Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI TRƯỜNG
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH
1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Trước tiên, một yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH đó là nhận thức, tri thức, năng lực quản lý hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS.
Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng.
Hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới PPDH nói chung và kiến thức NCBH nói riêng để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyển thực hiện. Ngoài ra, uy tín của người hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
1.5.2. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Có hai đối tượng tham gia vào quá trình triển khai hoạt động NCBH và chịu sự quản lý của Hiệu trưởng gồm TTCM, GV. Ngoài ra, học sinh cũng là một đối tượng tham gia vào hoạt động NCBH của giáo viên và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động NCBH.
Tổ trưởng chuyên môn: TTCM đóng vai trò quan trọng trong triển khai hoạt động NCBH của nhà trường THCS. Vì vậy, các yếu tố như nhận thức, sự am hiểu về kiến thức NCBH, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý hoạt động NCBH của TTCM.
Giáo viên: Giáo viên là người nhận được nhiều lợi ích phát triển nghề nghiệp khi tham gia vào hoạt động NCBH tại TCM. Vì vậy các yếu tố như nhận thức, kiến thức về NCBH, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng sáng tạo của giáo viên có ảnh hường đến quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH.
Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình, bằng nhân cách của chính mình, đó là đặc trưng lao động sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, vì thể mà ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hoạt động NCBH .
Học sinh: Thái độ học tập và năng lực của HS có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý hoạt động NCBH. Nếu học sinh chăm, ngoan, có động cơ và ý thức học tập tốt, lại thông minh, sắc sảo và được lựa chọn cẩn thận về trình độ học vấn như các trường chuyên, lớp chọn thì cách tổ chức quản lý hoạt động NCBH của hiệu trưởng phải khác hẳn các trường bình thường.
Việc xác định phẩm chất và năng lực của học sinh là một công việc phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mặt học sinh, mặt xã hội, thành phần dân cư, bản sắc văn hóa địa phương,… Vì vậy, hiệu trưởng và giáo viên cần điều tra khảo sát khá cẩn thận để nắm vững đối tượng các lớp đầu cấp học, đầu năm học nhằm xây dựng các lớp học được sát và đúng.
1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý Bao gồm các yếu tố như:
- Văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở về triển khai NCBH.
- Nghị quyết của các đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc đổi mới PPDH; Các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trường phổ thông hiện nay.
- Tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về triển khai NCBH.
- Điều kiện về CSVC của nhà trường.
- Chế độ đãi ngộ GV của nhà trường.
- Văn hóa tổ chức của nhà trường.
Kết luận chương 1
Quản lý hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của hiệu trưởng là quá trình tác động của hiệu trưởng đến Tổ chuyên môn và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của học sinh.
Nội dung quản lý hoạt động NCBH của hiệu trưởng trường THCS : - Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động NCBH của nhà trường;
- Bồi dưỡng năng lực NCBH cho giáo viên;
- Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH;
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCBH của các tổ chuyên môn - Tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, cho giáo viên và học sinh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS gồm: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, môi trường quản lý.
Chương 2