Diễn biến của buổi lễ Lên Đồng và Gut

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC (Trang 76 - 88)

CHƯƠNG 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ GUT (LẤY TRƯỜNG HỢP Ở SEOUL VÀ HÀ NỘI)

2.4. Phương thức tiến hành nghi lễ Gut và Lên Đồng

2.4.3. Diễn biến của buổi lễ Lên Đồng và Gut

Diến biến buổi lễ Lên Đồng và lễ Gut của hai quốc gia là hoàn toàn khác nhau, bởi việc thờ các vị thần và mục đích làm lễ là khác nhau. Dưới đây xin được trình bày diễn biến một buổi lễ Lên Đồng và Gut.

Diễn biến của buổi lễ Lên Đồng

Khi nói về diễn biến một buổi lễ Lên Đồng mọi người thường cho rằng buổi lễ được bắt đầu là khi ông Đồng bà Đồng bắt đầu ngồi vào chiếu đồng đến khi kết thúc các giá đồng. Điều này theo chúng tôi chưa hẳn đúng lắm, bởi nghi lễ một buổi Hầu đồng được chia làm ba giai đoạn chính. Đó là Lễ dâng sớ, lễ cúng chúng sinh và Lễ Lên Đồng, trong đó lễ Lên Đồng là lễ chính. Lễ cúng chúng sinh là nghi lễ cúng vong hồn của người chết không được ai thờ cúng ở quanh khu vực đền. Lễ này thường được thực hiện ở phía cửa đền, sân đền với những đồ cúng mặn là cháo, bỏng gạo rang, ngô rang, xôi, nước lã, đây là những đồ ăn thức uống của một bữa ăn hàng ngày, chậu nước có để mấy đồng xu, tiền này là để cho những vong chết đuối, chậu nước thả cá, hoặc lồng chim để kết thúc nghi lễ người ta phóng sinh.

Ông Đồng bà Đồng không phải là người thực hiện lễ cúng chúng sinh mà lễ này được thực hiện bởi người chủ đền hoặc một thầy cúng được mời. Thầy cúng sẽ thắp hương và đọc những bài văn cúng kêu gọi và cầu khấn cho những vong linh không được thờ cúng hàng ngày. Người ta tin rằng làm lễ này thì những vong hồn sẽ không đến quấy nhiễu, cản trở việc thi hành lễ chính, đây như một hành động an ủi và xin phép các vong hồn quanh đền. Lễ dâng sớ được thực hiện trước khi ông Đồng bà Đồng ngồi vào chiếu đồng. Dâng sớ là hành động ông Đồng bà Đồng thắp hương và dâng tờ sớ màu vàng lên ban thờ và nói lên lời thỉnh cầu của mình lên vị thần chủ đền xin phép được làm lễ. Hai lễ này không thể thiếu trong bất cứ một buổi lễ Hầu đồng nào.

Sau khi lễ dâng sớ và lễ cúng chúng sinh được hoàn tất lúc này ông Đồng bà Đồng mới được ngồi vào chiếu đồng. Trước khi làm lễ họ phải thực hiện một số điều kiêng kị bắt buộc để làm cho bản thân được thanh sạch. Đó là ăn cơm chay, tắm rửa sạch sẽ, không quan hệ vợ chồng, với đồng nữ thì không thực hiện lễ đồng trong ngày hành kinh. Ông Đồng bà Đồng trang điểm cho khuôn mặt được xinh đẹp, sức nước hoa và mặc một đồ màu trắng tinh. Ông Đồng bà Đồng ngồi vào chiếu, đối diện chính giữa với ban thờ, xung quanh là bốn Cận đồng. Ông Đồng bà Đồng soi vào chiếc gương to trước mặt một lần nữa và bắt đầu buổi lễ. Ông Đồng bà Đồng ngồi theo thế khoanh gối, Cận đồng sẽ trùm lên đầu họ tấm khăn phủ diện, lúc này hai tay ông Đông bà Đồng đặt ngửa lên gối và người họ lắc lư dần dần. Ban cung văn bắt đầu chơi nhạc. Nếu vị Thánh Mẫu nào giáng đồng thì ông Đồng bà Đồng sẽ giơ một, hai hay ba ngón tay trái báo hiệu theo vị trí của từng Thánh Mẫu (Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam). Thường thì các vị Thánh chỉ giáng mà mà không nhập.

Khi Thánh thăng thì ông Đồng bà Đồng sẽ bắt chéo hai tay trước trán ra hiệu Thánh xe giá hồi cung. Chiếc khăn phủ diện vẫn phủ nguyên trên đầu và tiếp các giá khác.

