CHƯƠNG 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ GUT (LẤY TRƯỜNG HỢP Ở SEOUL VÀ HÀ NỘI)
2.4. Phương thức tiến hành nghi lễ Gut và Lên Đồng
2.4.1. Các yếu tố cơ bản trong buổi lễ
2.4.1.3. Đồ lễ dâng cúng và cách bày đồ lễ
Cấu tạo và ý nghĩa của việc sử dụng những đồ cúng lễ
Đồ cúng lễ là phần thể hiện lòng thành, sự tôn kính của ông Đồng bà Đồng, Mudang, của con nhang đệ tử đối với thánh thần. Về cơ bản cả hai quốc gia đều dâng lên thánh thần những đồ cúng cơ bản như hương, hoa, hoa quả, rượu. Đây là những thứ không thể thiếu trên bàn thờ. Nhưng do mục đích làm lễ khác nhau nên
ngoài những thứ đó, ở mỗi quốc gia đều có đặc trưng riêng trong những đồ lễ. Tất cả đều mang ý nghĩa nhất định.
Khi xem xét những đồ cúng lễ ở hai quốc gia chúng tôi nhận thấy một số những đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, đồ cúng lễ đều có màu sắc sặc sỡ. Tương ứng với từng vị thần thì người ta dâng một loại đồ cùng khác nhau. Ở Việt Nam màu sắc của đồ cúng là tùy thuộc vị thần đó thuộc phủ nào. Đồ dâng lên vị Thánh thuộc Thiên phủ thì phải có màu đỏ, Địa phủ màu vàng, Thoải phủ màu trắng và Nhạc phủ là màu xanh; Thứ hai, có sự phân định rõ đồ lễ nào dâng cho vị thánh nào. Đối với đồ dâng cúng tất yếu như rượu, thuốc lá, trà, trầu cau thì mỗi giá lại dâng một thứ khác nhau. Như giá hàng quan, giá ông Hoàng Bơ thì dâng rượu và thuốc lá, giá ông Hoàng Bảy thì dâng trà, giá ông Hoàng Mười dâng trầu cau và rượu. Những đồ dâng này không chỉ đơn thuần là để dâng lên các vị Thánh mà nó còn được coi là chất xúc tác tạo cảm giác hưng phấn thăng hoa, ngây ngất cho ông Đồng bà Đồng. Trên thực tế thì trong rượu, trầu cau, thuốc lá, trà có một hàm lượng chất kích thích, tạo cảm giác hư ảo; Thứ ba, đồ lễ chia làm hai loại: mặn và ngọt.
Trên ban thờ và những đồ cúng bày xung quanh chiếu đồng người ta sẽ không thấy có đồ ăn mặn mà chỉ thấy đồ ăn ngọt. Đồ ăn mặn được cúng cho thần thánh và sau đó sẽ đem cúng cho chúng sinh như gà, thủ lợn, ngoài ra còn cúng thêm bỏng ngô, cháo, đồ mã, chậu cá sống nhỏ, hoặc là một lồng chim dùng để phóng sinh… Ông Đồng bà Đồng tổ chức lễ đồng ở đâu thì phải làm lễ cúng chúng sinh tại nơi đó. Đó là nghi lễ để xin phép những vong hồn đã khuất cho phép thầy Đồng được làm lễ.
Đồ lễ ngọt bao gồm bánh kẹo, hoa quả, nước suối… Ngoài ra, nếu lễ Đồng đó không phải là lễ một buổi lễ Hầu đồng đơn thuần do ông Đồng bà Đồng tự tổ chức, còn gọi là Đồng vui, mà là các khóa lễ theo yêu cầu của con nhang đệ tử thì đồ cúng còn bao gồm cả những đồ hàng mã như ngựa, hình các vị thánh, giấy tiền… Sau mỗi giá đồng thì người ta sẽ đi đốt ngay những đồ vàng mã đó chứ không để cuối lễ mới đốt. Hình thức này cũng giống như hóa vàng mà các gia đình vẫn thường làm trong những ngày lễ đặc biệt như tết, giỗ, rằm… hiện nay. Ở một số buổi lễ chúng tôi còn thấy đồ lễ có cả đường, sữa, dầu ăn… Ở Hàn Quốc đồ cúng cũng được chia làm hai loại là đồ chay và đồ mặn tương tự như ở Việt Nam. Nếu như vị thần linh
nào ăn chay thì Mudang sẽ mặc áo cà sa và chỉ dùng hoa quả, cơm, nước uống. Còn đối với vị thần là quan lại hay chiến binh thì dâng rượu và thịt cá.
