Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH của hiệu trưởng các trường THCS Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
2.4.1. Nhận thức của CBQL, GV về quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH của hiệu trưởng trường THCS
Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường THCS Huyện Thanh Trì
Stt Biện pháp quản lý
Cán bộ quản lý
Điểm trung bình
Giáo viên
Điểm trung bình Rất
quan trọng trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng 1
Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động NCBH của nhà trường.
6 4 2 2.30 14 16 60 1.49
2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực
NCBH cho giáo viên. 8 4 0 2.70 26 19 44 1.80
3 Chỉ đạo tổ chuyên môn triển
khai hoạt động NCBH. 7 4 1 2.50 18 14 58 1.55
4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCBH của các tổ chuyên môn.
6 4 2 2.30 30 28 32 1.98
Qua bảng số liệu 2.12 điều tra về thực trạng về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường THCS Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội với phát triển nghề nghiệp của giáo viên cho thấy, các biện pháp đưa ra được đa số CBQL và TTCM cho là quan trọng và rất quan trọng và có điểm trung bình chung là 2.45 trong đó điểm trung bình cao nhất là 2.7. Biện pháp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCBH của các tổ chuyên môn được giáo viên đánh giá ở mức khá (1.98 điểm), biện pháp xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động NCBH của nhà trường được đánh giá ở mức thấp hơn (1,49 điểm).
Còn kết quả đánh giá của đội ngũ giáo viên là chưa cao, nguyên nhân là do tâm lí ngại thay đổi của một số giáo viên trong tổ. Các thầy cô đã quen với cách soạn bài, lên lớp và cách hoạt động chuyên môn cũ, nên không mấy hào hứng với việc thảo luận cách dạy theo nghiên cửu bài học. Thậm chí có một số giáo viên hoài nghi hiệu quả của giờ dạy theo hướng đổi mới, sợ mất thời gian họp hành một cách hình thức, vô bổ,...; có giáo viên e ngại khi thấy đối tượng học sinh mình giảng dạy nhận thức yếu, thiếu nhiều kỹ năng, chưa có
thói quen hợp tác, cơ sở vật chất chưa phù hợp,...
Qua phỏng vấn một số CBQL ngoài nhà trường, những người đă được trang bị lý luận khoa học về kiến thức NCBH, được hỏi đều đánh giá lương đối cao về tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCBH đối với phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên.
2.4.2. Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động NCBH tại các TCM của nhà trường
Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá về xây dựng kế hoạch NCBH của Hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội
Stt Nội dung
Mức độ nhận thức
Điểm trung bình
Thứ bậc
Mức độ thực hiện
Điểm trung bình
Thứ Rất bậc
quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Tốt Khá Trung bình
1 Phân tích thực trạng hoạt động NCBH và quản lý hoạt động NCBH.
88 14 0 2.86 1 79 23 0 2.77 1 2 Xác định mục tiêu, chỉ tiêu
cần đạt của hoạt dộng NCBH và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó.
81 21 0 2.80 2 77 26 0 2.75 2 3 Xác định các hoạt động
NCBH của nhà trường tương ứng với các mục tiêu.
74 28 0 2.73 4 70 32 0 2.68 4 4 Xác định các nguồn lực
thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường.
65 28 9 2.55 6 65 28 9 2.55 6 5 Xác định các chỉ số theo
dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động NCBH của nhà trường.
65 37 0 2.64 5 67 32 2 2.64 5 6 Trình bày kế hoạch NCBH
của nhà trường trước Hội đồng sư phạm.
77 26 0 2.75 3 72 30 0 2.70 3
Nhìn vào điểm trung bình chung ở bảng 2.14 cho thấy CBQL, GV đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc hiệu trưởng phân tích thực trạng hoạt động NCBH và quản lý hoạt động NCBH được thực hiện ở mức độ trung bình khá, mức độ nhận thức (2.72 điểm) và mức độ thực hiện (2.68 điểm).
Trước tiên, các nhóm biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá có mức độ thực hiện tương đối tốt là: Phân tích thực trạng hoạt động NCBH và quản lý hoạt động NCBH, mức độ nhận thức (2.86 điểm - thứ bậc 1) và mức độ thực hiện(2.77 điểm - thứ bậc 1); Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động NCBH và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó, mức độ nhận thức (2.80 điểm - thứ bậc 2), mức độ thực hiện (2.75 điểm - thứ bậc 2); Trình bày kế hoạch NCBH của nhà trường trước Hội đồng sư phạm, mức độ nhận thức (2.75 điểm - thứ bậc 3) và mức độ thực hiện (2.70 điểm - thứ bậc 3).
Các biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình là: Xác định các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động NCBH của nhà trường, mức độ nhận thức (2.64 điểm - thứ bậc 5), mức độ thực hiện (2.64 điểm - thứ bậc 5); Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường, mức độ nhận thức (2.55 điểm - thứ bậc 6), mức độ thực hiện (2.55 điểm - thứ bậc 6).
