CHƯƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHÁ THẾ BAO VÂY, CẤM VẬN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1995
2.1.2. Thực hiện cam kết rút quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia
Ngay sau đó, lần đầu tiên sau 8 năm, cuộc gặp gỡ chính thức giữa những ngươi địa diện cho các phe phái đối lập ở Campuchia đã diễn ra tại Pháp giữa Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Hun Sen và Hoàng thân Sihanouk.
Sau ba ngày đàm phán (từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 4 tháng 12 năm 1987), hai bên đã đi đến thống nhất các vấn đề quan trọng: xung đột ở Campuchia phải do nhân dân giải quyết thông qua những cuộc thương lượng giữa các bên liên quan đến xung đột nhằm chấm dứt chiến tranh [2, tr.1].
Tháng 5 năm 1988, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra tuyên bố rút 5 vạn quân và rút Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước, quân tình nguyện Việt Nam còn lại được đặt dưới sự chỉ đạo của quân đội CHND Campuchia. Hành động này đã tạo cơ sở quan trọng cho việc khai thông quan hệ Việt Nam – ASEAN. Các nước ASEAN hiểu rõ hơn thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề của khu vực. Trước tình hình đó, từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 7 năm 1988, tại Indonesia đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa đại diện các nứơc ASEAN và đại diện các nước Đông Dương với các bên Campuchia (Jakarta Informal Meeting - JIM1). Tại hội nghị, các bên đã đi đến nhất trí về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia với các nội dung then chốt là: quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, ngăn chặn sự trở lại của chế độ Polpot và chấm dứt sự can thiệp của nước ngoài vào Campuchia. Đây là hai vấn đề then chốt, gắn liền với nhau trong một giải pháp chính trị tổng thể cho vấn đề Campuchia.
Trước những chuyển biến thuận lợi, nhân dịp kỉ niệm 10 năm ngày cách mạng Campuchia thành công, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh thăm hữu nghị chính thức Campuchia và dự lễ mít tình quan trọng này. Trong chuyến thăm, một lần nữa cả Việt Nam và Campuchia đều khẳng định quan điểm thống nhất: “Phải đấu tranh để bọn diệt chủng Khơ me đỏ không được trở lại gây tội ác một lần nữa ở đất nước Campuchia đã được hồi sinh” [4, tr.4]. Bên cạnh đó, Tổng bí thư cũng nhấn mạnh: “Việt Nam tuyên
bố hoàn toàn nhất trí với Campuchia về quyết định rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia vào tháng 9-1989” (trước thời hạn dự định 1 năm) [3, tr.1 , cho dù tình hình Campuchia có như thế nào. Việc rút quân này cũng sẽ được giám sát bởi cộng động đồng quốc tế. Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 2 năm 1989, Hội nghị không chính thức (JIM 2) họp tại Jakarta tiếp tục bàn các vấn đề đã được nêu tại JIM 1. Nhờ sự phối hợp vận động và đấu tranh của Việt Nam, Lào và Campuchia, các bên tham gia họp đã nhất trí với những nguyên tắc của giải pháp: Việt Nam rút hết quân; loại trừ sự quay trở lại của chế độ diệt chủng; chấm dứt sự viện trợ quân sự và sự cạn thiệp của bên ngoài vào Campuchia. Để thực hiện những điều đã cam kết tại hội nghị này, ngày 5 tháng 4 năm 1989, Việt Nam tuyên bố sẽ rút hết quân trong năm 1989 dù có giải pháp hay không có giải pháp chính trị về Campuchia.
Trong chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Campuchia ngày 4 tháng 9 năm 1989, Việt Nam thêm lần nữa khẳng định quyết tâm không ngừng tìm kiếm một giải pháp toàn bộ cho vấn đề Campuchia. Đây là một nỗ lực và là sự cố gắng lớn của Việt Nam, tạo ra những tiền đề có lợi cho việc giải quyết toàn diện vấn đề Campuchia [4, tr.4].
Kết quả, từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 9 năm 1989, Việt Nam đã rút 26.000 quân tình nguyện còn lại ở Campuchia cùng toàn bộ vũ khí, phương tiện theo đường bộ, sông, biển dưới sự quan sát của các tổ chức và phóng viên quốc tế.
Như vậy, việc Việt Nam tuyên bố và thực hiện đúng cam kết rút quân tình nguyện khỏi Campuchia sớm hơn kế hoạch đã có tác động quan trọng đến việc tìm kiếm giải pháp cho Campuchia. Trước hết, việc Việt Nam rút quân tình nguyện khỏi Campuchia đã thúc đẩy tiến trình đàm phán, mở ra hàng loạt diễn đàn về giải pháp cho vấn đề Campuchia như: JIM 2, các diễn đàn Việt – Mỹ… Đặc biệt, sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến mới của tình hình Campuchia, từ đây “lí do đòi Việt Nam rút quân không còn là cái cớ k o dài tình hình căng thẳng của Campuchia và khu vực” [58, tr.286].