Trong Lên Đồng, việc chuẩn bị đồ cúng thông thường là do các con nhang đệ tử chuẩn bị nếu đó là các khóa lễ, nhưng nếu là lễ do ông Đồng bà Đồng tự tổ chức theo hàng năm thì ông Đồng bà Đồng phải tự chuẩn bị tất cả. Đồ cúng lễ không bắt buộc ở số lượng, đó là tùy ở mỗi người. Với Gut thì khác, đồ cúng lễ là do người tổ chức lễ Gut chuẩn bị, cụ thể đó là những người mời Mudang về làm lễ. Mudang có thể yêu cầu khách hàng chuẩn bị những gì mà thánh thần yêu cầu dưới danh nghĩa các Mudang. Nếu không thì có thể đưa tiền cho Mudang và họ sẽ chuẩn bị giúp.
Trong nghi lễ Gut cùa Hàn Quốc, có một số đồ cúng lễ có ý nghĩa đặc biệt và khác với nghi lễ Lên Đồng. Trên bàn thờ tổ tiên và người chết có bày bánh Took, các loại hoa, quả, hương, nến. Sangjarim (상자림) là nơi được bài trí một cách cầu kỳ hoa lệ nhất cả về qui mô lẫn nội dung. Trên Sangjarim của Gut nếu nhìn vào bánh T’eok thì có thể phân chia ra được đâu là thần linh trung tâm, đâu là các thần linh khác. Những Mudang nói rằng 3 loại bánh T’eok được đặt trên bàn thờ là bánh dành cho tổ tiên ở đời xa, và tổ tiên ở đời gần so với người chết.
Ở Seoul đồ ăn được cúng cho thần linh thì không có sự khác biệt so với đồ cúng ở các địa phương khác là mấy. Đặc biệt bánh T’eok được chuẩn bị cho Seoul Gut bao gồm rất nhiều loại như: Gyemyont’eok (계면떡), Patt’eok (팥떡), Bangmangit’eok (방망이떡), Jeolpyon (절편), Baekseolgi (백설기)... Trong số này thì có ý nghĩa đặc biệt hơn cả là Gyemyont’eok luôn được đặt ở bên phải bàn thờ. Loại bánh này sau khi tiến hành xong nghi lễ sẽ được chia cho những người tham dự. Đây là loại bánh chỉ được dùng trong Gut làng của vùng Seoul, nó được hình thành trên ý thức cộng đồng. Nếu nhìn vào những đồ cúng trên bàn thờ Saenamgut rất phổ biến ở Seoul Gut thì ta thấy có các loại như: hoa quả, hồng, quýt, cơm, rượu gạo… và trong đó đặc biệt phải kể đến cá đối (숭어-Sungeo). Cá đối là loại cá dùng trong Saenamgut để thiên độ cho người chết về nơi an lành, người ta dùng cá tươi và trang trí lên trên nó. Cá đối là cá sống được cả ở vùng nước ngọt và nước mặn nên nó tượng trưng cho việc đi lại giữa thế giới bên này và thế giới bên kia trong Shaman giáo Hàn Quốc. Nơi nước ngọt là tượng trưng cho thế giới bên
này còn nơi nước mặn là thế giới bên kia. Do việc dùng cá đối là tượng trưng cho người chết trong Saenamgut nên nếu con người chết đi thì nó mang ý nghĩa là tạo ra con đường đi giữa 2 thế giới bên này - bên kia và sẽ gửi người chết đến một nơi tốt lành thông qua Saenamgut.
Với Bulsasang (불사상) thì có thể nhận thấy qua bánh kếp, bánh Took tên là Bangmangi (방망이), hoa Bulsa (불사), mũ trùm đầu được làm bằng giấy bạch sắc.
Daeanjusang (대안주상) là bàn thờ chủ yếu dành cho tướng quân. Đa phần nghi lễ Gut được tiến hành ở trước bàn thờ lớn, nhưng đặc biệt ở bước Bulsagori ( 불사거리) và Jaesokgori (제석거리) thì chủ yếu lại diễn ra ở trước Bulsasang.
