CHƯƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHÁ THẾ BAO VÂY, CẤM VẬN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1995
2.3 Bình thường hóa và phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc
2.2.3. Đàm phán và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
bình thường hóa quan hệ hai nước. Đàm phán vòng 2 ở cấp Thứ trưởng được tiến hành vào tháng 5-1989 nhưng cũng không đạt tiến triển cụ thể do Trung Quốc tiếp tục đặt điều kiện mới đòi Việt Nam phải giải quyết hậu quả của việc đưa quân vào Campuchia rồi mới bàn đến việc cải thiện quan hệ hai nước dự Việt Nam đó rỳt được ẵ số quõn vào thỏng 6-1988 và ra tuyờn bố đơn phương vào ngày 5-4-1989 là sẽ rút hết quân vào tháng 9-1989. Sự khác biệt về lập trường giữa hai nước đã làm cho quá trình đàm phán Việt-Trung chỉ vừa được nhen nhóm đã rơi vào bế tắc [28, tr.525].
Trong cuộc mít tinh kỷ niệm 44 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh ngay 2-9-1989, Việt Nam một lần nữa bày tỏ thiện chí sớm bình thường hóa quan hệ với CHND Trung Hoa. Nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình đàm phán, thánh 11-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã gửi cho nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình thông điệp miệng bày tỏ mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Ngày 12-12-1989, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trả lời thông điệp trên với nội dung chính Việt Nam phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia. Trung Quốc sẵn sàng xem x t đề nghị của Việt Nam về việc mở cuộc thương lượng cấp Thứ trưởng Ngoại giao, nếu Việt Nam chấp nhận một cơ chế giám sát quốc tế do Liên Hiệp Quốc chủ trì, có bốn bên Campuchia tham gia kiểm chứng việc rút quân của Việt Nam và việc thành lập Chính phủ bốn bên Campuchia. Có thế nói vấn đề Campuchia được coi như chiếc chìa khóa trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, đóng vai trò như một nhân tố tích cực tiến tới các giải pháp Việt – Trung. Việc giải quyết vấn đề Campuchia một cách toàn diện thông qua việc rút hết quân tình nguyện và kí hiệp định Paris đã dỡ bỏ những trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Trung Quốc không thế dùng vấn đề Campuchia để ép Việt Nam như trước nữa. Điều này có tác dụng quyết định, mở ra cơ hội làm cho khả năng bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng rõ nét.
Kể từ năm 1990 trở đi, quá trình bình thường hóa đẩy mạnh hơn. Căn nguyên cơ bản là do sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động trực tiếp đến Trung Quốc một cách sâu sắc trên mọi lĩnh vực, đưa Trung Quốc vào tình thế khó khăn. Hơn nữa, vừa trải qua cuộc khủng hoảng, chính trị mất ổn định (sự kiện Thiên An Môn – 1989), Trung Quốc lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ tư tưởng giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Các thế lực chống đối trong và ngoài nước tìm mọi cách để ngăn cản công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Trong tình thế đó, Trung Quốc thấy cần thay đổi mối quan hệ với các nước láng giềng và đề ra các nguyên tắc cùng chung sống hòa bình. Chính vì vậy, ngày 12-8-1990, trong chuyến thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng phát biểu rằng, Trung Quốc hy vọng sẽ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Trước động thái đó của Trung Quốc, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã hoan nghênh tuyên bố trên, đồng thời khẳng định: Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và giải quyết những vấn đề giữa hai nước bằng thương lượng hòa bình.
Trong hai ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên để bàn về bình thường hóa quan hệ hai nước. Tham dự hội nghị, về phía Việt Nam có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, về phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các quan chức cấp cao của hai nước. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến thẳng thắng và sâu rộng về bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, giải quyết vấn đề Campuchia và các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai nước sau hơn 10 năm quan hệ căng thẳng, rạn nứt. Có thể nói, cuộc gặp Thành Đô có một ý nghĩa quan trọng, mở đường và khai thông cho tiến trình bình thường hóa quan hệ đầy khó khăn giữa Việt Nam – Trung Quốc, đóng vai trò từng bước thúc đẩy, để quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc chính thức trở lại bình thường vào thời điểm sau đó.
Tháng 3-1991, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa VII, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố: “Quan hệ Việt Trung đã tan băng và sẽ được khôi phục từng bước” [21, tr.17].
Sau cuộc đàm phán chính thức cấp Thứ trưởng Ngoại giao về bình thường hóa quan hệ hai nước và mặt quốc tế của vấn đề Campuchia và chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9-1991), tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước được thúc đẩy thêm một bước. Tại cuộc hội đàm, hai bên khẳng định những tiến bộ đạt được trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và tin tưởng về việc sớm khôi phục các quan hệ kinh tế, thương mại, hàng không, hàng hải, bưu điện cũng như các quan hệ khác giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia.
Ngay sau khi Hiệp định về Campuchia được kí kết ở Paris, từ ngày 5 đến ngày 10-11-1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam tới Trung Quốc sau một thập niên quan hệ căng thẳng, theo tinh thần “kh p lại quá khứ, mở ra tương lai”, đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ hai nước. Ngày 10-11-1991, tại Bắc Kinh, hai bên ra Tuyên bố chung về việc bình thường hóa quan hệ và khẳng định: “sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện trên cơ sở 5 nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình” [50, tr.140]. Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới, mở rộng hợp tác song phương và nhiều mặt giữa Việt Nam – Trung Quốc, phát triển quan hệ hữu nghị vì lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.
Cho tới năm 1995, nhiều đoàn đại biểu cấp cao của hai nước thường xuyên qua lại thăm viếng lẫn nhau nhằm tăng cường sự hiểu biết và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Qua các chuyến thăm, hai nước đã kí nhiều hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa… tiêu biểu là, tháng 2-1992, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, hai nước ký Hiệp định hợp tác kinh tế và lãnh sự; tháng 12-1992, Thủ tướng Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam, hai nước đã kí Thông cáo chung gồm mười điểm; tháng 11-1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang thăm chính Trung Quốc; tháng 2-1994, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc; tháng 11-1994, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa Giang Trạch Dân thăm chính thức Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là lần thứ hai, người đứng đầu Trung Quốc sang thăm Việt Nam, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1950), hai bên ra Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc gồm 8 điểm, điểm lại những tiến triển mới trong quan hệ hai nước từ khi bình thường hóa, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gia tăng hợp tác về kinh tế, thương mại cũng như những thỏa thuận về biên giới lãnh thổ và những nguyên tắc hợp tác giữa hai nước. Các Bộ trưởng của hai nước cũng đã kí các văn kiện hợp tác về thương mại, về bảo đảm chất lượng hàng hóa, về vận tải ô tô giữa hai nước. Tháng 11-1995, hai nước đã ký Hiệp định về uỷ ban hỗn hợp kinh tế - khoa học kỹ thuật Việt – Trung được thành lập.
Sự ra đời của ủy ban này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác kinh tế, thương mại Việt – Trung tiếp tục phát triển. Tháng 11-1995, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên ký biên bản xác nhận tiếp tục tuân thủ Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc ở vùng biên giới giữa hai nước và ký Hiệp định đường sắt biên giới. Các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục diễn ra góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.