Vấn đề bình đẳng giới đã và đang là vấn đề nóng trên phạm vi toàn thế giới.
Câu hỏi đặt ra “bình đẳng giới là gì?”. Theo tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách” (2004) của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữa Việt Nam thì “Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nam giới và nữ giới”. Nam giới và nữ giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình: có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn nhân lực của xã hội và quá tình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống
bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỷ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng , đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Barley (2011) khi tìm hiểu về giới trong Đạo Mẫu cho rằng: Giới không nên được coi như một điểm ổn định hay địa điểm trung gian dẫn lối cho những hành động khác nhau; thay vào đó, giới là một đặc điểm được cấu thành một cách hời hợt về thời gian, được xây dựng trong một không gian bên ngoài thông qua một sự mô phỏng các hành động được cách điệu hóa. Khả năng của các thầy Đồng trong việc thể hiện các vai trò giới theo khuôn mẫu của các vị nam thần và nữ thần một cách đẹp đẽ được những người theo đạo Mẫu công nhận là một phần trong “căn số” của họ; nói cách khác, nó là yếu tố trung tâm trong xu hướng hoạt động của các thầy Đồng. Cụm từ “đồng cô, bóng cậu”, là cụm từ thường được các thầy Đồng và con nhang đệ tử sử dụng để minh họa điều này. Nghĩa đen của cụm từ này để chỉ những người trung gian để linh hồn cô và cậu nhập vào – nhấn mạnh rằng các thầy đồng có thể được nhập hồn bởi những người có giới tính đối lập, bởi cả hồn cô lẫn hồn cậu.
Tuy nhiên, những hoạt động nghi lễ của các thầy Đồng không nên được hiểu lầm như là một ví dụ về cách mà đặc điểm giới có thể được xây dựng hay hủy hoại thông qua hoạt động biểu diễn bất cứ lúc nào. Bởi theo nhiều cách, các vị thần linh thường xác nhận những đặc điểm giới mang tính chuẩn tắc (những vị quan uy nghiêm, những quý bà duyên dáng…). Vì vậy, các thầy đồng là người xây dựng nên đặc điểm giới của riêng mình với sự tham chiếu những khuôn mẫu đã có từ trước, và mang vào mình những đặc điểm được thừa nhận về mặt văn hóa (như “đồng cô”).
“Trong nhiều công trình nghiên cứu từ trước tới nay vẫn có một cách nhìn nhận là người phụ nữ bị gạt khỏi đời sống tín ngưỡng tôn giáo nơi làng xã. Điều đó chỉ đúng trong một số trường hợp, như hệ thống thần linh gắn liền với Nho giáo như
thờ Thành hoàng, thờ Tổ tiên trong gia tộc và dòng họ hay thờ các vị vua chúa, anh hùng dân tộc. Còn lại ta thấy nơi thờ Phật hay trong các đền Mẫu thì ở đó vai trò lại thuộc về giới nữ.” (28,tr.193). Đạo Mẫu không chỉ cho thấy quyền bình đẳng giữa nam và nữ mà còn được xem như nơi ưu ái cho người phụ nữ có phần hơn. Có thể minh chứng cho điều này: Các vị thần trong Đạo Mẫu không chỉ mang giới nữ mà cũng có khá nhiều nam thần như các Quan, các ông Hoàng, Cậu . Tuy nhiên nếu xét trên số lượng thì nam thần ít hơn nữ thần. Cùng với đó người thực hiện nghi lễ chính là các thầy Đồng. Thầy Đồng bao gồm cả nam lẫn nữ. Vai trò của họ được đánh giá là như nhau trong quá trình thực hiện nghi lễ bởi việc nhập hồn nhiều lần các vị thần linh vào thân xác thầy Đồng không có sự phân biệt xác nam hay nữ.