Sajasang (사자상) là bàn thờ dành cho Thần chết, trên đó đặt 3 đĩa bánh T’eok, 3 chén rượu, 3 bát cơm. Những con số 3 này là tượng trưng cho 3 Thần chết đưa người chết về thế giới bên kia. Juak (주악) và Gajeunpyonugi (갖은편웃기) mà được đặt trên bánh T’eok Siru (떡시루) (cùng với Pyonsiru -편시루 và Taesiru -대시루) là loại lễ vật tượng trưng cho Saenamgut. Juak và Gajeunpyonugi mang vẻ đặc trưng là làm bằng gạo nếp, được nấu chín trong dầu ăn và nhuộm màu sắc tự nhiên. Tức là nó được nhuộm thành màu hồng và vàng giống như màu của hoa Jindalraemul (진달래물) và hoa Chijamul (치자물). Hơn nữa nó được nấu với đường đen, được trang trí cả bên trong. Trên bàn thờ lớn có đặt 3 bánh Juak và Gajeunpyonugi bên trên bánh T’eok Siru. Đây là bánh T’eok dành cho tổ tiên và người chết. Bánh T’eok dành cho người chết trong Saenamgut mang tính trần tục hơn so với loại dành cho Thần linh. Vì đây là nghi lễ thiên độ cho người chết. Đặc biệt Juak không xuất hiện nhiều ở trong nghi lễ Gut khác mà nó chỉ xuất hiện trong nghi lễ thiên độ cho người chết.
Chilp’ang (질빵) là bánh ngọt sử dụng trong Gut thiên độ cho người chết.
Hình dáng của Chilp’ang được ví giống với hình những sợi chỉ. Nó dành cho người chết, tổ tiên, Saja và Thần linh được mời về trong lễ Gut, đóng vai trò là đưa người chết về với thế giới bên kia. Điều này cũng được thể hiện qua lời của bài hát “do các ngài đã mệt mỏi rồi nên hãy ăn và dùng những đồ khô và sau đó mang Chilp’ang đi…”. Những câu hát đó có nghĩa là những thần linh được mời đến với lễ
Gut phải được ăn no và mang Chilp’ang đi. Bản thân hình thức của Chilp’ang giống như sợi dây để buộc và gói thức ăn còn thừa và mang chúng đi. Chilp’ang là đồ cúng phản ánh nhận thức cần thiết về việc chuẩn bị đồ ăn và tiền phòng bị đi đường của người sống dành cho người chết.
Sanja (산자) là loại bánh ngọt dùng trong Sajasang (사자상) và Mundeureum (문들음). Ở bước Sajasamseong (사자삼성거리), Mudang lúc đó với vai trò là Thần chết thì họ vừa cắn trong miệng thức ăn vừa nhảy múa. Những hành động mang tính chất phóng đại cường điệu của Thần chết làm cho bầu không khí của lễ Gut trở nên đầy hoạt khí mạnh mẽ. Đây là lúc mà người chết nhận được con dấu để có thể đi đến cõi cực lạc. Ở bước Mundeureum thì Sanja được đặt trên bàn thờ lớn nơi nhận con dấu. Nghĩa là, Sanja không phải đơn giản là bánh ngọt thông thường mà nó mang ý nghĩa rất đa dạng. Sự đa dạng trong ý nghĩa của loại bánh này đến nay vẫn đang được các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tìm hiểu và thảo luận.
Sangsik (상식) trong Saenamgut mang một ý nghĩa rất lớn. Đây là chiếc bàn bày thức ăn để cúng tế người chết thông qua bước dâng cúng lên tổ tiên. Sangsik tương tự như Sangjarim ở chỗ nó cũng được coi là bàn cúng cơm cho người chết trong tang lễ. Trên Sangsik có bày Me-메 (giống như một loại soup) và canh. Việc lựa chọn một trong hai đồ cúng này như thế nào là phụ thuộc vào thời điểm người chết ra đi. Nghĩa là trường hợp thời gian người chết mới ra đi thì cúng Me, còn khi người chết đã qua đời lâu hơn thì cúng Canh. Gần đây, theo những Mudang việc phân chia thời gian người chết ra đi được bao lâu để người ta chọn Me hay canh như vậy là rất khó. Hơn nữa, trong lễ Gut ngày nay người ta không dâng Me mà chỉ dâng trong lễ cảm tạ.
