Quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường THCS Huyện Thanh Trì – Thành Phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 36 - 40)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI

2.2. Tình hình phát triển giáo dục THCS Huyện Thanh Trì

2.2.1. Quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục

Bảng 2.1. Quy mô số lượng học sinh các trường THCS Huyện Thanh Trì

STT Trường

Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Số

lớp

Số HS

Số HS/lớp

Số lớp

Số HS

Số HS/lớp

Số lớp

Số HS

Số HS/lớp 1

Tam

Hiệp 13 477 37 14 526 38 15 608 41

2

Ngọc

Hồi 12 402 34 13 466 36 15 544 37

3

Thanh

Liệt 20 811 41 23 923 41 26 1092 42

4 TTVĐ 26 1006 39 26 1053 41 28 1199 43

5 Vĩnh

Quỳnh 25 886 36 25 914 37 26 968 38

6

Chu

Văn An 9 292 33 12 488 41 14 490 35

(Nguồn báo cáo thống kê Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Thanh Trì)

Qua khảo sát, thấy rằng huyện Thanh Trì có 06 trường THCS, trong đó có 01 trường THCS Chuyên và 05 trường THCS. Trong 3 năm học vừa qua, số học sinh, số lớp của các trường THCS tương đối ổn định; tỉ lệ số học sinh/lớp thấp (Trung bình từ 33-43HS/lớp) đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường.

Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh là biểu hiện cụ thể chất lượng hiệu quả các phương diện quản lý nhà trường của hiệu trưởng và là một trong các căn cứ để đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục ở mỗi trường THCS.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh có nhiều căn cứ, song ở luận văn này tác giả căn cứ vào chất lượng giáo dục mũi nhọn và chất lượng đại trà, kết quả thi vào lớp 10. Chất lượng giáo dục đại trà được thể hiện qua đánh giá, xếp loại 2 mặt giáo dục.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục các trường THCS Huyện Thanh Trì

Năm học

Tổng số hs

Hạnh kiểm (%) Học lực (%)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2014-

2015 10650 94,5 5,3 0,2 0 45,4 34,8 17,1 2,6 0,1 2015-

2016 11439 95,1 4,7 0,2 0 46,1 35,9 15,6 2,3 0,1 2016-

2017 12618 95,3 4,55 0,15 0 46,79 35,55 15,47 2,14 0,05 (Nguồn báo cáo thống kê Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Thanh Trì)

Năm học 2014-2015 ,2015-2016, 2016-2017 là các năm học thực hiện chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, dưới sự chỉ đạo của PGD&ĐT, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, các trường xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó tập trung xác định các nhiệm vụ trong tâm, các giải pháp phù hợp và tổ chức cho giáo viên, học sinh đăng ký các chỉ tiêu thi đua cụ thể, quản lý chặt chẽ việc thực hiện

quy chế chuyên môn, tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, đúng quy chế,…

Do vậy, trong ba năm học qua kết quả giáo dục cấp THCS của Huyện Thanh Trì đã có chuyển biến rõ rệt, thu được kết quả đáng ghi nhận. Từ kết quả trên ta thấy, chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh cấp THCS của Huyện Thanh Trì có sự phát triển, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi và hạnh kiểm tốt năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém và hạnh kiểm trung bình, yếu đã giảm đi.

Tuy nhiên, so với kết quả chung toàn thành phố thì các trường THCS trong Huyện Thanh Trì có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém và xếp loại đạo đức trung bình, yếu còn cao; cá biệt năm 2012-2013, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức yếu còn cao hơn mặt bằng chung toàn Thành phố. Kết quả này chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của các trường tại một thành phố mặt bằng dân trí cao và có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển.

Bảng 2.3. Kết quả thi vào 10 của một số trường THCS trên địa bàn Huyện Thanh Trì

STT Trường

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016 Số

HSDT

Tỉ lệ đỗ (%)

Số HSDT

Tỉ lệ đỗ (%)

Số HSDT

Tỉ lệ đỗ (%)

1 Tam Hiệp 97 77,8 109 68,6 70 81,4

2 Ngọc Hồi 66 85,6 80 72,5 59 76,3

3 Thanh Liệt 113 85 154 67,5 136 74,3

4 TTVĐ 218 92,5 252 69,4 220 92,3

5 Vĩnh Quỳnh 174 68,7 198 67,2 185 54,6

6 Chu Văn An Chưa thành lập 33 100 65 100

Tổng 668 81,9 826 74,2 735 79,8

(Nguồn báo cáo thống kê Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Thanh Trì)

Từ kết quả thi vào 10 các năm của học sinh cho thấy: So với kết quả chung trong toàn thành phố , các trường trong huyện có tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 cao, kết quả các năm tương đối ổn định. Tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 đã phản ánh hiệu quả giáo dục và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS của các trường trong ba năm học vừa qua( phần lớn HS thi vào THPT công lập; Một số vào trường Cao Đẳng Công Thương Hà Nội; Một số học Trung cấp nghề, một số vào THPT dân lập, còn lại vào GDTX). Tuy nhiên, nếu phân tích theo kết quả xếp loại thì số học sinh thi được điểm khá, giỏi còn ít chưa tương xứng với trường đạt chuẩn quốc gia, có trường vẫn còn học sinh thi trượt.

Bảng 2.4. Kết quả thi học sinh giỏi cấp TP các trường THCS của Huyện Thanh Trì

STT Trường

Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017 Số giải Xếp

thứ Số giải Xếp

thứ Số giải Xếp thứ

1 Tam Hiệp 2 5 1 5 3 4

2 Ngọc Hồi 0 6 0 6 0 6

3 Thanh liệt 4 4 9 3 3 3

4 TTVĐ 12 2 21 2 6 2

5 Vĩnh Quỳnh 5 3 8 4 2 5

6 Chu Văn An 24 1 67 1 20 1

Tổng 47 106 34

(Nguồn báo cáo thống kê Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Thanh Trì) Từ bảng xếp hạng trên cho thấy, chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS trên địa bàn huyện luôn đứng trong tốp đầu của bảng xếp hạng;

hầu hết các trường có kết quả xếp hạng tương đối ổn định trên bảng kết quả chung toàn thành phố. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng giải thì thấy rằng số

lượng giải ở một vài trường còn ít, số giải qua các năm không tăng, có dấu hiệu không ổn định, thiếu bền vững. Nếu xét về cơ cấu giải thì số lượng giải cao còn ít và không đồng đều ở các môn tổ chức thi.

Như vậy, chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh THCS luôn đứng ở tốp đầu bảng xếp hạng của tất cả các trường THCS trong toàn Huyện Thanh Trì.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của giáo dục nói chung và tiềm năng, lợi thế của các trường trên địa bàn thành phố thì kết quả này còn chưa tương xứng, chưa đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường THCS Huyện Thanh Trì – Thành Phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)