CHƯƠNG 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ GUT (LẤY TRƯỜNG HỢP Ở SEOUL VÀ HÀ NỘI)
2.4. Phương thức tiến hành nghi lễ Gut và Lên Đồng
2.4.2. Thời gian và không gian diễn ra buổi lễ
Lễ Đồng và lễ Gut đều được thực hiện vào thời gian không cố định trong năm. Gut cá nhân ở các tỉnh nói chung hay Saenamgut của Seoul nói riêng ngày nay được diễn ra vào thời gian nào phụ thuộc vào Mudang lựa chọn để thờ cũng vị thần bảo hộ của mình hoặc tùy thuộc vào gia đình mời làm lễ siêu độ cho người đã khuất. Trong trường hợp thứ hai này thì dựa vào ngày giỗ của người đã khuất hoặc ngày đẹp mà Mudang lựa chọn. Lễ Lên Đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong năm. Có thể phân làm hai khoảng thời gian chính là thời gian vào các ngày lễ tết như: vào tháng Giêng (gọi là Lễ Hầu Thượng Nguyên), vào Tháng bảy (lễ Tán Hạ), tháng chạp (lễ Tất niên), 25 tháng chạp (lễ Hạp ấn), tháng ba (giỗ Thánh Mẫu), tháng tám (giỗ Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần); Hoặc lễ hầu ngày tiệc của các
vị Thánh như: tiệc Cô Bơ (12/6), tiệc Quan Tam Phủ (24/6), tiệc Ông Hoàng bảy (17/7), tiệc Trần Triều (20/8), tiệc Đức Vua Cha (22/8), tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng 9), tiệc Ông Hoàng Mười (10/10), tiệc Quan Đệ Nhị (11/11) và Hầu khóa lễ, thời gian là do ông Đồng bà Động lựa chọn khi có gia đình mời làm các khóa lễ như lễ cắt tiền duyên, lễ trả nợ Tam Bảo, lễ trình đồng, lễ hầu bản mệnh, lễ hầu mở phủ…
Ông Đồng bà Đồng lựa chọn ngày lành trước, sau đó thông báo cho Đồng đền, mời bạn bè, con nhang đệ tử, bạn Đồng đến tham dự. Một buổi hầu đồng của Việt Nam diễn ra ngắn hơn Hàn Quốc, mất khoảng 4-5 tiếng, nếu dài là 12 tiếng.
Còn ở Hàn Quốc một buổi lễ diễn ra thường trong 2 ngày. Do thời gian khác nhau nên số lượng ông Đồng bà Đồng và Mudang là khác nhau. Một buổi hầu đồng chỉ có một ông Đồng bà Đồng làm lễ từ đầu cho đến lúc kết thúc, còn với Gut thì số lượng Mudang có thể là nhiều hơn, các Mudang sẽ thay phiên nhau cùng thực hiện buổi lễ. Tuy rằng có nhiều Mudang nhưng vẫn có một Mudang giữ vai trò chủ đạo và trình diễn nhiều nhất. Chính vì điều này mà Gut ngày nay cần phải có sự gắn kết và hợp tác giữa các Mudang, nhưng trong đó vẫn là sự âm thầm cạnh tranh. Các Mudang có thể kết hợp lại thành một nhóm cùng hoạt động và chia sẻ công việc.
2.4.2.2. Không gian
Lễ Đồng được tổ chức ở đâu là tùy thuộc vào ông Đồng bà Đồng hay tính chất của các khóa lễ hoặc do gia đình mời đồng chọn theo lời khuyên của ông Đồng bà Đồng. Để cho Lễ đồng được linh thiêng và ứng hiệu thì người ta tổ chức ở đền miếu nào thờ vị thánh hợp với căn mạng của ông Đồng bà Đồng hoặc người mời đồng. Ví dụ như: nếu là căn cô Bơ thì đến đền Lảnh (Hà Nam), căn Quan Lớn Đệ Ngũ (Quan Lớn Tuần Tranh) thì ở đền Tranh (Hải Dương), Chầu Bé ở Bắc Lệ (Lạng Sơn), Chầu Mười ở Đồng Mỏ (Lạng Sơn), Ông Hoàng Mười ở Nghệ An…
cũng có khi ông Đồng bà Đồng tổ chức lễ đồng ngay tại điện thờ ở nhà mình.
Không gian tổ chức không được cố định mà di chuyển đến từng đền hoặc điện thờ khác nhau như đã nói trên, nhưng về cơ bản thì cách sắp xếp bài trí là giống nhau.
Chính diện là bàn thờ lớn. Phía trước điện thờ lớn là chiếu đồng, nơi ông Đồng bà Đồng làm lễ và nhảy múa. Bên phải chiếu đồng nhìn từ ngoài cửa điện vào là ban cung văn, bên trái và đằng sau chiếu đồng là con nhang đệ tử và những người tham
dự. Ngồi trên chiếu đồng ngoài ông Đồng bà Đồng ra là Cận đồng, được chia theo bốn góc xung quanh ông Đồng bà Đồng. Không gian diễn ra buổi lễ thường là khá nhỏ chính vì thế khi nhập đồng động tác của các ông Đồng bà Đồng dường như chỉ mang tính chất ước lệ.
