Thực trạng tiến hành giờ dạy minh họa theo NCBH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường THCS Huyện Thanh Trì – Thành Phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 45 - 49)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI

2.3. Thực trạng hoạt động chuyên môn theo NCBH của các trường

2.3.3. Thực trạng tiến hành giờ dạy minh họa theo NCBH

Bảng 2.9. Thực trạng việc thực hiện giờ dạy minh họa và tổ chuyên môn dự giờ trên lớp của giáo viên ở trường THCS Huyện Thanh Trì

Stt Nội dung

Mức độ nhận thức

Điểm trung bình Th bậc

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình Th bậc

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Tốt Khá Trung bình

1. Người dạy 1.1

Người dạy minh họa có thể là một GV tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn.

72 30 0 2.71 1 58 44 0 2.57 1

1.2 Người dạy minh họa thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.

56 42 6 2.53 2 62 34 6 2.55 2

Stt Nội dung

Mức độ nhận thức

Điểm trung bình Th bậc

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình Th bậc

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Tốt Khá Trung bình

1.3

Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

72 30 0 2.72 2 79 19 5 2.73 1

1.4

Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm thiết kế.

53 44 5 2.47 5 60 39 2 2.57 7 2. Người dự giờ

2.1

Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay phim, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng nhất.

68 28 6 2.61 3 72 30 0 2.70 3

2.2

Đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lí, hành vi trong các tình huống, hoạt động học tập cụ thể của học sinh.

74 28 0 2.73 1 75 27 0 2.72 2

2.3

Kết hợp sử dụng các kĩ thuật: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép quay phim, chụp ảnh,…

60 32 10 2.49 4 70 28 5 2.64 5

Kết quả đánh giá ở bảng 2.9 cho thấy, GV tự đánh giá thực trạng thực hiện giờ dạy minh họa và tổ chuyên môn dự giờ trên lớp của giáo viên được

thực hiện ở mức độ khá tốt; các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện việc thực hiện giờ dạy minh họa và tổ chuyên môn dự giờ trên lớp của giáo viên ở tổ chuyên là đúng thực chất.

Trước tiên, đối với người dạy, họ đặc biệt chú ý quan tâm đến những khó khăn của học sinh, để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, về mức độ nhận thức (2,71 điểm – thứ bậc 2), còn mức độ thực hiện (2.73 điểm – thứ bậc 1) là những vấn đề được giáo viên dạy minh họa quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy giáo viên luôn quan tâm đến những khó khăn của học sinh từ đó lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của HS, đặc biệt là học sinh yếu kém. Còn đối với những người dự giờ, họ cũng đặc biệt chú ý đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện cụ thể của học sinh, mức độ nhận thức (2,73 điểm – thứ bậc 1), còn mức độ thực hiện ( 2.72 điểm – thứ bậc 2). Từ thực tế trên cho thấy những người dự giờ đã có sự nhận thức đúng đắn về hoạt động chuyên môn truyền thống với HĐ TCM theo NCBH và họ tạo ra sự khác biệt giữa chúng.

Nếu trước kia dự giờ theo truyền thống, người dự thường quan sát cử chỉ làm việc của giáo viên, tập trung giáo viên dạy có đúng quy định không và đối chiếu với các tiêu chí để đánh giá, xếp loại giờ học thì giờ đây họ đã chuyển sang tập trung quan sát HS học thế nào, suy nghĩ phát hiện khó khăn trong học tập của HS để rồi đưa ra các biện pháp khắc phục.

Đối với những mục được xếp thứ bậc thấp như : Người dạy minh họa thay mặt cho nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học, mức độ nhận thức (2.37 điểm – thứ bậc 6) và mức độ thực hiện (2.61 điểm – thứ bậc 6); Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm thiết kế, mức độ nhận thức (2.47 điểm – thứ bậc 5), mức độ thực hiện (2.57 điểm – thứ bậc 7), điều đó khẳng định rằng trong quá trình thảo luận, chia sẻ về NCBH ở tổ

chuyên môn vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều nhau dẫn đến chưa có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu ở mỗi bài học.

Ngoài kết quả đã cho ở bảng 2.9, đề tài tiến hành phỏng vấn một số giáo viên thì họ đều cho rằng trong quá trình thảo luận, chia sẻ để tìm ra mục tiêu chung cho mỗi bài học là việc làm cần thiết, tuy nhiên do trong quá trình tự nghiên cứu bài học vẫn còn một số giáo viên có tư tưởng ỷ lại - vì đã có bài nghiên cứu của đồng nghiệp nên họ không chịu đầu tư thời gian, công sức vì vậy sản phẩm để dạy minh họa chưa hẳn đã là sản phẩm chung của cả nhóm mà người dạy minh họa trình bày ý tưởng thì đó lại chỉ là ý tưởng của một cá nhân hay một nhóm nhỏ giáo viên.

* Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ

Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một GV sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu bài giảng minh họa ở một lớp học cụ thê, tât cả GV trong tổ tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.

Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:

+ GV ngồi dự giờ đối diện với HS ngồi học hoặc ngồi hai bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các HS thuận tiện nhất.

+ Phương tiện: GV dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học tập của HS bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp ảnh.

GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của HS, theo dõi nét mặt, hành vi, thái độ tập trung đến bài học của từng HS thông qua đó đánh giá được mức độ nắm vững bài của HS, sự hào hứng hoặc thờ ơ với bài học của HS, những khó khăn của HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường THCS Huyện Thanh Trì – Thành Phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)