Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH
- Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của một số CBQL và TTCM, của nhiều GV còn hạn chế nên việc ứng dụng CNTT vào QL, giảng dạy chưa cao, thậm chí có GV còn lạm dụng CNTT trong dạy học nên ảnh hưởng đến kết quả QL hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH.
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH
2.6.1. Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Lãnh đạo các Nhà trường đều có nhận thức đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới hoạt động chuyên môn nói riêng là nhiệm vụ sống còn với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Tuy nhiên, ý thức về tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về HĐ TCM theo hướng nghiên cứu bài học của một số Hiệu trưởng chưa thật sự cao, một bộ phận khác có trình độ và năng lực còn những hạn chế nhất định, vì vậy việc chỉ đạo quản lý đổi mới HĐ TCM theo nghiên cứu bài học còn gặp nhiều khó khăn.
2.6.2. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Nhóm này bao gồm TTCM, giáo viên và học sinh đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến kết quả hoạt động NCBH.
Tổ trưởng chuyên môn: Đa số các TTCM trong các trường được lựa chọn bổ nhiệm là nhũng nòng cốt chuyên môn của các trường, có nhận
thức đúng về tầm quan trọng của đổi mới hoạt động chuyên môn theo NCBH, có cố gắng trong công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ.
Tuy nhiên, đa số các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đổi mới HĐ TCM theo nghiên cứu bài học, một số khác còn ít kinh nghiệm, năng lực hạn chế nên công tác quản lý, điều hành đạt hiệu quả không cao.
Giáo viên: Qua khảo sát thực tế phần đa giáo viên cũng có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCBH đối với phát triển nghề nghiệp của giáo viên, có ý thức tham gia NCBH (thể hiện trên biểu đồ 2.1)
Đội ngũ giáo viên của các trường chưa đồng đều trình độ, năng lực của một số giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên hoài nghi hiệu quả của giờ dạy theo hướng đổi mới, sợ mất thời gian họp hành một cách hình thức, vô bổ, một số giáo viên khác thiếu động lực phấn đấu,... vì vậy tham gia còn hình thức, thiếu tích cực và hiệu quả.
Học sinh:
Ở trường THCS Chuyên Chu Văn An - số 1 huyện Thanh Trì học sinh chăm, ngoan, có động cơ và ý thức học tập tốt, lại thông minh, sắc sảo nên việc tổ chức quản lý hoạt động theo NCBH không gặp nhiều khó khăn, đạt hiệu quả cao.
Các trường THCS khác có nhiều học sinh nhận thức chậm, rụt rè, tư ti, khả năng học tập hợp tác không tốt, việc quản lý tổ chức hoạt động chuyên môn, khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn để tổ chức các bựớc theo quy trình (đặc biệt là thời gian thảo luận, thống nhất phương án để tổ chức triển khai đại trà).
2.6.3. Yếu tố thuộc về môi trường quản lý
Hệ thống các văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến Địa phương cơ bản đã đầy đủ, sát thực với các Cơ sở giáo dục, thuận lợi trong triển khai hoạt động
chuyên môn theo NCBH và các hoạt động giáo dục khác. Có sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương đối với ngành giáo dục và đào tạo.
Chế độ, chính sách dành cho giáo viên còn chưa đảm bảo, nhiều giáo viên còn chưa yên tâm, say sưa với nghề, việc tham gia các hoạt động trong nhà trường còn mang tính đối phó.
Cơ sở vật chất của ở một số Nhà trường còn chưa đảm bảo được yêu cầu của hoạt động SHTCM theo NCBH; sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa kịp thời.
Kết luận chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng, khảo sát 12 CBQL và 90 GV về thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học cho thấy:
Trong tổ chức thực hiện hoạt động TCM theo NCBH, các trường đã thực hiện theo quy trình 4 bước, trong đó: Bước tổ chức thảo luận bài học nghiên cứu có kết quả đánh giá cao cả nhận thức và thực hiện, bước thực hiện giờ dạy minh họa và tổ chuyên môn dự giờ trên lớp của giáo viên có kết quả đánh giá thấp nhất cả về nhận thức và thực hiện.
Trong 5 nội dung quản lý hoạt động TCM theo NCBH, nội dung chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học đã được chú trọng (được đánh giá cao cả về nhận thức và thực hiện), tuy nhiên nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực NCBH cho CBQL, GV còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng tạo động lực cho giáo viên tham gia hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Chất lượng hoạt động chuyên môn theo NCBH tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nghề nghiệp giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Trong 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH được khảo sát, thì yếu tố thuộc về chủ quan của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn nhất, sau đó là yếu tố thuộc về đối tượng quản lý.
Chương 3