Ngoài những kết quả như đã nêu trên, đề tài tiến hành phỏng vấn một số giáo viên cho biết về thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của Hiệu trưởng thì đa số những người được hỏi họ đều đánh giá cao việc xây dựng kế hoạch NCBH của hiệu trưởng, tuy nhiên một số giáo viên cho rằng hiệu trưởng chưa xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà
trường (2.55 điểm - thứ bậc 6). Điều đó phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của Hiệu trưởng.
Đây cũng chính là những tồn tại chủ quan cần được khắc phục:
Một là, cần phải xác định các biện pháp chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động NCBH của nhà trường một cách thường xuyên hơn.
Hai là, cần phải xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường, không nên đòi hỏi quá mức ngoài khả năng hiện có của nhà trường.
2.4.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực NCBH cho giáo viên
Bảng 2.14. Thực trạng bồi dưỡng năng lực NCBH cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì
Stt Nội dung
Mức độ nhận thức
Điểin hung bình Thứ bậc
Mức độ thực hiện
Điểm trung bình Thứ bậc
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Rất tốt Tốt T.bình
1 Thay đổi nhận thức của GV về HĐ
TCM. 74 28 0 2.73 2 51 41 10 2.40 3
2 Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức
phát triển kĩ năng NCBH cho GV. 67 35 0 2.66 4 58 39 5 2.52 2
3
Tổ chức làm mẫu (một tổ CM và một GV cốt cán của tổ) của một bài học cụ thể.
72 30 0 2.70 3 69 33 0 2.68 11
4 Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế
hoạch, tổ chức điều hành cho TTCM. 78 24 0 2.76 1 50 42 10 2.39 4
Nhìn vào điểm trung bình chung ở bảng 2.14 thấy rõ CBQL, GV đánh giá mức độ nhận thức về công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực NCBH cho giáo viên, năng lực quản lý hoạt động tổ chuyên môn của TTCM được thực hiện ở mức độ khá tốt, mức độ nhận thức (2.71 điểm), nhưng mức độ thực hiện có sự chênh lệch thấp hơn nhiều (2.50 điểm), điều đó khẳng định công tác này đã được hiệu trưởng quan tâm chú trọng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
Các biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ khá tốt là:
Tổ chức làm mẫu (một tổ CM và một GV cốt cán của tổ) của một bài học cụ thể, mức độ nhận thức (2.70 điểm - thứ bậc 3), mức độ thực hiện (2.68 điểm - thứ bậc 1).
Các nội dung có mức độ thực hiện thấp là: bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành cho TTCM (2.39 điểm - thứ bậc 4); thay đổi nhận thức của GV về HĐ TCM (2.40 điểm - thứ bậc 3), hai nội dung này có điểm trung bình chênh lệch lớn giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện.
Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn một số giáo viên thì nhìn chung họ có cùng quan điểm là, NCBH là một hoạt động cần thiết và hết sức quan trọng trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, tuy nhiên đây là một nội dung mới mẻ cho nên ngoài việc hiệu trưởng tổ chức cho CBQL, giáo viên học tập lí luận khóa học về kiến thức NCBH, thì nhà trường cũng nên mạnh dạn mời các chuyên gia về tại trường để bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng NCBH cho CBQL và giáo viên.
2.4.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì
Stt Nội dung
Mức độ nhận thức
Điểm trung bình Thứ bậc
Mức độ thực hiện
Điểm trung bình Thứ bậc
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình
1
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH.
88 14 0 2.86 1 81 21 0 2.8 1
2
Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động NCBH của nhà trường và tổ chuyên môn.
86 16 0 2.84 2 77 26 0 2.75 2
3
Giám sát việc thực hiện đúng quy trình NCBH tại tổ chuyên môn.
77 26 0 2.75 4 70 32 0 2.68 4
4
Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài dạy được nghiên cứu.
81 21 0 2.80 3 72 30 0 2.7 3
5
Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”.
58 44 0 2.57 5 63 39 0 2.61 5
Nhìn vào điểm trung bình chung ở bảng 2.15 cho thấy CBQL, GV đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện về công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của Hiệu trưởng được thực hiện ở mức độ khá tốt.
Mức độ nhận thức (2.76 điểm) và mức độ thực hiện (2.71 điểm), điều đó
khẳng định công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của Hiệu trưởng đã được hiệu trưởng quan tâm.
Kết quả bảng 2.15. cho thấy: Các biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ khá tốt là: Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH, mức độ thực hiện (2.80 điểm - thứ bậc 1); phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động NCBH của nhà trường và tổ chuyên mồn, mức độ thực hiện (2.75 điểm - thứ bậc 2); chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài dạy được nghiên cứu, mức độ thực hiện (2.70 điểm - thứ bậc 3).
Nội dung được đánh giá ở mức khá là Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”, điều đó phản ánh đúng hiện thực khách quan trong công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của hiệu trưởng.
