Nền kinh tế thị trường phát triển đã mang đến nhiều thay đổi về mặt xã hội nói chung và đời sống sinh hoạt hàng này của con người nói riêng. Cùng với đó là sự bùng phát của các tín ngưỡng, nghi lễ, khiến nhiều hình thức tín ngưỡng vốn xưa là của nông thôn, nông dân, nông nghiệp, nay trở thành tín ngưỡng của thương nghiệp, thương nhân. Đạo Mẫu được trỗi dậy và được “trẻ hóa”. Người ta nhận thấy sự xâm lấn mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, làm cho các nghi lễ tín ngưỡng có sự thay đổi mạnh mẽ.
Trước hết, cái mà chúng ta dễ dàng nhận thấy sự biến đổi đó là số lượng đồ cúng lễ và giá trị của nó. Tham gia một Lễ Đồng ngày nay người ta có thể nhận ra một cách rõ ràng rằng số lượng đồ cúng lễ thay đổi theo từng ngày và phù hợp với sự phát triển của thời đại và nhu cầu của những người tham gia. Điều này có lẽ là sự tương đồng giữa hai quốc gia. Nếu như “số lượng đồ cúng lễ trong Gut cho thấy quyền lực của thần linh có quyền yêu cầu và quyền lực của Mudang, người có thể liên kết được với những linh hồn thần linh” (Laurel kendall (2001)). Họ có thể đòi hỏi sự đền bù thích đáng cho công sức họ bỏ ra và sẽ bỏ ra. Mang danh nghĩa là sự đòi hỏi của thần linh thì Mudang có quyền yêu cầu gia đình mua sắm những đồ lễ theo ý mình. Như vậy là thực chất khi nhìn lên ban thờ thì ta có thể thấy được mức độ đòi hỏi của Mudang. Hầu hết những Mudang đều muốn chứng tỏ mình là người có năng lực và có nhiều khách hàng, nên mức độ đòi hỏi cũng ngày càng nhiều lên.
Điều này có phần khác so với Việt Nam. Ông Đồng bà Đồng nếu làm lễ theo yêu cầu của gia đình (tạm thời gọi là khách hàng) thì họ không đưa ra yêu cầu, mà là những lời khuyên về những đồ lễ thiết yếu cần cho buổi lễ gồm những gì, ngoài ra
thì có thể tùy kinh tế và tùy tâm của khách hàng mà họ có thể tự mua sắm thêm hoặc sắm những đồ cao cấp hơn. Nếu là những buổi lễ do ông Đồng bà Đồng tự tổ chức thì ngày nay thông qua đồ cúng lễ người ta cũng có thể phán đoán phần nào kinh tế của ông Đồng bà Đồng đó. Trong hầu hết các buổi hầu đồng hiện nay người ta thấy xuất hiện những đồ cúng mới lạ so với ngày xưa như: bia, nước ngọt, dầu ăn, sữa…và số lượng được tính bằng mâm, và đồ cúng đó phải được xếp đầy trên mâm theo hình nón úp. Trong đó có một vài mâm đặc trưng mà buổi hầu đồng nào cũng phải có: Mâm quạt, mâm lược và mâm gương soi để dâng cho giá cô Bơ phủ. Một mâm hoa quả như: ớt, ổi, dứa, chuối, đu đủ..., gừng, chanh... gọi là lộc sơn trang để dâng cô Bé Thượng Ngàn; một mâm kẹo bánh, đồ chơi trẻ con để dânh cho giá Cậu;
một mâm trứng, oản thịt luộc để dâng Ngũ hổ năm dinh; kẹo lạc trà tàu thuốc lá mà đầu thuốc có phết một ít thuốc phiện để dâng giá ông Hoàng Bảy. Ngoài ra còn là số lượng vàng mã. Vàng mã cũng được xếp trên những chiếc mâm tròn, đối với những hình nhân làm bằng giấy thì người ta có thể xếp ở ngoài cửa điện hoặc xung quanh chiếu đồng. Đồ cúng lễ phần nào đã thể hiện mức độ kinh tế của ông Đồng bà Đồng và các con nhang đệ tử, đồng thời thể hiện sự sùng ái và luôn muốn làm cho các vị Thánh được hài lòng. Đây cũng là cách để họ nâng tầm vai trò và vị thế của mình hơn trong giới tín đồ. Song song với những đồ cúng lễ thì trang phục cũng là thứ được “nâng cấp” lên rất nhiều.
