động tại PGD kéo dài theo đặc thù cho vay làng nghề (thông thường là 09 tháng/vòng quay vốn lưu động) trong các năm 2011 và 2012, tăng thời gian vay nhiều so với năm 2010 là cho vay kinh doanh ô tô cũ (thông thường khoản vay có thời hạn 04 tháng/vòng quay vốn). Tốc độ thu hồi vốn chậm làm giảm tính thanh khoản của PGD, cần hỗ trợ linh hoạt từ nguồn mua bán vốn của hội sở nhằm tăng lợi nhuận của Phòng và chủ động thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn.

2.3.3. Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Bảng 2.9. Hệ số thu nợ của HSX tại PGD Hà Huy Tập

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số cho vay (Triệu VND) 287.398 591.733 899.649 Doanh số thu nợ (Triệu VND) 217.825 501.284 823.473

Hệ số thu nợ (%) 75,79% 84,71% 91,53%

(Nguồn: Báo cáo PGD trình hội sở đánh giá hoạt động kinh doanh 2012) Nhận xét:

Hệ số thu nợ của Phòng trong năm 2010 đạt 75,79%, 2011 đạt 84,71% tăng 8,92% so với năm 2010. Hệ số này còn tăng thêm 6,82% trong năm 2012 để đạt đến mức 91,53%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ HSX của Phòng ngày càng có hiệu quả, rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp. Tuy nhiên, hệ số thu nợ tăng cũng chỉ ra rằng PGD chưa đạt yêu cầu cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng khi doanh số cho vay tăng không nhiều so với doanh số thu nợ. PGD cần cải thiện chỉ số này trong năm tới

48

để đạt được chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ 2014, nên để ở mức bình ổn của hệ số từ 70 – 80%.

2.3.4. Chỉ tiêu tổn thất tín dụng

Bảng 2.10. Tỷ lệ dự phòng RRTD HSX tại PGD Hà Huy Tập

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ dự phòng RRTD của HSX 0 0 0,36

Hệ số khả năng bù đắp RRTD của HSX 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo PGD trình hội sở đánh giá hoạt động kinh doanh 2012) Nhận xét:

- Năm 2010, PGD không phát sinh nợ quá hạn.

- Năm 2011, PGD phát sinh nợ quá hạn tổng nợ 413 triệu đồng, trong đó nợ xấu 223 triệu đồng (02 món vay của 01 khách hàng Cao Văn Nhậm). Tuy nhiên, giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản tại thời điểm cho vay được định giá 2.550 triệu. Tỷ lệ dư nợ quá hạn/Tài sản bảo đảm < 50% nên PGD không phải trích lập dự phòng rủi ro.

Khoản vay đảm bảo khả năng không mất vốn. Tháng 02/2012, khách hàng đã tất toán khoản vay này.

- Tỷ lệ dự phòng năm 2012 là 0,36%. Tỷ lệ này là chấp nhận được trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hiện nay. Khả năng thu hồi vốn cao, tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm ở mức thấp.

- Do 02 khoản vay trên chưa được xếp vào nhóm nợ khó đòi nên PGD không tính toán hệ số bù đắp.

Kết luận: Qua các chỉ tiêu trên, ta có thể thấy PGD Hà Huy Tập tuy mới thành lập và đi vào hoạt động từ 04/2009, với kinh nghiệm về thị trường chưa nhiều, mạng lưới chưa rộng, nhưng Ngân hàng đã có những thành công nhất định trong việc cho vay và quản lý tín dụng của Ngân hàng. Mặc dù thành lập trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn và suy thoái, nhưng Phòng đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Hà Huy Tập (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)