Trong quá trình nhập đồng thì bản thân ông Đồng bà Đồng gần như được coi như vô giới. Trên thân xác ông Đồng bà Đồng sự biến đổi giới phụ thuộc vào từng giá đồng và diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
Tự do tôn giáo là quyền của con người, hành trình đi đặt niềm tin của mỗi người là khác nhau. Nhìn một cách khách quan thì đa phần chúng ta nhận thấy rằng việc trở thành thầy Đồng của nữ giới vẫn gặp nhiều trở ngại hơn là nam giới. Bởi vốn dĩ nam giới vẫn có quyền quyết định nhiều việc hơn là nữ giới. Đa phần những thanh đồng gặp phải sự phản đối của gia đình khi họ quyết định “ra Đồng”. Vậy tại sao người phụ nữ lại bị phản đối như vậy? Có thể lý giải như sau: - Thứ nhất là vẫn còn những định kiến coi Lên Đồng là hoạt động mê tín dị đoan; - Thứ hai là khi trở thành bà Đồng hoặc con nhang đệ tử thì họ phải tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ;
- Thứ ba là công việc chuẩn bị và thực hiện nghi lễ mất khá nhiều thời gian. Nếu lấy mốc từ thời kỳ đổi mới năm 1986 để cho thấy sự “trẻ hóa” trong nghi lễ Lên Đồng thì trước thời kỳ này người phụ nữ bị hạn chế rất nhiều trong việc thực hiện nghi lễ.
Một buổi Lên Đồng hồi đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với ngày nay. Từ trang phục của cô Đồng đến những đồ lễ dâng lên các vị Thánh thần cũng được tối giản tới mức tối đa. Bị nhìn nhận là thứ mê tín dị đoan nên Lên Đồng bị ngăn cấm.
Những khó khăn khách quan đã gây ra những trở ngại tới “cuộc hành trình”- đi tìm lối thoát cho bản thân và những ước nguyện chính đáng. Việc người phụ nữ tìm đến với Đạo Mẫu và đặc biệt là trở thành những bà Đồng là sự cộng dồn của nhiều
yếu tố. Trong đó hai yếu tố chính là nhu cầu cấp thiết cho việc chữa tâm bệnh, và niềm khao khát một cuộc sống may mắn và hóa giải được những rủi ro.
Hình ảnh người phụ nữ được khắc họa phong phú qua nhiều giai đoạn lịch sử và vấn đề giải phóng thân phận của họ cũng đã được đề cập nhiều trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong đó tôn giáo tín ngưỡng cũng góp một tiếng nói không nhỏ, đặc biệt là Đạo Mẫu. Người ta vẫn xem Đạo Mẫu như một trong những cứu cánh an toàn nhất cho người phụ nữ, bởi ở đây có vị thần chủ là nữ giới. Bước vào thế giới của Đạo Mẫu người phụ nữ được là chính mình, được công nhận vai trò của mình, và hơn cả là họ được tôn vinh ở vị thế tối cao. Đạo Mẫu là con đường giải thoát cho những dồn nén, chịu đựng bấy lâu của người phụ nữ có thể chuyển đổi thân phận của mình.
Không biết coi việc ‘ra đồng” như một cuộc cách mạng giải phóng cho thân phận người phụ nữ có phải là hơi ngoa ngôn hay ko? Nhưng từ thực tế chứng kiến
“hành trình thay đổi thân phận” của một người, đó là cuộc hành trình vừa ngắn lại vừa dài. Ngắn là bởi vì có những thân phận chỉ được thay đổi trong vài giờ đồng hồ và trong trạng thái “ảo ảnh”, nhưng cũng có những thân phận được thay đổi trong hiện thực của đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đó là một quá trình dài đấu tranh với bản thân, đấu tranh với những định kiến của xã hội, với sự phản đối của những người thân. GS.Ngô Đức Thịnh trong nghiên cứu của mình có nhắc đến “Ảo ảnh có cần cho con người không?”, tác giả đã đưa ra quan điểm cho rằng “cái ảo ảnh chốc lát ấy lại cần thiết với một số người, trong đó chủ yếu là phụ nữ”. Xét trên góc độ sinh học thì thể trạng của người phụ nữ yếu hơn người đàn ông, chính vì vậy họ dễ được đưa vào trạng thái thăng hoa, dễ bị rơi vào trạng thái tự kỷ ám thị về sự tồn tại của các thần linh, “cái vô thức tiềm ẩn trong con người được đánh thức , giải phóng cho các kìm nén tạo cho người trở lại thăng bằng hơn khắc phục được những lệch chuẩn trong hành vi” [28, tr.192]. Còn trong thực tại chúng tôi đã được chứng kiến rất nhiều trường hợp các bà Đồng khẳng định được vai trò của mình trong gia đình thậm chí họ còn thay thế cả vai trò của người đàn ông. Rất nhiều cô Đồng là người mang lại kinh tế chính cho gia đình. Nhìn nhận lại chúng ta có thể thấy rằng kết quả của quá trình tự đấu tranh với bản thân và đấu tranh với những rào cản khách quan
là hiện hữu. Người ta dễ dàng nhận thấy việc chuyển đổi thân phận được diễn ra trên hai trạng thái. Thứ nhất, quá trình nhập hồn nhiều lần của thần linh Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng bà Đồng là cuộc chuyển đổi thân phận của các thần linh từ vai trò của Thánh Mẫu, đến các Quan lớn, các vị Chầu, ông Hoàng, cô, cậu…Thứ hai, trạng thái chuyển đổi thân phận nhiều khi không chỉ là thân phận của các ông Hoàng bà Chúa mà còn là thân phận của các con người trong mối quan hệ cụ thể của gia đình hay cộng đồng.