Sự khác biệt rõ nét nhất trong trang phục của ông Đồng bà Đồng với Mudang là trang phục của Mudang là do khách hàng sắm cho, còn ông Đồng bà Đồng phải tự sắm lấy, nhưng cũng có khi là quà tặng của con nhang đệ tử. Mỗi ông Đồng bà Đồng và Mudang đều có trang phục riêng cho mình, ngày nay thì hầu hết các ông Đồng bà Đồng đều cố gắng sắm cho mình đầy đủ trang phục dành cho mỗi giá đồng, dường như không còn có trường hợp phải đi mượn trang phục của các Đồng bạn hoặc đồng thầy nữa. Tìm hiểu qua một số cửa hàng may trang phục hầu lễ có thể thấy được trong đó là thế giới lung linh sắc màu kiểu dáng. Về cơ bản thì kiểu dáng trang phục vẫn phải tuân theo trang phục truyền thống của mỗi giá, nhưng nếu để ý kỹ thì có thể nhận ra một số chi tiết cầu kỳ hơn được thêm vào, như phần thêu dệt các hình rồng phượng, hoặc hoa văn trang trí. Trang phục hầu đồng
cũng được phân theo giá thành, điều này là phụ thuộc vào chất liệu vải và đường may hoặc những hình thêu cầu kỳ hay không. Nếu như ngày xưa thì ông Đồng bà Đồng chỉ cần chiếc khăn phủ diện là có thể thực hiện được các giá hầu, nhưng ngày nay thì trang phục cũng là một trong những yếu tố để đánh giá mức độ kinh tế của ông Đồng bà Đồng. Chính vì thế mà các ông Đồng bà Đồng không dư giả về tiền bạc thì cũng phải cố gắng sắm cho mình đầy đủ trang phục.
Sự thay đổi trong ban cung văn không lớn lắm. Ở Việt Nam do việc ông Đồng bà Đồng không phải là người chơi nhạc trực tiếp như Mudang của Hàn Quốc nên họ phải thuê một đội ngũ chơi nhạc và hát Chầu văn. Ban cung văn gồm ít nhất là hai người, một người có thể đảm nhận cả việc hát và chơi nhạc. Đáp ứng nhu cầu của ông Đồng bà Đồng mà ban cung văn có thể gồm số lượng người nhiều hơn.
Cũng có những ông Đồng bà Đồng mời ban cung văn gồm những văn nghệ sĩ có tên tuổi trong làng nghệ thuật. Giá đồng thành công hay không một phần rất lớn phụ thuộc vào ban cung văn. Ban cung văn không chỉ là chơi nhạc chuẩn, hát chầu văn hay đúng điệu, mà điều quan trọng hơn cả là phải ăn khớp với ông Đồng và Đồng.
Ông Đồng bà Đồng thường không thích thay đổi ban cung văn nhiều trong các buổi hầu đồng, trừ trường hợp bất khả kháng là hầu ở nơi mà chủ đền yêu cầu sử dụng ban cung văn của đền đó, hoặc ban cung văn không sắp xếp được lịch. Chính vì thế mà ngày nay ông Đồng bà Đồng và ban cung văn có xu hướng kết hợp thành một cặp. Giống như hình thức cùng hợp tác lâu dài. Hình thức Hát văn và Lên Đồng đã có những biến đổi theo chiều hướng phần nào bớt dần đi những yếu tố mang tính ma thuật, mê tín, đi vào những khía cạnh văn hóa và mở rộng hình thứ sinh hoạt như phim ảnh, băng hát Chầu Văn. Người ta đã dựa vào làn điệu Hát văn để đưa những nội dung sản xuất, chiến đấu, các nội dung xã hội khác vào để trình diễn trên sân khấu và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Làn điệu Hát văn đã trở nên thân thuộc và lôi cuốn mọi người hơn.
