Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI TRƯỜNG
1.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH của hiệu trưởng
Theo điều 54 Luật Giáo dục 2005 thì:
“1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định…”[28.tr.29].
Thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường THCS. Với yêu cầu hiệu trưởng phải là người giảng dạy ít nhất 5 năm ở bậc THCS hoặc bậc cao hơn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý và lãnh đạo, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ, có sức khỏe, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm. Như vậy hiệu trưởng trong nhà trường là người đại diện cho việc quản lý hành chính nhà nước.
Để làm tốt nhiệm vụ của mình hiệu trưởng phải nắm vững các nguyên tắc quản lý trong hoạt động quản lý.
Tại điều 19 Điều lệ trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học quy định hiệu trưởng nhà trường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [4,tr.11].
Như vậy, hiệu trưởng là thủ trưởng của cơ sở giáo dục, có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong quá trình lãnh đạo nhà trường thực hiện các nhiệm vụ và có trách nhiệm biến chương trình, kế hoạch của cấp trên thành chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện của đơn vị. Đối với tổ chuyên môn, hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo
gián tiếp thông qua tổ trưởng và vẫn có quyền quyết định cao nhất trong việc điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn.
Mối quan hệ giữa GV với học sinh là sự tôn trọng nhân cách người học, có sự hiểu biết sâu sắc về học sinh khi các em gặp khó khăn. Khi dự giờ đồng nghiệp trong HĐ TCM, GV có thể nhận ra mối quan hệ này như thế nào qua những hành vi ứng xử của GV với HS. Nếu có những hành vi ứng xử không hợp lí, khi chia sẻ, GV cần phân tích những tình huống cụ thể để nhận thấy điều này, từ đó GV sẽ thay đổi hành vi ứng xử cho phù hợp. Hiệu trưởng cần có biện pháp thuyết phục để GV hiểu tất cả học sinh đều được quý trọng, học sinh có quyển được mắc lỗi và các em cần được quan tâm hỗ trợ giúp đỡ khó khăn trong học tập. Ngoài việc giúp đỡ GV thay đổi những thói quen ứng xử chưa phù hợp trong HĐ TCM, hiệu trưởng còn giúp GV học tập được những cử chỉ đẹp của GV dạy minh họa đối với học sinh trong giờ học.
Từ cơ sở lí luận trên, đề tài xác định, quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH của Hiệu trưởng là quá trình tác động của hiệu trưởng đến Tổ chuyên môn và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo ra điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của học sinh.