Hoạt động pháthế bao vây, cấm vận đã tạo động lực quan trọng cho việc đổi mới kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội

Một phần của tài liệu Qúa trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986 1995 (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁ THẾ BAO VÂY, CẤM VẬN CỦA VIỆT NAM

3.4. Hoạt động pháthế bao vây, cấm vận đã tạo động lực quan trọng cho việc đổi mới kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội

Trong giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, thành công trong qúa trình phá vây đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội. Những thiện chí của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề “vướng mắc”

trong quan hệ khu vực và quốc tế đã góp phần cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế và tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực và sự ủng hộ của quốc tế đóng góp đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các nước lớn đã giúp Việt Nam nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế sau một thời gian gián đoạn và tham gia một số tổ chức kinh tế khu vực như khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA). Đặc biệt, năm 1993, Việt Nam đã chính thứcnối lại quan hệ tín dụng với Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á. Đây là những bước khởi đầu quan trọng cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn sau.

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng nhiều hơn so với 5 năm trước. Trước năm 1990, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thì đến năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới và trong đó có 10 nước bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng trên dưới 75 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian đầu sau khi bình thường hóa quan hệ, thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia, đặc biệt là ASEAN, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ được đẩy mạnh hơn bao giờ hết (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1 Thương mại của Việt Nam với các đối tác chủ chốt năm 1995 Đơn vị: triệu USD

Nước Nhập khẩu Xuất khẩu

ASEAN 2.270,1 996,9

EU 710,4 664,2

Nhật Bản 915,7 1.461,0

Trung Quốc 329,7 361,9

Mỹ 130,4 169,7

Nguồn: Dẫn theo TS. Hoàng Hải Hà (2016), Nhân tố nước lớn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay, tr.100-101

Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991-1995 đạt trên 17 tỷ USD, đảm bảo nhập các loại vật tư thiết bị và hàng hóa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản… Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm đạt trên 22 tỷ đôla, kể cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2 Số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 năm đầu đổi mới (triệu USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng

1986 678 1.829 2.507

1987 724 2.133 2.857

1988 834 2.504 3.375

1989 1.524 2.384 3.908

1986 – 1990 5.575 11.360 16.953

1991 2.100 2.338 4.438

1992 2.580 2.540 5.120

1993 2.980 3.924 6.904

1994 4.054 5.826 9.880

1995 5.300 7.500 12.800

1991 – 1995 17.014 22.128 39.142

Nguồn: Lưu Văn Lợi (2004) Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.532

Triển khai thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, các cơ chế, chính sách kinh tế nói chung, đường lối kinh tế đối ngoại nói riêng cũng được điều chỉnh.

Đặc biệt, sau những lần sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư thì nhịp độ và quy mô đầu tư vào Việt Nam tăng khá nhanh. Trước đó, trong những năm 1988-1990 quy mô bình quân của của một dự án là 3,5 triệu USD, thì đến năm 1991 là

7,5 triệu USD, năm 1993 là 9,9 triêu USD, năm 1995 tăng lên là 17 triệu USD. Tổng số vốn đăng ký đến hết năm 1995 là 16,683 tỷ USD, vốn thực hiện là 6,323 tỷ USD, bằng 28,6% so với số vốn đăng ký [50, tr.93]. Cụ thể:

trong 10 năm đầu (1991-2001), tốc độ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không cao, khoảng 1,5 triệu USD, có nhiều dự án với số vốn đầu tư theo giấy phép chỉ trên dưới 100.000 USD [36, tr.151]. Trong khi đó, Nhật Bản trở thành một trong bốn nước có tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất vào những năm 90, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam cũng tăng nhanh từ 20 dự án với tổng số vốn 103 triệu USD (1991) lên 207 dự án với tổng số vốn 3,1 tỷ USD (1997) [50, 172]. Đặc biệt, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam thì nhịp độ đầu tư vào Việt Nam gia tăng. Tính đến tháng 8 năm 1995, số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 701.008.340 USD trong 42 dự án khác nhau và đứng hàng thứ 7 trong danh sách các quốc gia và lãnh thổ đầu từ vào Việt Nam. Đến cuối năm 1995 đã có 150 văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam, khoảng 400 công ty Hoa Kỳ đã và đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty quan trong như GE, Ford, Citi Bank,…[66, tr.73].

Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế, trong giai đoạn này, Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn tài trợ phát triển song phương và đa phương. Một số tổ chức tài chính của thế giới như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ tín dụng cho Việt Nam. Trong giai đoạn 1993-1995, nguồn vốn ODA viện trợ cho Việt Nam tăng nhanh từ 2,86 (triệu USD) lên 13,99 (triệu USD) [50, tr.291].

Trong đó, từ năm 1992, Nhật Bản cam kết ODA cho Viêt Nam khoảng 16 tỷ USD [58, tr.319]. Nhờ có nguồn viện trợ ODA kịp thời Việt Nam có điều kiện đầu tư vào các công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển giáo dục

Như vậy, thành công trong quá trình phá thế bao vây, cấm vận đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ đa phương, song phương với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế. Điều này, góp phần cải thiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế, đặc biệt là thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài to lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là tiền đề để Việt Nam bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Tiểu kết chương 3

Các hoạt động ngoại giao trong 10 năm đầu Đổi mới đã cho thấy Đảng và Nhà nước đã rất thành công trong việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chính sách và triên khai các hoạt động đối ngoại. Nhờ đó Đảng đã có những quyết sách đối ngoại đúng đắn và kịp thời trong những tình hình cụ thể, đảm bảo được lợi ích quốc gia dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt, việc Đảng coi giải quyết“vấn đề Campuchia” là vấn đề then chốt, khâu đột phá quan trong trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại trong giai đoạn đổi mới để xử lý có tác dụng giải tỏa những khó khăn phức tạp khác. Điều này đã tạo điều kiện cho Việt Nam phá thế bao vây cấm vận, chấm dứt được khủng hoảng trong nước, mở ra cơ hội mới cho kinh tế Việt Nam, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Qúa trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986 1995 (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)