Trong lễ Lên Đồng có lẽ Lộc thánh là thứ mà những người tham dự mong chờ nhất. Mọi người chờ đợi đến giây phút được thánh ban lộc với niềm hân hoan và thành kính. Đây cũng được xem là nguyên nhân thu hút những người tham dự ngoài con nhang đệt tử ở lại đến trọn buổi lễ. Bởi khi được thụ hưởng lộc tức là sẽ
có được may mắn, hay những lời cầu xin trước đó của họ sẽ được thực hiện. Trong nghi lễ Lên Đồng thì việc ban lộc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quan trọng cả đối với ông Đồng bà Đồng và con nhang đệ tử, hay những người tham dự buổi lễ đồng hôm đó. Lộc ở đây mang cả nghĩa rộng và hẹp. Lộc Thánh bao gồm rất nhiều loại, đó là những đồ cúng lễ trên ban thờ hay của từng giá đồng. Từ nén nhang, mồi, những vật dụng như gương, lược, khăn tay…đến điếu thuốc, trầu, rượu, hay bánh trái , hoa quả…Theo nghĩa rộng thì lộc ở đây tức là tất cả tiền tài, chức tước, sức khỏe. Họ coi đó là món quà thiêng liêng của thánh ban cho ông Đồng bà Đồng, cho những con nhang đệ tử và những người tới dự. Tâm lý của bất kỳ ai cũng muốn mình được nhận thật nhiều lộc, chính vì thế khi ông Đồng bà Đồng ban lộc là những đồ lễ thì thường đưa tận tay. Những người được nhận lộc này thường là những người thân cận với ông Đồng bà Đồng hoặc là những còn nhang đệ tử, hoặc những người lên dâng đồ lễ và xin lộc trực tiếp. Nếu lộc là tiền thì ông Đồng bà Đồng ban phát dưới hai hình thức, một là trực tiếp chia cho từng người, hai là những tờ tiền được xếp theo hình quạt và trong lúc nhảy múa thì ông Đồng bà Đồng tung những tờ tiền đó ra. Khi những tờ tiền lộc đó rơi gần xung quanh ai thì thuộc về người đó.
Nhưng thực tế quan sát chúng tôi nhận thấy rằng ai cũng muốn mình lượm được nhiều tiền hơn. Đó là do họ thực lòng muốn lộc về với mình nhiều hơn hay là trong đó có sự tham lam, muốn được nhiều tiền? Có những người có hành động mà chúng tôi cho là không được đẹp mắt cho lắm, họ nhanh tay nhanh mắt và nhoài người, với tay sang cả chỗ của người khác để nhặt tiền. Nhiều người dân ở xung quanh khu vực đền – nơi diễn ra buổi hầu đến xem dường như coi đây là một cơ hội để có chút tiền, họ háo hức chờ ông Đồng bà Đồng tung tiền và vui mừng hiện rõ trên nét mặt nếu nhặt được nhiều tiền. Tính chất linh thiêng của việc phát lộc và thụ hưởng lộc đang dần bị mai một đi. Ông Đồng bà Đồng phát lộc nhiều hay ít, trước sau là tùy thuộc vào mức độ thân mật hay địa vị xã hội của những người tham dự. Và điều này cho thấy rằng việc nhập hồn không còn thuần túy ông Đồng bà Đồng là cái giá của thần linh nữa. Chính sự tỉnh táo đó đã làm cho người ta đôi chút nghi ngờ về tính linh nghiệm của buổi lễ. Với những người được thụ hưởng lộc chúng tôi thiết nghĩ có lẽ họ nghĩ đơn giản rằng càng lấy được nhiều lộc tức là họ sẽ có được nhiều lộc
về sau này. Việc ban phát lộc từ ông Đồng bà Đồng là việc vô cùng linh thiêng, và việc thụ hưởng lộc đó còn là lòng thành kính đối với thánh thần. Thái độ và hành động thụ hưởng đó cần phải được nhận thức và thay đổi để đảm bảo tính linh thiêng, linh nghiệm và nét đẹp văn hóa của buổi lễ.
