Tình hình cho vay hộ sản xuất của PDG Hà Huy Tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Hà Huy Tập (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á – PHÒNG GIAO DỊCH HÀ HUY TẬP

2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của PGD Hà Huy Tập

2.2.2. Tình hình cho vay hộ sản xuất của PDG Hà Huy Tập

HSX được xem là những đơn vị kinh tế tự chủ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. HSXKD đóng góp một phần lớn trong tổng giá trị sản lượng hàng năm của Thành phố. Tuy nhiên, HSX là đối tượng kinh doanh có vốn tự có thấp, song có nhu cầu về vốn lớn, cho nên nếu Ngân hàng đầu tư vốn kịp thời sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội. Trong những năm qua, PGD đã rất chú trọng đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất kinh doanh, cụ thể thực trạng cho vay HSXKD của Phòng như sau:

Bước 1 Tiếp xúc và hướng dẫn khách

hàng lập hồ

Bước 2 Thẩm

định khách

hàng

Bước 3 Lập tờ

trình và trình BGĐ duyệt phê

Bước 4 quyết Ra

định khoản

vay

Bước 5 Giải ngân khoản

vay

Bước 6 Giám sát và quản lý tín dụng

Bước 7 Thanh

lý tín dụng

40

Bảng 2.4. Doanh số cho vay hộ sản xuất tại PGD Hà Huy Tập năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu VND

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tăng giảm (%)

Số tiền Tỷ trọng (%)

Tăng giảm (%) Theo thời gian 287.398 591.733 105,89 899.649 52,04

Ngắn hạn 206.483 71,85 405.280 68,49 96,28 585.474 65,07 44,46 Trung hạn 58.756 20,44 127.476 21,54 116,96 219.086 24,35 71,86 Dài hạn 22.159 7,71 58.977 9,97 166,15 105.089 11,68 78,19 Theo ngành 287.398 591.733 105,89 899.649 52,04 TMDV 156.748 54,54 398.475 67,34 154,21 607.448 67,52 52,44 SXKD 96.739 33,66 145.384 24,57 50,28 209.385 23,27 44,02 Ngành khác 33.911 11,80 47.874 8,09 41,18 82.816 9,21 72,99

(Nguồn:Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2010 – 2012 của PGD Hà Huy Tập) Nhận xét:

Qua bảng số liệu cho thấy: Năm 2010 doanh số cho vay HSXKD đạt 287.398 triệu đồng; năm 2011 tăng lên 591.733 triệu đồng, tương ứng mức tăng 105,89% so với năm 2010; năm 2012 đạt 899.649 triệu đồng, tương ứng mức tăng 52,04% so với năm 2011. Nhìn chung DSCV hộ sản xuất kinh doanh tăng qua các năm. Đặc biệt mức tăng từ năm 2010 đến 2011 có mức tăng cao do PGD mới bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh tháng 04 năm 2009, việc tăng cao DSCV năm 2011, 2012 đã thể hiện việc Phòng ngày càng có vị trí, thương hiệu trên thị trường Hà Nội đầy tiềm năng. Ngoài ra, Phòng cũng thực hiện chế độ khoán doanh số đối với từng cán bộ tín dụng, cơ chế thưởng phạt nghiêm minh khuyến khích được các CBTD được nâng cao trình độ chuyên môn.

- Xét theo thời hạn cho vay: Vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng DSCV hộ của PGD. Năm 2010 chiếm 71,85%, 2011 chiếm 68,49%. Năm 2012 giảm 3,42% so với năm 2011 xuống còn 65,07%. Tuy nhiên doanh số cho vay HSX năm 2011 và 2012 vẫn tăng trong tổng DSCV hộ sản xuất. Cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nhưng cũng đang có xu hướng tăng. Cụ thể, cho vay trung hạn năm 2010 chỉ chiểm 20,44% nhưng năm 2012 đã tăng đến 24,35%, mức tăng ổn định qua ba năm. Cho vay dài hạn cũng có xu hướng tăng,

tuy nhiên mức tăng chậm hơn. Mức tăng qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là:

7,71%, 9,97% và 11,68%. Cùng với xu hướng tăng lên của cho vay trung, dài hạn trong tổng DSCV là xu hướng giảm của cho vay ngắn hạn.

Nguyên nhân: Do đối tượng cho vay chủ yếu là các HSXKD với đặc trưng chính là chu kỳ kinh doanh ngắn, tuy nhiên mức độ quay vòng vốn nhanh, các hộ thường có nhu cầu vay vốn để kinh doanh thương mại dịch vụ, đầu tư cơ sở, nhà kho, bến bãi, phương tiện vận chuyển, vì vậy để tạo điều kiện cho các hộ thuận lợi về vốn, Phòng đang từng bước tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ đồng thời giảm chi phí cho vay, chi phí đi vay và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vay HSXKD.

- Xét theo ngành cho vay, ta thấy DSCV HSX chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và sản xuất kinh doanh. Cho vay thương mại dịch vụ luôn ở mức cao nhất trong tổng doanh số cho vay (Năm 2010 là 156.748 triệu đồng, 2011 là 398.475 triệu đồng tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010, năm 2012 là 607.448 triệu đồng, tăng 208.973 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 52,44% so với năm 2011). Mức tỷ trọng cơ cấu ngành nghề cho vay ổn định phù hợp với đặc thù các hộ kinh doanh tại địa bàn chủ yếu là thương mại ô tô và đồ gỗ. Qua đó giúp cho PGD luôn chủ động về vốn và đảm bảo tính thanh khoản đầu vào do PGD chủ yếu huy động các khoản ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh đạt 24,57% trong năm 2011 và duy trì tương đối ổn định 23,27% năm 2012. Mặc dù DSCV và dư nợ ngành tăng nhưng mức tỷ trọng đã phản ánh PGD luôn chủ động trong công tác kinh doanh phát triển khách hàng nhằm đảm bảo mức cân bằng nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn và hiệu quả (Nguồn vốn huy động ngắn và trung hạn được sử dụng cho vay hợp lý). Các ngành khác được coi là duy trì ổn định.

Bên cạnh đó, DSCV sản xuất kinh doanh cũng tăng lên qua các năm nhưng ở mức thấp hơn so với thương mại dịch vụ. Năm 2011 là 145.384 triệu đồng tăng 48.645 triệu đồng tương ứng mức tăng 50,28% so với năm 2010, năm 2012 là 209.385 triệu đồng tăng 64.001 triệu đồng, tăng 44,02% so với năm 2011). Các ngành khác có mức tăng cao tuy nhiên doanh số cho vay tăng không đáng kể.

Nguyên nhân: Do đặc thù vùng địa lý là một trung tâm kinh tế xã hội của cả nước, phát triển mạnh về thương mại dịch vụ và sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp nhẹ phát triển nên tỷ trọng cho vay các ngành này ở mức cao. Ngoài ra, việc cho vay theo HSX các ngành thương mại dịch vụ luôn ở mức cao nhất vì nó phù hợp với quy mô, phù hợp với chính sách và định hướng phát triển của NHTMCP Đại Á

42

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Phòng giao dịch Hà Huy Tập (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)