Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường THCS Huyện Thanh Trì – Thành Phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 66)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

Biểu đồ 2.1: So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động NCBH của hiệu trưởng trường THCS

Huyện Thanh Trì

Nhìn biểu đồ 2.1 cho thấy, mức độ nhận thức của các biện pháp quản lý

là khá tương đồng (điểm trung bình từ 2.68 đến 2.76). Tuy nhiên, đối với mức độ thực hiện, có sự chênh lệch đáng kể giữa các biện pháp. Các biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động NCBH tại tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì được đánh giá thực hiện tốt nhất (2.71 điểm), các biện pháp Tổ chức bồi dưỡng năng lực NCBH cho giáo viên được đánh giá thực hiện thấp nhất (2.50). Điều đó phản ánh nhà trường đã thực hiện tốt chức năng quản lý chỉ đạo, chú trọng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ NCBH của các tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc xây dựng Tổ chức bồi dưỡng năng lực NCBH cho TTCM, GV còn chưa được quan tâm đúng mức. TTCM, GV chưa thực sự nắm bắt được quy trình và kỹ thuật tổ chức hoạt động chuyên môn theo NCBH, năng lực tổ chức điều hành của TTCM còn hạn chế, bên cạnh đó chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong nhà trường cũng cần được quan tâm đúng mức để họ nỗ lực thực hiện hoạt động NCBH.

Kết quả so sánh sự khác biệt giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện nói chung của các nội dung quản lý hoạt động NCBH được biểu diễn trực quan ở biểu đồ 2.2:

2.72

2.6

2.54 2.56 2.58 2.6 2.62 2.64 2.66 2.68 2.7 2.72

1

ĐTB mức độ cần thiết ĐTB mức độ thực hiện

Biểu đồ 2.2: So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện trong quản lý hoạt động NCBH của hiệu trưởng trường THCS Huyện Thanh Trì

Biểu đồ 2.2 chỉ rõ, mức độ thực hiện được đánh giá thấp hơn mức độ nhận thức trong quản lý hoạt động NCBH của nhà trường (2.64 điểm so sánh với 2.72 điểm). Như vậy, với kết quả nhận thức khá cao thì trong thời gian tới, BGH nhà trường cần quan tâm hơn tới những biện pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện quản lý hoạt động NCBH, đặc biệt là cần có biện pháp tạo động lực cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên như tìm cách đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ, động viên khen thưởng kịp thời những tổ chuyên môn và cá nhân có thành tích trong hoạt động NCBH.

Tóm lại, có thể khái quát những thành công và hạn chế của quản lý hoạt động NCBH ở trường THCS Huyện Thanh Trì.

2.5.1. Những điểm thành công

Nề nếp hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường đã được cải thiện, nội dung hoạt động tổ chuyên môn đã có đổi mới thể hiện rõ nét, ý thức tự giác học hỏi để vươn lên của các thầy, cô giáo ở trong các nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hiệu trưởng đã xây dựng văn hóa nhà trường (mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên) đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập cho giáo viên (đổi mới HĐ TCM) từ đó giúp cho GV thay đổi → Giờ học thay đổi → HS thay đổi → Trường học thay đổi.

Bồi dưỡng được năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ TTCM, những người chủ trì các buổi HĐ TCM đóng vai trò chính quyết định thành công của việc đổi mới HĐ TCM đặc biệt là HĐ TCM theo NCBH.

2.5.2. Những điểm tồn tại

Chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng CBQL, GV về lý luận cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động chuyên môn theo NCBH đối với phát triển nghề nghiệp giáo viên.

Chưa có những giải pháp hiệu quả nhằm tạo động lực cho CBQL, GV

trong việc tham gia hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học, một số giáo viên còn e dè, né tránh, hoạt động miễn cưỡng.

Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH còn hình thức, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm của đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ.

Về mặt kỹ thuật, trong dự giờ đồng nghiệp GV chỉ chú ý quan sát việc dạy của GV xem GV đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, GV dạy như thế nào, ngôn ngữ ra sao, có đảm bảo các khâu các bước lên lớp hay không, phân phối thời gian giờ dạy có hợp lý hay không, chưa chú trọng quan sát xem HS được học như thế nào trong giờ học ấy, thái độ cử chỉ của HS tham gia vào giờ học. Nói chung, kết quả là chất lượng hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH còn hạn chế, chất lượng học tập của HS chưa được cải thiện nhiều.

2.5.3. Phân tích nguyên nhân

Thông qua những báo cáo trong hội nghị tổng kết việc triển khai HĐ TCM theo hướng NCBH của các tổ chuyên môn trong nhà trường chúng tôi rút ra các nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ QL của TTCM còn nhiều hạn chế, việc bồi dưỡng và tập huấn vể đổi mới hoạt động tổ chuyên môn chưa được bài bản và quy lát.

- Việc QL hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH của hiệu trưởng chưa sâu sát, quản lý đổi mới PPDH đã được quan tâm nhưng kết quả chưa cao.

- Một số GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trước yêu cầu của giáo dục trong tình hình mới nên chưa hết mình cho công việc mình đang đảm nhiệm, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều trong từng bộ môn và giữa các bộ môn ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng đổi mới HĐ TCM.

Nguyên nhân khách quan:

- Những điều kiện cung ứng cho nhu cầu con người và hoạt động còn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường THCS Huyện Thanh Trì – Thành Phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)