Một trong những yếu tố mà những người tham dự lễ đồng dễ dàng nhận thấy sự biến đổi của nó theo sự phát triển của kinh tế xã hội đó là số lượng tiền lộc được dâng lên Thánh thần từ con nhang đệ tử và được phát ra từ ông Đồng bà Đồng.
Trước buổi lễ bao giờ ông Đồng bà Đồng cũng chuẩn bị một chiếc hòm nhỏ đựng các loại tiền. Tiền đó thường là tiền mới và được chia ra theo mệnh giá rõ ràng và sắp xếp theo thứ tự trong hòm tiền. Chúng tôi nghĩ rằng việc phân chia này để thuận tiện cho lúc phát lộc cho từng đối tượng. Nếu ông Đồng bà Đồng nào mà điều kiện kinh tế không được khá giả thì phát những mệnh giá 5000đ, 10.000đ hoặc 20.000đ, còn Đồng giầu thì mệnh giá lớn hơn từ 20.000đ trở lên. Hiện nay một số ông Đồng bà Đồng thích phát lộc bằng Dola. Tờ Dola được yêu thích đó là tờ mệnh giá 2 Dola. Sự lựa chọn tờ mệnh giá này là phù hợp với quan niệm và xu hướng bây giờ cho rằng nó đem lại may mắn. Việc sính đồ ngoại là một trào lưu thể hiện đẳng cấp của một số bộ phận người Việt. Lấy ví dụ điển hình như trong lễ đồng của bà đồng Thanh ở Hà Nội. Buổi lễ hôm đó được khen là hầu đẹp, và cô Đồng giàu, quan hệ với giới Đồng giàu nên mới phát nhiều Dola như vậy. Tôi chứng kiến có một vài con nhang đệ tử và bạn Đồng dâng lên cô vài chục tờ Dola được xếp tròn trên chiếc đĩa. Cô Đồng nhận đĩa tiền đó và ban lại lộc được lấy từ trong hòm của cô. Khi bạn Đồng của cô làm lễ thì cô cũng lên xin lại lộc với giá trị tương đương như một sự đáp lễ. Có lẽ, ở đây đang hình thành lên một qui luật mà trong giới kinh doanh thường dùng đó là “qui luật cho – nhận tương đương”.
Đối với những Mudang Hàn Quốc thì việc phát lộc không được mong đợi như ở Việt Nam, bởi ở cuối buổi lễ Gut, Mudang chỉ chia tiền mặt và đồ cúng cho những thành viên của nhóm và giữ lại phần nhiều nhất cho bản thân mình. Nếu như là những vị khách có chức quyền, được ưu ái thì mới được nhận một chút lộc, còn thông thường thì Mudang không phát đồ cúng hay tiền cho ai cả nếu lễ đó Mudang
thực hiện một mình. Với Gut thì đây không phải là một điều đặc trưng như ở Lên Đồng của Việt Nam.
Xu hướng thị trường hóa trong Lên Đồng còn được thấy ở ngay trong động cơ “ra Đồng” của một số người không thuộc trong trường hợp mà Nguyễn Thị Hiền nêu ra trong bài viết “ông Đồng bà Đồng – họ là ai?”. Trong bài viết của mình tác giả nêu ra 5 lý do đó là: bị bệnh kết tóc, rơi vào trạng thái ngây ngất tự phát, bị ốm, lợi lộc trần thế. Bốn trường hợp đầu được xem là những người có căn mạng của Thánh thần, trường hợp cuối là những người không có căn cao số đầy nhưng họ vẫn mở phủ hầu đồng để mong Thánh thần sẽ mang lại tài lộc và sức khỏe cho họ.