Sau giá của Thánh Mẫu là lần lượt theo các giá sau:

 Giá hàng Quan : Có tất cả 10 vị thánh nhưng ông Đồng bà Đồng thường không hầu hết các giá mà chỉ hầu giá Quan Đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ.

Đây là những vị quan võ nên khi nhập đồng họ múa kèm theo cờ lệnh, cung kiếm.

Quan đệ Nhất thuộc Thiên phủ nên có trang phục màu đỏ, Quan Đệ Nhị và Đệ Ngũ

thuộc Nhạc phủ nên mặc trang phục màu xanh, Quan Đệ Tam thuộc Thoải phủ nên mặc trang phục màu trắng. Đáng chú ý trong giá hàng Quan có giá Quan Đệ Tam mọi người hay xin lộc hoặc dâng lễ để trừ tà, giải hạn, hoặc đội lễ cắt tiền duyên.

 Giá hàng Chầu (Chúa) : Gồm 12 vị thánh, trong đó Chầu Đệ Nhất tới Chầu Lục và Chầu Bé là hay giáng đồng. Chầu Đệ Nhất thuộc Thiên phủ (trang phục màu đỏ), Đệ Nhị thuộc Nhạc phủ (trang phục màu xanh), Đệ Tam thuộc Thoải phủ (trang phục màu trắng), Đệ Tứ thuộc Địa phủ (trang phục màu vàng)… Đặc điểm chung của các vị Thánh hàng Chầu là đều là đại diện và giúp việc cho Thánh Mẫu, có nguồn gốc người dân tộc vùng núi và là nữ thần, vì thế mà trang phục và các điệu hát múa đều mang sắc thái của các dân tộc như Tày, Nùng, Mán…Trang phục thì sặc sỡ, với nhiều đường chỉ và hoa văn. Điệu múa chủ yếu là múa mồi, múa chèo đò, múa quạt… Ban cung văn sẽ hát điệu Xá Thượng, Xá Lệch.

 Giá Ông Hoàng : Có tất cả 10 Ông Hoàng được gọi theo thứ tự từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Ông Hoàng Mười. Thông thường có 3 Ông Hoàng hay giáng đồng là Ông Hoàng Bơ thuộc Thoải phủ (trang phục màu trắng), Ông Hoàng Bảy thuộc Nhạc phủ (trang phục màu xanh) và Ông Hoàng Mười thuộc Địa phủ (trang phục màu vàng). Các Ông Hoàng đều gắn với một nhân vật lịch sử có công dẹp giặc, mở mang bờ cõi đất nước. Giá Ông Hoàng thường uy nghi, oai vệ như giá hàng Quan nhưng có phần vui tươi hơn. Trong ba giá hay nhập đồng, đáng chú ý là giá ông Hoàng Mười, ông là văn quan thời Lê, văn hay chữ tốt nên được mọi người xin lộc để cầu mong học hành giỏi giang, đường công danh được sáng lạn.

 Giá hàng Cô : Gồm 12 cô, tất cả đều là thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu. Thông thường có 6 cô là hay giáng đồng: Cô Đệ Nhất, Cô Đôi, Cô Bơ (Cô ba), Cô Sáu, Cô Chín, Cô Bé (cô Mười Hai). Trong đó Cô Bơ, Cô Sáu và cô Chín chữa bệnh cứu người. Cô Bơ thuộc Thoải phủ mặc trang phục màu trắng, múa điệu chèo đò, cô thường chữa bệnh cứu người bằng cách ban nước uống. Vì vậy mà khi đến giá Cô Bơ, những người tham dự sẽ dâng tiền bằng cách để tiền xung quanh chỗ cô chèo đò. Cô Sáu chữa bệnh bằng các lá thuốc, cô mặc trang phục màu chàm hoặc xanh, trên tai có cài hoa và đeo địu đựng lá thuốc sau lưng. Cô Chín chữa bệnh bằng tàn nhang được thả trong chén nước và đưa cho người có bệnh thỉnh cầu uống.

 Giá hàng Cậu: Đến nay còn chưa rõ là có 10 hay 12 cậu. Cậu là những phụ tá của các Ông Hoàng. Thường có 2 giá hầu hàng Cậu là Cậu Bơ (Cậu Ba) và Cậu Bé. Các Cậu là những người chết trẻ hiển linh thành các bé Thánh, vì thế khi tới giá hàng Cậu ông Đồng bà Đồng thường múa điệu múa rất vui tươi, nhí nhảnh phù hợp với lứa tuổi của các Cậu. Đó là điệu múa hèo, múa lân khá sôi nổi.