Mỗi đồ cúng lễ đều mang một ý nghĩa nhất định. Chính vì thế trong lễ Đồng hay Gut người ta không bao giờ được phép dâng nhầm đồ cúng cho Thần linh, đó là điều tối kỵ. Trường hợp nếu dâng nhầm thì Thần linh sẽ biểu hiện sự phẫn nộ của mình thông qua nét mặt và hành động của Mudang.
Cách bày đồ lễ
Đồ lễ là thứ rất quan trọng trong lễ Gut và Lên Đồng ở hai quốc gia. Đồ lễ luôn được chuẩn bị chu đáo từ trước. Ở Hàn Quốc, vật cúng được bài trí sẵn trước
khi ấn định tiến hành lễ Gut. Những quả hạnh và bánh ngọt được chuẩn bị từ ngày hôm trước, ngoài ra những vật cúng chủ yếu như hoa quả thì được bày vào buổi sáng hôm tiến hành lễ Gut. SangChaRim1 (상차림) (1) là chiếc bàn bày thức ăn theo một trình tự nhất định, nó được chuẩn bị trước và việc đặt ở đâu là dựa vào sự phân chia không gian tại nhà tiến hành lễ Gut. Những đồ lễ được bày trên Sangcharim để mời thần linh và thực hiện nghi lễ. Thế nhưng, do Saenamgut hiện nay được thể hiện dưới hình thức công diễn trên khán đài lớn nên sự phân chia không gian một cách qui chuẩn không còn nữa. Đặc biệt tại những rạp hát nhỏ, vị trí ghế của khách được sắp xếp ở trung tâm của khán đài nên không thể quan sát rõ sự bài trí, sắp xếp đồ cúng. Khi người tham dự có thể quan sát được Sangcharim như khi quan sát Yeonjidangsang (연지당상) (2) và Taeanjusang (대안주상) (3) thì sẽ thấy được việc bài trí trong không gian trung tâm của khán đài thể hiện một ý nghĩa rõ rệt. Sajasang (사자상) (4) và Dwitjonsang (뒷전상) (5) được bài trí bên cạnh của khán đài.
Vị trí đồ cúng lễ trên bàn thờ lớn được thể hiện trên hình 2.1. Bàn thờ lớn gồm có Taeanjusang, ông bà tổ tiên những người đã khuất và Bulsasang (불사상) (6) được đặt ở trung tâm của Saenamgut. Mặt sau của tượng thờ có đặt Soseolmun (소설문) (7). Khi nhìn từ chính diện bàn bày đồ cúng từ tượng thờ được đặt trên bục cao thì sẽ thấy rõ loại vật cúng dành cho Bulsasang, tổ tiên, người đã khuất là quả hạnh và bánh ngọt. Còn ở dưới bục là đặt Taeanjusang và Anjusang (안주상) (8) dành cho các vị thần linh.
Bulsasang là Sanjarim được làm vào chiều ngày 30 tháng chạp để cúng thần nhà và thần Bulsa trên trời. Nếu quan sát từ phía sau của Bulsasang thì vật cúng là Sanja (산자) (9) và dưa hấu, tiếp đến là bánh kếp được đặt trên Bangmangitook ( 방망이떡) (10). Trên đó cắm hoa Bulsa (불사화) (11) và hoa Chongungmaji ( 천궁맞이화) (12) được làm từ giấy trắng. Ba thứ đó được đặt thẳng hàng. Hàng tiếp theo đặt 3 bát cơm, cây dương xỉ, cây hoa chuông, cây đậu xanh và cà chua.
Hàng trước nhất là bày quả quýt, quả táo và quả hồng.