Trường hợp này sẽ không giống với các trường hợp khác nữa là vì mục đích kiếm tiền, bởi họ là những người có công ăn việc làm. Ngày nay có một số người lợi dụng vào việc hầu đồng để trục lợi cho bản thân, đây được xem là một hình thức lừa đảo. Một số người cũng có khả năng xem bói, và biết nhìn người khác thuộc căn của vị thánh nào, nhưng bản thân họ thì lại không có căn. Dựa vào một chút khả năng đó và vì nhận thấy rằng trở thành ông Đồng bà Đồng là cách kiếm được nhiều tiền từ con nhang đệ tử nên một số người đã bắc ghế hầu thánh. Cách mà họ thu hút và nhận được những lời mời làm lễ của con nhang đệ tử hay khách hàng là những lời bói toán, tiên đoán và đưa ra những điềm xấu và khuyên họ phải làm lễ. Hiện tại nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền chưa quản lý được những trường hợp như vậy. Vì thế mà ngày càng xuất hiện những hành vi lừa đảo, lợi dụng việc hầu Thánh để tư lợi cho bản thân. Cả ở Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay đang tồn tại việc hành nghề tôn giáo này, tuy rằng mức biểu hiện công khai và được công nhận ở Việt Nam không bằng Hàn Quốc. Coi việc trở thành ông Đồng bà Đồng và Mudang là một nghề để duy trì kinh tế đã gây ra không ít những tác động trái chiều đối với xã hội. Đáng nguy hại hơn cả là việc lợi dụng tình hình nhiễu loạn để đầu cơ trục lợi, buôn thần bán thánh đi ngược lại bản chất của tôn giáo tín ngưỡng là hướng thiện trừ ác.
Gut truyền thống của Hàn Quốc trở thành nền tảng của Văn hóa tinh thần cho dân tộc Hàn. Nó không những bám rễ sâu vào văn hóa truyền thống mà còn bám sâu vào trong cộng đồng, tinh thần và thể xác của con người Hàn, lối sống xã
hội, tập quán trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Hơn nữa, nó còn là một trong những yếu tố đảm bảo cho tính đặc sắc trong sự cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế và góp phần phát triển thị trường du lịch trong nước. Vì thế Gut đang được thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Hiện nay, những nhà nghiên cứu, những nhà bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống này đang nỗ lực để sáng tạo, phát huy và khai thác những giá trị phù hợp với nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại cũng như nhu cầu của du khách tham quan khi đến với nghệ thuật trình diễn Gut này.
Thị trường du lịch trong tương lai của Hàn Quốc đang đầy triển vọng với những kế hoạch được đưa ra dựa trên sự mở rộng nhận thức về kinh nghiệm và việc gìn giữ nguyên vẹn về Văn hóa đặc trưng (Theo báo cáo định hướng phát triển du lịch năm 2004). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu và các chương trình được đưa ra tập trung vào việc khai thác những sản phẩm du lịch thu hút cộng đồng quốc tế. Đó là những di sản văn hóa truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc, trong đó có đưa ra phương án cho nghệ thuật trình diễn Gut truyền thống. Một số nhà nghiên cứu về du lịch Hàn Quốc đã nhận định rằng, hiện nay việc nghiên cứu về nghệ thuật trình diễn Gut truyền thống, việc khai thác những sản phẩm du lịch, việc đầu tư của chính phủ, kế hoạch cho hệ thống trình diễn Gut truyền thống và những vấn đề mang tính cấp thiết như tổ chức lưu hành những sản phẩm du lịch của Gut truyền thống vẫn còn thiếu. Hơn nữa, mặc dù Gut truyền thống với tư cách là một sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn vượt trội hơn bất cứ sản phẩm nào khác nhưng hiện tại do có nhiều trường hợp Gut được trình diễn trong không gian của lễ hội vùng nên gặp những hạn chế trong việc thu hút khách du lịch. Sự thần bí từ trong cách diễn táo bạo như đi trên lưỡi gươm, lưỡi dao sắc nhọn, đi chân trần trên lửa than, hay âm nhạc, múa, kịch, MuGa (무가-truyền lại lời của người đã khuất) của Gut được coi là yếu tố cấu thành nên Gut truyền thống. Bên cạnh đó, tính thánh thần, tính động, tính chuyên môn, tính kịch, tính lễ hội, tính mở đềulà đặc tính của nghệ thuật tổng hợp trong Gut truyền thống. Chính vì thế, việc nghiên cứu để đưa ra được phương án phù hợp trong trình diễn Gut truyền thống hay tạo ra những sản phẩm du lịch để có thể liên kết Gut truyền thống với việc trình diễn công cộng dành cho những vị khách du lịch