 Giá Ngũ Hổ và Ông Lốt. Hai giá này rất hiếm khi giáng đồng, chỉ có rất ít người có căn Quan Lớn Hổ. Hổ và Rắn giúp trừ tà ma, gây bệnh dịch.

Theo trật tự thời gian và những bước thực hiện trong một giá đồng có thể phân ra như sau: Trùm khăn phủ diện, thánh giáng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc, nghe chầu văn, Thánh thăng.

Diễn biến của buổi lễ Gut

Dưới đây tôi xin được trình bày diễn biến của buổi lễ Gut dựa theo cuốn “Thế giới Mudan Gut của chúng tôi” (Hong Tae Han,2009) và “Gut Hàn Quốc” của Lee Soon Ju, 1996)

Saenamgut được chia ra làm Andangsagyeongmaji (안당사경맞이) và Senamkut (새남굿). Andangsagyeongmaji là nghi lễ được tiến hành trước lễ Saenamgut nó mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn trong gia đình khi. Nếu Andangsagyeongmaji được kết thúc thì nghi lễ chính thức Saenamgut được tiến hành để thiên độ người chết. Bước quan trọng nhất trong Saenamgut là Doryeong (도령), Baridegi (바리데기) , Yeongsil (영실).

1) Antangsakyongmachi (안당사경맞이) (Nghi lễ cầu mong sự may mắn) Cấu thành của nghi lễ Andangsagyeongmaji gồm có Judangmulnim ( 주당물림), Bulsageori (불사거리), Chogamang (초가망), Josanggeori (조상거리), Sangsangeori (상산거리), Byeongsanggori (별상거리), Sinjanggori (신장거리), Taegamgeori (대감거리), Jeseokgeori (제석거리) và Changbugeori (창부거리).

Andangsagyeongmaji chủ yếu khác với lễ Saenamgut ở chỗ nó là nghi lễ được tiến hành chỉ ở phía trước bàn thờ lớn có đặt Taeanjusang (대안주상) và Bulsasang ( 불사상).

Mỗi bước đều được người trưởng ban chia ra và tiến hành. Nếu quan sát trình tự của Andangsagyeongmaji, ta thấy một người sẽ tiến hành các nghi thức Judangmulnim (주당문림), Bujeonggeori (부정거리), Gamangcheongbe ( 가망청배) và Jinjeok (진적). Người này chủ yếu là ngồi rồi chơi Janggujangdan (장구장단) (23) đồng thời tiến hành Gut. Người thứ 2 sẽ tiến hành Bulsageori ( 불사거리), Dodanggeori (도당거리) và người thứ 3 sẽ tiến hành Chogamang ( 초가망), Bunhyanggeori (분향거리), Josanggori (조상거리). Các bước còn lại là người thứ 2 tiếp tục là người thực hiện.

Judangmulrim (주당물림): là bước xua đuổi đi những xui xẻo. Trang phục của Mudang là váy Hanbok (한복) và áo choàng ngoài để tiến hành Gugeorijangdan (굿거리장단) (24)). Trước khi tiến hành Gut thì bước Bujeonggeori (부정거리) là bước làm sạch sẽ không gian xung quanh, xua đi tà ma bằng cách gõ trống và hát Muga (무가 - điệu hát của Mudang, giống như hát trầu văn trong nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam). Lúc này trang phục Mudang mặc vẫn là váy Hanbok. Gamangcheongbe (가망청배) là bước khấn tổ tiên và chính thần.

Mudang mặc áo choàng dài và thực hiện nghi lễ. Gia đình thực hiện lễ Gut sẽ gọi hồn người chết để thiên độ cho người chết. Con của người chết sẽ thắp nến trên bàn thờ cha hoặc mẹ mình, Mudang sẽ xin những vị thần hãy ngồi xung quanh khi mình làm lễ. Hành động này sẽ cho biết lễ Gut bắt đầu. Jinjeok (진적) là bước đặt rượu lên tất cả các bàn thờ Gut, được gọi là bước “dâng rượu”. Chỉ có trong bước Sajasang (사자상) và Twitjeonsang (뒷전상) là đặt rượu Mageolri (막걸리) ( 25 ), còn lại thì đặt rượu Cheongju (청주) ( 26).