Với Gut ngày nay được cử hành trên sân khấu mang tính chất biểu diễn và trong phạm vi gia đình. Địa điểm có thể là ở nhà của khách hàng hoặc tại nhà của Mudang. Tất cả các bước của nghi lễ Gut phải được tiến hành trong một không gian nhất định. Vì thế mà sự phân chia không gian rất khó nhưng trong một không gian đó thì người ta đặt Sangcharim ở chính giữa và nó biểu hiện sự chiếm lĩnh không gian của từng thần linh, tùy thuộc vào mỗi thần linh mà có không gian riêng. Nghĩa là ở chính giữa sân khấu đó là bàn thờ tổ tiên, người chết, Bulsasang (불사상) và Taeanjusang (대안주상). Còn bên phải là Yeongjidangsang (연지당상), bên trái phía trước là Sajasang (사자상), bên trái phía sau là Dwitjeonsang (뒷전상).
Sangjarim (상자림) là bàn thờ quan trọng của Saenamgut, sau đó là Yeongjidangsang (연지당상) đó là Sangjarim dành cho Jijangbosang (지장보상).
Bàn thờ lớn và Yeonjidangsang (연지당상) được đặt các bức bình phong, ở đó là nơi làm lễ cầu xin cho linh hồn của người chết. Nghĩa là Yeonjidangsang ( 연지당상) là nơi quan trọng và được phân chia không gian trong không gian khá lớn của khán đài.
Không gian bài trí Saenamgut giống như hình 2.6. Từ hàng ghế của khách
thì có thể nhìn thấy khán đài, ở chính diện thì đặt bàn thờ lớn theo vị trí 1, 2, 3. Ở bên phải là Yeonjidangsang (연지당상), bên trái là Sajaesang (사재상) (còn gọi là 사자상-Sajasang) và Twitjeonsang (뒷전상). Vị trí số 1 là Taeanjusang ( 대안주상), số 2 là Bulsasang (불사상) và số 3 là bàn thờ tổ tiên và người đã khuất.
Phía sau là đặt Seoseolmun (소설문), số 4 là Yeonjidangsang (연지당상), phía sau đó là dựng tấm bình phong. Việc đặt tấm bình phong ở quanh Yeonjidangsang ( 연지당상) mặc dù đó là không gian khán đài ở dạng mở nhưng nó còn mục đích là để cấu thành nên không gian độc lập nhất định. Điều này là nhấn mạnh sự quan
trọng của Yeonjidang (연지당) trong Seanamgut tương tự như việc bài trí bình phong ở đằng trước Bulsasang (불사상) ở Jinjeokgut (진적굿) (21). Số 5 là Sajaesang (사재상) và số 6 là Twitjeonsang (뒷전상). Số 7 là chiếc bàn thờ nhỏ, trên đó đặt Sangsiksang (상식상). Số 8 là bày áo dành cho tổ tiên và người đã khuất. Ở hai bên của Musindo (무신도) (22) có treo 2 đồng tiền vàng và bạc có hình thiên địa, cách Musindo là tấm vải ngũ sắc (đỏ, xanh, xanh lục, vàng, trắng) được căng dài từ trần nhà xuống sàn. Và số 10 là nơi đặt quần áo của Mudang mặc trong quá trình làm lễ Gut. Trong lúc Gut được tiến hành thì những người nhạc sĩ ngồi thành 1 hàng đằng trước Yeonjidangsang (연지당상) để diễn tấu nhạc.
Hình 2.6 : Không gian bài trí Saenamgut
Sangjarim (상자림) được chuẩn bị trước theo Yeonjidang (연지당), Sajasang (사자상), Twitjeonsang (뒷전상). Trước khi lễ Gut được bắt đầu thì Sangjarim (상자림) được chuẩn bị hết trước, duy nhất chỉ có những thức ăn đặt trên Sangsikgori (상식거리) được bày ở chính giữa nơi Gut được tiến hành.
Bàn thờ thần linh mà Mudang theo
6.Bàn TuyChonSang
7.Bàn thờ nhỏ
3.Bàn thờ tổ tiên và người đã khuất 1.Bàn thờ TeAnChuSang
8.Bàn thờ SangCha 2.Bàn thờ Pulsasang
10.Bàn bày quần áo
4.Bàn thờ YonChiTangSang
Ban chơi nhạc 5.Bàn
ChaCheSang
Bình phong Cổng trời
Ở bước Park’doryeong (밖도령), Mundeureum (문들음), Andoryeong ( 안도령) thì được tiến hành ở trung tâm của Yeonjidangsang (연지당상), Yeonjidangsang (연지당상) có hai nhiệm vụ là bảo vệ cái chết của nhân loại và cứu rỗi linh hồn của người chết. Bốn bước thiên độ cho người chết sang thế giới bên kia được liên kết với nhau nhưng tiến hành theo trình tự từng bước một và việc dịch chuyển không gian là rất rộng. Yeonjidangsang (연지당상) dành cho Jijangbosal (지장보살) được đặt những vật lễ dâng lên Phật (불교류) giống hệt như Bulsasang (불사상). Trên đó cũng bày hoa sen, bánh Bangmangi T’eok (방망이떡) và Jihwa (지화) được làm bằng giấy bạch sắc. Jihwa (지화) được làm bằng giấy bạch sắc chủ yếu được dùng trong hệ thống thờ thần trên trời giống như Bulsasang (불사상).
Yeonjisang (연지상), tức là Jijangbosang (지장보상) là bàn thờ để tiến hành với một vai trò tích cực trong việc thiên độ cho người chết về với Phật (불교류), về với cõi cực lạc. Vì thế mà các bức bình phong được đặt xung quanh bàn thờ lớn và không gian cũng được tách riêng ra.