Đề tài tiến hành phỏng vấn một số CBQL và một số giáo viên thì họ có chung cùng quan điểm là, việc phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi” là một việc làm cần thiết, làm tốt điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc gắn kết các tổ chức, các cá nhân trong cơ quan, tạo nên mối đoàn kết nội bộ cơ quan, góp phần thực hiện thành công hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn. Điều đó phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng về công tác chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH của Hiệu trưởng.
2.4.5. Đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH
Bảng 2.16. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH của Hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì
Stt Nội dung
Mức độ nhận thức
Điểin hung bình Thứ bậc
Mức độ thực hiện
JĐiểm trung bình Thứ bậc
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Rất tốt Tốt T.bình
1 Đánh giá việc thực hiện quy trình
NCBH ở tổ chuyên môn 77 26 0 2.75 1 63 31 8 2.54 3
2
Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của giáo viên trong tổ chuyên môn.
67 35 0 2.66 2 69 23 10 2.58 1
3
Đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của giáo viên trong tổ chuyên môn.
70 32 0 2.68 4 64 26 12 2.51 4
4 Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực
hiện NCBH của nhà trường đề ra. 63 39 0 2.61 3 66 28 8 2.57 2 Kết quả bảng 2.16 cho thấy CBQL và giáo viên đều rất coi trọng việc đánh giá việc thực hiện quy trình NCBH ở tổ chuyên môn của hiệu trưởng (điểm TB 2,75 - xếp thứ bậc 1). Tuy nhiên, mức độ thực hiện tương đối thấp (2.54 điểm - thứ bậc 3); tương tự như vậy đánh giá việc đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của giáp viên trong tổ chuyên môn về nhận thức cao (2.68 điểm - thứ bậc 2) nhưng mức độ thực hiện thấp (2.51 điểm - xếp thứ bậc 4).
Mức độ thực hiện các nội dung khác: Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra (2.57 điểm); chia sẻ kiến thức chuyên
môn, đổi mới PPDH của giáo viên trong tổ chuyên môn (2.58 điểm). Điều đó đã phản ánh nghiêm túc thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCBH tại các tổ chuyên môn của Hiệu trưởng. Qua phỏng vấn một số tổ trưởng chuyên môn, họ cho rằng một số thành viên trong tổ, đặc biệt là những giáo viên có kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn tốt ở các môn khoa học tự nhiên, họ thường ngại chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân mình cho đồng nghiệp vì tâm lý sợ “người khác hơn mình”. Đây cũng chính là điểm tồn tại mang tính chủ quan của hiệu trưởng trong quá trình lãnh đạo tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ NCBH tại các tổ chuyên môn.
2.4.6. Tạo động lực cho đội ngũ TTCM, GV và học sinh
Bảng 2.17. Thực trạng tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh của Hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì
Stt Nội dung
Mức độ nhận thức
Điểm trung bình Thứ bậc
Mức độ thực hiện
Điểm trung bình Thứ bậc
Rất quan trọng Quan ưọng Không quan trọng Rất tốt Tốt T.bình
1
Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng và phê bình kịp thời, công bằng và khách quan.
77 26 0 2.75 2 49 46 7 2.41 3
2 Tạo môi trưởng làm việc phát huy tính
chủ động, sáng tạo, tôn trong cá nhân. 88 14 0 2.86 1 74 28 0 2.73 1
3
Thông qua các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động ngoại khóa để giáo dục học sinh có động cơ học tập đúng đắn, ước mơ. hoài bão cho tương lai.
60 42 0 2.59 3 60 42 0 2.59 2
Nhìn vào kết quả điểm trung bình ở bảng 2.17 cho thấy CBQL, GV đánh giá việc xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên của hiệu trưởng được thực hiện ở mức độ khá tốt, mức độ nhận
2.72
2.68 2.71
2.5
2.76
2.71 2.68
2.55
2.73
2.58
2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8
1 2 3 4 5
ĐTB mức độ cần thiết ĐTB mức độ thực hiện
thức (2.73 điểm), tuy nhiên mức độ thực hiện còn hạn chế (2.58 điểm).
Kết quả xếp hạng thứ bậc về mức độ nhận thức cũng như mức độ thực hiện ở bảng 2.20 cho thấy CBQL, GV đánh giá cao việc tạo môi trường làm việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tôn trọng cá nhân, mức độ thực hiện (2.73 điểm - thứ bậc 1); Thông qua các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động ngoại khóa để giáo dục học sinh có động cơ học tập đúng đắn, ước mơ, hoài bão cho tương lai (2.59 điểm). Các biện pháp đưa ra được đa số CBQL, GV cho là có mức độ thực hiện bình thường: Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng và phê bình kịp thời, công bằng và khách quan (2.41 điểm), điều này phần nào đã phản ánh đúng thực trạng việc xây dựng chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên của hiệu trưởng và đó cũng chính là điểm tồn tại chủ quan của cá nhân người hiệu trưởng phải cần được khắc phục.