Bulsageori (불사거리) là bước khấn thần Hỏa, lúc này Mudang mặc váy màu đỏ và bên trên thì mặc áo cà sa và quàng dải vải bản to dài từ cổ xuống chân, đồng thời đội mũ chùm đầu giống như của thầy tu. Một người trong gia đình sẽ bắt đầu làm Gut và nói theo những gì Mudang nói, bước này chủ yếu được tiến hành ở trước bàn thờ Bulsasang (불사상). Ở giữa quá trình thực hiện nghi lễ Gut thì Mudang sẽ chập hai cái chiêng hình tròn trên tay vào nhau để phát ra tiếng kêu to

( mang ý nghĩa gọi thần đến), sau đó thì cởi áo ra và ném Cheongunghoku ( 천궁호구) đi (mang ý nghĩa đón thần vào) Mudang cầm những dải lụa trên tay và đưa lên đầu múa. Dodanggeori (도당거리) là bước khấn Sansin (산신- thần núi ), Dangsin (당신- thần được thờ ở đền, miếu), Yeongsin (용신- rồng thần ). Mudang sẽ mặc váy màu hồng trắng, đội mũ hồng đồng thời trên tay cầm một túm hương khua trên đầu.

Chogamang (초가망) là bước khấn tổ tiên nơi bản quê của Mudang. Trang phục mà Mudang mặc là váy màu xanh lam và Hyeopxudurumagi (협수두루마기) (27 ). Mudang sẽ múa hương và đặt lên trên Taeanjusang (대안주상).

Bunhyanggeori (분향거리) là bước khấn cho thần may mắn, tổ tiên, thần bản quê, Taegam (대감 - quan đại thần ), thần làng. Mudang lúc này mặc Norammongduri (노람몽두리)( 28 ).

Josanggeori (조상거리) là bước những tổ tiên sẽ trở về với gia đình làm lễ Gut. Tổ tiên bao gồm 4 đời, bắt đầu tính từ người chết, bao gồm: người chết, bố, ông, cụ. Trong bước này thì tổ tiên sẽ trở về cùng với người chết. Tổ tiên sẽ nhập vào Mudang và nói: “Ôi trời ơi.. thật là đáng thương quá. Trong lòng cha thật sót xa đau đớn, cha đã ra đi khi con còn nhỏ... ôi…”. Trình tự tổ tiên trở về đó là: Bên nội sẽ trở về trước (bên bố ), sau đó là bên ngoại (bên mẹ ). Trong bước này Mudang mặc thường phục là váy màu xanh lam, mặc Durumagi (두루마기) (29) của tổ tiên và tiến hành Gut. Sau đó Mudang lại thay mặc Durumagi (두루마기) của người chết. Lúc này thì người chết nhập vào Mudang và nói “tôi muốn uống rượu” và đến Taeanjusang (대안주상) lấy rượu uống. Linh hồn người chết nhập vào Mudang khi nhìn thấy con họ và nói: “Bố xin lỗi con vì con lớn lên thật vất vả khi không có bố. Cái chết của bố cũng thật đáng thương và đáng tiếc biết bao”.

Sangsangeori (상산거리) còn gọi là Sanmanurageori (산마누라거리). Đây là bước khấn tướng quân Choeyeong (최영). Mudang sẽ mặc váy màu xanh lam và áo dài của tướng quân, áo giáp và đai, trên đầu đội tóc uốn. Một tay Mudang cầm cái xiên ba chạc, một tay cầm kiếm dài và giả vờ khía vào ba món ăn là: sườn lợn,

thịt kẹp rau và bắp bò. Hành động này mang ý nghĩa mời tướng quân Choeyeong (최영) ăn những món ăn đó.

Byeongsanggeori (별상거리) là bước khấn để mời những người có cuộc sống bất hạnh giống như hai vua Yeonsangun (연산군) và Sadoseja (사도세자) (đây là hai vua ở triều đại Joseon (조선), hai vị vua này không được lòng dân vì cai trị không tốt ). Mudang sẽ mặc Durumagi (두루마기) và đội mũ. Trên mũ có đuôi dài đằng sau và khi lắc đầu thì cái đuôi đó cũng lắc theo, bông hoa trắng to được buộc ngay giữa trán. Sau đó Mudang sẽ cởi mũ ra và cắm cái kiếm lên bắp bò đặt ở trên Taeanjusang (대안주상) và cắm tiếp cái xiên ba chạc lên.