1 Xem thêm phần giải thích thuật ngữ tiếng Hàn, phụ lục 1
Phía trước là tượng thờ tổ tiên và người đã khuất – đây là nhân vật chính để mời làm lễ Gut. Có thể phân loại đối tượng bằng cách nhìn đồ thờ cúng. Nếu quan sát từ phía sau thì bên cạnh quả dâu tây có đặt 3 loại bánh T’eok. Lúc này, T’eok không phải là loại bánh đơn giản như thông thường mà được thiết kế cầu kỳ. Người ta lật úp bánh T’eok đã được hấp sau đó cắt thành 2 miếng là gọi là Pyeonsiru ( 편시루) và Taesiru (대시루). Người ta nhuộm T’eok thành màu hồng gọi là Gajeunpyeon (갖은편) và màu vàng gọi là Utgi (웃기) rồi đặt chồng 2 loại lên với nhau. Sau đó đặt giấy gấp thếp và cắm nhiều loại hoa giấy. Ở giữa cắm 8 bông hoa sung giấy. Những loại bánh được làm tương tự như vậy có 3 loại. Chúng được dùng để làm bánh cúng tổ tiên và người đã khuất. Bên cạnh những cái bánh người ta đặt 3 bát cơm. Phía sau của bàn bày đồ cúng đặt Doryeongmun (도령문) (13).
Những hoa quả được đặt xếp lên nhau theo trình tự ở trên bàn để bánh ngọt và hoa quả bao gồm lê, táo, quýt, cà chua, hồng, lê, táo. Hàng phía trước có bầy quả chà là, hạt dẻ, quả hạch, hạt thông….
Bánh Sancha
Dưa hấu
Bánh t’eok có cắm hoa
bánh t’eok có cắm hoa
Bánh t’eok có cắm hoa
cơm cơm cơm
Dương xỉ
Hoa chuông
Đậu xanh
quýt táo Hồng
Cà chua
lê Bánh
Songchuy Thức
ăn
Thịt kẹp rau Bánh took đậu xanh
Đậu phụ nhồi thịt lợn
Sườn lợn
chân bò nhồi
Chén rựou
Chân bò nhồi
Rượu Rượu Rượu
Giá nến
Bát hươn g
ống hương
Giá nến Cà
chua
Hồng lê táo
Ch à là
Hạt dẻ
Kẹ o ngọ t
Rau palp o
Lá ngân hạnh
Quả hanh
Hạt thô ng
Has u
Kẹo vừn g
chinpa ng
Bán h ngọ t
lê táo Hồng
Dâ u tây
bánh t’eok
Bánh t’eok
Bánh t’eok
cơm cơm cơm
Bánh sanch a
Taeanjusang được đặt 2 cái bánh gạo nhân đậu đỏ hình tròn ở bên trái của AnchuSang dành cho những thần linh như Taegam (대감), Byeolsang (별상), Songju (성주). Lúc này họ xếp bánh gạo nhân đậu đỏ chồng lên nhau và bên trên thì đặt bát nước lọc. Bên cạnh đặt Sanjok (산적) (14) và Sườn (갈비) (15) hình vuông cùng với thức ăn. Bên trên bánh nhân đậu đỏ có đặt 2 cái Ujok (우족) (16), ở giữa có chén rượu. Hàng phía trước đó có đặt giá nến, bánh T’eok đậu xanh, đậu phụ thịt lợn, ở phía trước có đặt 3 chén rượu và ống cắm hương. Ở dưới Taeanjusang cũng có đặt bát hương.
Yeonjidangsang (연지당상) (hình 2.2) là bàn thờ Jijangbosal (지장보살) – vị thần trông coi cái chết của con người. Phía sau Yeonjidangsang có đặt bức bình phong , phía trên có đặt cái hộp đựng hoa sen được làm bằng giấy. Nếu quan sát kỹ từ hàng sau thì trên bánh Bangmangitook (방망이떡) có đặt bánh kếp và trên bánh kếp có cắm Jihwa (지화) (17) được làm bằng giấy trắng. Phía trước đó có đặt rau tươi và hai hàng bên trước có cắm cây nến. Ở giữa hai cây nến là bày dâu tây, bên cạnh là đặt 3 đĩa bánh kếp và miếng bánh đậu đỏ, đặt ở bên cạnh tiếp theo là 5 quả chà là và bánh gạo hấp, hàng phía trước bày hoa quả gồm có hồng, cà chua, quýt, táo.
Bánh t’eok, Bánh kếp, Chihoa
Bánh t’eok , Bánh kếp, Chihoa
Bánh t’eok, Bánh kếp, Chihoa rau
Cây nến
Dâ u tây
Bánh gạo hấp
Cây nến Bánh kếp Bánh kếp Bánh kếp
Hồng Cà
chua
quýt táo Hồng