Quyền bình đẳng giới trong Lên Đồng không dừng lại ở giới nam và giới nữ, mà trong thời đại ngày nay giới thứ ba hay còn gọi là những người đồng tính tham gia vào lễ Đồng ngày một gia tăng. Đồng tính luyến ái hay gọi tắt là “đồng tính” để chỉ những người yêu người cùng giới. Người đồng tính và tình dục đồng giới là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội Việt Nam. Mặc dù đây không còn là chủ đề mới mẻ, song thái độ của cộng đồng với người đồng tính và những gì liên quan đến họ phần nhiều vẫn là xa lạ và kỳ thị, khiến người đồng tính phải đối mặt với nhiều bất lợi trong cuộc sống. Có nhiều lý do để lý giải tình trạng này, nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là nền tảng văn hóa đạo đức Phương Đông không cởi mở để tiếp nhận những điều trái với quan niệm thông thường. Trong nghiên cứu của mình, GS. Ngô Đức Thịnh (2010) đã chỉ ra rằng: Rõ ràng, người có căn đồng và người đồng tính (gay) là khác nhau, tuy nhiên, lại có một nhóm người vừa có căn đồng, vừa là người đồng tính, mà họ tự nhận mình là đồng cô. Như vậy, đồng cô có hai nghĩa, nghĩa rộng là những người thuộc dòng đồng cốt, họ thờ Thánh Mẫu, khác với Thanh đồng thờ Đức Thánh Trần. Còn theo nghĩa hẹp, đồng cô là những người Lên Đồng ái nam ái nữ [28, tr.181]. Những người đồng tính trong giới ông Đồng, bà Đồng là có tồn tại và có những biểu hiện rõ rệt cụ thể hơn những người đồng tính không thuộc giới này. Xã hội thường lầm tưởng rằng những người đồng tính phần nhiều là ở giới làm nghệ thuật và giới đồng cốt. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, dù chưa nghiên cứu cặn kẽ vấn đề này, lại hướng về một giả thuyết rằng điều này chưa hẳn là đúng. Có thể do môi trường hoạt động nghề nghiệp đặc thù của những người thuộc hai giới trên đều được phát huy và khuyến khích bộc lộ bản thân một cách tối đa. Vì thế ở họ khuynh hướng giới tính được thể hiện rõ nét và công khai hơn những người bình thường.
Bỏ qua hết những vấn đề xã hội khác, chỉ xét riêng vấn đề quyền con người như đã nói ở trên: Lên Đồng – con đường giải thoát khỏi những dồn nén của xã hội hiện đại hay theo cách nói của GS. Ngô Đức Thịnh: Lên Đồng – hành trình của thần linh và thân phận, thì hiện tượng đồng tính trong các thầy đồng có thể xem như con đường họ tìm lại chính mình và được sống đúng với bản thân mình. Cho dù xã hội hiện đại đã cởi mở hơn so với trước nhưng vẫn có những rào cản khiến họ chưa nhận được sự thông cảm của mọi người. Tâm lý chung của những người này, một mặt khát khao được sống thật với giới tính của mình, mặt khác lại dè chừng và e ngại dư luận. Thế nên trong sâu thẳm tâm hồn, họ vẫn ao ước mình “được bình thường” như mọi người, thậm chí cũng đã cố gắng phản kháng lại những ham muốn sâu thẳm bên trong. Nhưng dường như, đấy là con đường họ phải bước tiếp và được chọn để bước tiếp. Vì thế, cái “hành trình giải thoát ấy” vẫn còn ít nhiều bị o bế.