Sinjanggeori (신장거리) là bước khấn vái thần của trung tâm 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Mudang tiếp tục mặc váy màu xanh lam và áo tướng quân, trên đầu đội mũ có đuôi dài. Mudang sẽ cho con của người chết 5 cái cờ đang cầm trên tay và cho một chén rượu.

Daegamgeori (대감거리) là bước khấn cho thần Daegam (대감) (Daegam có 5 cấp ). Lúc này Mudang chỉ đội mũ màu xanh lam và tiến hành Gut. Mudang sẽ gọi thần Taegam ở 3 cấp thấp nhất trước, tên là: Teodaegam (터대감), Bokdaegam (복대감), và Eopdaegam (업대감). Sau đó gọi tiếp hai thần ở cấp cao là Gunungdaegam (군웅대감) và Beoseuldaegam (벼슬대감).

Jesokgeori (제석거리) là bước cầu khấn thần Jesok (제석) - tượng trưng cho việc sinh đẻ . Mudang sẽ mặc áo váy hồng và Jangsam (장삼) (30) và đội Gok’al (고깔) (31).

Seongju (성주) là bước cúng thần giữ nhà, lúc này Mudang mặc váy hồng và thắt đai màu hồng và thực hiện nghi lễ Gut. Mudang sẽ thắp nến và cho thịt bắp bò vào lửa, với mục đích để ngăn cản những tai nạn đến từ bếp và điện ở trong nhà.

Sau đó lấy que hương cắm lên bắp bò.

Changbugeori (창부거리) là bước khấn Ác quỉ Changbusin (창부신).

Mudang mặc váy bò. Twitjeon (뒷전) là bước xua đuổi những hồn ma vất vưởng, lúc này Mudang mặc trang phục rất đơn giản và tiến hành nghi lễ cũng đơn giản.

2) Saenamgut

Trình tự của Saenamgut được tiến hành theo các bước là: Saenambujeong (새남부정), Gamangcheongbe (가망청배), Jungdibatsan (중디밧산), Sajasamseonggeori (사자삼성거리), Malmi (말미), Doryeong (도령), Munteurum (문들음), Yeongsil (영실), Andoryeong (안도령), Sangsik (상식), Dwityeongsil (뒷영실), Bej’ae (베째), Siwanggununggeori(시왕군웅거리), Dwitjeon (뒷전).

Saenambujeong, Gamangcheongbe và Jungdibatsan được tiến hành gộp lại thành một bước. Nội dung chủ yếu là khấn mời thần linh ở thế giới bên kia đến.

Saenambujeong là bước ngăn chặn những xui xẻo trong giai đoạn đầu của Gut.

Gamangcheongbe là bước cầu hồn tổ tiên và người chết. Jungdibatsan là bước thực hiện lễ 49 ngày cho người chết.

Sajasamseonggeori (사자삼성거리) là bước khấn Saja (사자) của thế giới bên kia (là quan thần – người đại diện cho thế giới bên kia chuyên đi đón người chết). Lúc này Mudang mặc váy màu xanh lam và khoác lên người Hyeopsudurumagi (협수두루마기), trên đầu đội mũ. Mudang sẽ cầm chén hạt mít và tiến lại gần người đang đánh trống rồi giới thiệu với người đó rằng “ta là Jeoseungsaja (저승사자)”. Sau đó Mudang ngó nghiêng chiếc bàn thờ lớn và tỏ ra tò mò không biết trên Sangjarim (상자림) là những đồ ăn gì dành cho mình. Nhìn một cách tổng quát thì Mudang nói và hành động rất sắc sảo, mang đến một năng lượng dồi dào trong quá trình thực hiện nghi lễ Gut. Ở giữa quá trình thì Mudang cởi mũ ra và cầm cái chuông cùng miếng vải gai rồi lật vạt váy từ phải cài sang trái.

Sau đó Mudang cuộn mảnh vải gai và quấn lên trên đầu, rồi cài bông hoa Jihwa ( 지화) lên. Mudang vừa cầm miếng vải gai, cá khô Geondaegu (건대구), cái chuông – vật tượng trưng cho con đường mà người chết đi đến thế giới bên kia vừa tiến hành lễ Gut. Mudang ăn bánh T’eok, rượu đặt ở trên Sajasang (사자상) – chiếc bàn dành cho mình. Saja (사자) trải chiếc vải gai cầm trên tay ra và đặt tiền lên trên đó, sau đó cắm đồng tiền ấy lên trên đầu, tiếp tục Mudang nhận tiền của tổ tiên sau đó đặt lên trên bánh t’eok. Và cuối cùng của bước này là Saja (사자) cõng cá khô

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w