Như chúng ta biết các nhà khoa học thừa nhận việc hình thành xu hướng tính dục là một quá trình phức tạp, có sự tương tác giữa yếu tố sinh học và môi trường xã hội. Sự tương tác này diễn ra trong quá trình phát triển của từng cá nhân, đặc biệt là không ai chọn hoặc quyết định được xu hướng tính dục của mình. Từ năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh. Đã không phải là bệnh thì không thể chữa và không phải chữa. Bởi thế, những định kiến đối với những người đồng tính nói chung và những người đồng tính trong giới đồng cốt nói riêng rất cần nhận được sự chia sẻ và cảm thông của cộng đồng xã hội. Ở Việt Nam, một hoạt động rõ nét nhất để ủng hộ những người đồng tính phải kể đến là Liên minh Quyền Tình dục đã tiến hành nhiều hoạt động xã hội rộng lớn trong chủ đề chung của thế giới năm nay (2012) là chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tại các cơ sở giáo dục nhân Ngày Thế giới chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới 17/5. Vì thế, chúng ta cũng cần có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về vấn đề đang được xã hội coi là nhạy cảm và đặc biệt “nóng” trong thời gian gần đây.
Trong bài nghiên cứu “Đạo Mẫu với vấn đề trao quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực của người phụ nữ Việt Nam” của TS. Vũ Thị Tú Anh có đưa ra một khái niệm gọi là “quyền lực mềm”, cụm từ này nói lên vai trò của người phụ nữ đã thay
đổi, người phụ nữ được trực tiếp thể hiện sức mạnh của mình. “Đạo Mẫu đã trao quyền lực mới và là cách thức thể hiện sức mạnh mới của vai trò người phụ nữ Việt Nam trong diễn trình phát triển mạnh mẽ của văn hóa dân tộc, tiến bộ và nhân bản”
(TS.Vũ Thị Tú Anh). Quyền lực mềm của người phụ nữ trong Đạo Mẫu được thể hiện qua hệ thống đền, phủ, điện thờ Mẫu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu như ở bất cứ ngôi chùa , đình, miếu trên đất nước vô luận linh thần chủ là ai, ý thức dân gian cũng dựng một “ban thờ Mẫu” theo kiểu “tiền Phật hậu Mẫu”. Đó là lối mở, là môi trường mở để người phụ nữ Việt thể hiện quyền lực vào xã hội. Quan sát nghi lễ Lên Đồng – một nghi lễ đặc biệt của Đạo Mẫu có thể thấy quyền lực của người phụ nữ được thể hiện một cách rõ nét. Thứ nhất, việc thực hành nghi lễ phần lớn là nữ giới, hay nói cách khác khi so sánh số lượng ông Đồng bà Đồng thì bà Đồng vẫn chiếm số lượng lớn hơn. Trong khi đó hầu hết những người phục vụ cho buổi lễ lại là nam giới như người thủ đền, thủ nhang, người viết sớ, ban cung văn…Thứ hai, người phụ nữ đã thể hiện quyền lực của mình bằng cách liên kết mọi thế mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần để tạo thành một nguồn lực mới thông qua các hành động tâm linh như múa thiêng, hát văn, phán truyền… Thứ ba, quyền lực người phụ nữ có khả năng tác động, chi phối tới tâm thức của người xung quanh. Không thể phủ nhận một điều rằng hầu hết những người tham gia vào lễ Đồng đều ít nhiều bị chi phối bởi những điều phán truyền và những lời ban tặng của Thánh thần. Họ thu nạp và cất giữ bằng niềm hi vọng, hi vọng sẽ được hóa giả những gì không may và nhận lại được tài lộc, sức khỏe và sự may mắn.
Đạo Mẫu đã giúp cho người phụ nữ thể hiện được quyền lực của mình, quyền lực ấy được tồn tại đa phần dưới dạng “quyền lực ảo” hay “quyền lực tinh thần”.
Bên cạnh đó cũng là sự tồn tại của quyền lực thật – quyền lực trong gia đình. Từ ảo bước thành thật, đó là cả một quá trình tự đấu tranh của người phụ nữ trước hết là chiến thắng chính bản thân mình và sau đó là với xã hội nhằm thể hiện khát khao cháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, được giải tỏa những nỗi niềm, những dồn nén trong tâm. Người phụ nữ đã chủ động triển khai quyền lực của mình trong đời sống gia đình và xã hội trong một giới hạn cho phép để đảm bảo đúng với quyền