Tích cực đối thoại nhằm ký kết Hiệp định Paris (1991) về lập lại hòa bình ở Campuchia

Một phần của tài liệu Qúa trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986 1995 (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHÁ THẾ BAO VÂY, CẤM VẬN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-1995

2.1.3. Tích cực đối thoại nhằm ký kết Hiệp định Paris (1991) về lập lại hòa bình ở Campuchia

Vấn đề Campuchia cũng như việc giải quyết vấn đề Campuchia được quốc tế hóa cao độ ngay từ rất sớm. Bắt đầu từ khóa 34 Đại hội đồng Liên hợp quốc (1979) đều họp bàn và ra Nghị quyết về vấn đề Campuchia. Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, các cuộc đàm phán Đông Dương – ASENA, Liên Xô – Hoa Kỳ, Hoa Kỳ - ASEAN, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Hoa Kỳ, Australia và một số bên hữu quan đều đề cập đến vấn đề này [8, tr.337]. Trên cơ sở lợi ích của các bên liên quan cũng như của Campuchia, một hội nghị quốc tế về vấn đề Campuchia đã được triệu tập.

Hội nghị quốc tế về Campuchia lần thứ nhất diễn ra từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 30 tháng 8 năm 1989 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, phiên họp lần thứ nhất thất bại do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do quan điểm của các bên khác xa nhau. Các bên bất đồng ý kiến về vấn đề nội bộ của Campuchia, trong đó vấn đề then chốt là vai trò của Khmer Đỏ trong chế độ chính trị tương lại của Campuchia. Tại phiên họp này, phía Campuchia dân chủ, Trung Quốc, phương Tây,… tiếp tục duy trì luận điệu đòi Việt Nam rút quân, lên án Việt Nam xâm lược Campuchia, đưa người Việt Nam định cư lâu dài ở Campuchia, đòi giải tán chính quyền và quân đội SOC. Về phía Việt Nam và Campuchia, cả hai kiên quyết tách hai mặt quốc tế và nội bộ của vấn đề Campuchia. Việt Nam và các bên nước ngoài chỉ giải quyết mặt quốc tế và yêu cầu loại trừ vĩnh viễn chế độ diệt chủng, ngăn chặn Polpot và Khmer Đỏ quay trở lại, đồng thời chấm dứt viện trợ, dung túng cho lực lượng Khmer phản động. Mặt nội bộ của vấn đề Campuchia phải do Campuchia quyết định. Mặt khác, nhiều nước lớn, nhất là Mỹ không muốn vấn đề Campuchia được giải quyết trong khuôn khổ khu vực, loại trừ vai trò của Mỹ.

Nhằm tháo gỡ bế tắc trong việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Campuhia, ngày 11 tháng 11 năm 1989, BCT Đảng Cộng sản Việt Nam họp và thông qua đề án phối hợp với Campuchia trong đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuhchia trong tình hình mới. Ngày 2 tháng 12 năm 1989, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao đổi sáng kiến sử dụng vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề Campuchia với các nhà lãnh đạo CPP, SOC và đã được thống nhất sử dụng như biên pháp tối ưu trong bối cảnh bấy giờ.

Dưới sự phối hợp thống nhất giữa Việt Nam – Campuchia trong phương án sử dụng vai trò của Liên hợp quốc trong việc tổ chức, giám sát Tổng tuyển cử. Từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 2 năm 1990, cuộc gặp không chính thức về Campuchia (IMC) được triệu tập tại Jakarta (Indonesia) đã thảo luận về vấn đề phân chia quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc trong thời kì quá độ ở Campuchia vốn bị bế tắc tại Hội nghị quốc tế Paris trước đó. Tại IMC, cả Việt Nam và Campuchia đều nhất trí mong muốn Liên hợp quốc thể hiện vai trò tham gia giám sát việc thực thi hiệp định quốc tế về Campuchia và tổ chức bầu cử ở Campuchia, đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc tế tôn trọng chủ quyền, quyền tự quyết dân tọc và sự tồn tại của hai chính phủ ở Campuchia. Tuy nhiên, IMC về cơ bản đã thất bai với việc chính phủ Khmer Đỏ không chấp nhận việc ghi vào văn bản điều kiện không cho phép sự quay trở lại chính sách và hành động diệt chủng, một vấn đề vốn được Hội nghị JIM kết luận.

Trong thời gian này Việt Nam cũng phối hợp tích cực, chặt chẽ với Liên Xô để tác động vào diễn đàn P-5 (diễn đàn 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Campuchia). Cuộc họp vòng 5, 6 và thỏa thuận của

P-5 với 2 đồng chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris diễn ra vào tháng 7 và tháng 8 năm 1990 đã mang lại kết quả là dự thảo văn kiện về giải pháp cho toàn bộ vấn đề Campuchia. Đồng thời với tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia, quan hệ đối ngoại của Việt Nam từng bước được cải thiện: Mỹ chấm dứt việc ủng họ chính phủ liên hiệp ba phái Campuchia, đàm phán với

Việt Nam về vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ hai nước; các nước TBCN và ASEAN vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, bắt đầu làm ăn với Việt Nam; Trung Quốc cũng nối lại đàm phán và chuẩn bị cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Sau những thỏa thuận của Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia (SNC) tại Bắc Kinh và Bangkok (tháng 7 và tháng 8 năm 1991) về thành phần SNC, Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia vòng hai được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kleber (từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 10 năm 1991) đề kí kết các văn kiện về giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề Campuchia do Pháp và Indonesia đồng chủ tọa. Tham gia hội nghị có đại diện Australia, Canada, Trung Quốc, Pháp,… Ngoài ra, còn có sự tham gia của Chủ tịch Phong trào Không liên kết là Nam Tư, Tổng thư kí Liên hợp quốc và đại diện đặc biệt của Tổng thư kí. Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết và thông qua ngày 23 tháng 10 năm 1991với nội dung cơ bản là công nhận và khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trung lập và thống nhất dân tộc của Campuchia, công nhận Hội đồng tối cao là cơ quan hợp pháp duy nhất trong thời kỳ quá độ; thành lập cơ quan kiểm soát của Liên hiệp quốc (UNTAC) kiểm soát các ngành ngoại giao, quốc phòng, tài chính, an ninh, thông tin; quy định tổ chức tổng tuyển cử tự do để bầu quốc hội lập hiến, soạn thảo Hiến pháp, lập chính phủ mới ở Campuchia… Việc Hiệp định Paris được kí kết chính thức chấm dứt tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Việt Nam với các nước lợi dụng vấn đề Campuchia để thực hiện chính sách bao vây, cấm vận với Việt Nam và góp phần khai thông quan hệ Việt Nam với các thế giới bên ngoài, trước hết là Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Mỹ. Đồng thời, những nỗ lực của Việt Nam cũng chứng tỏ thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia đối với thế giới, đặc biệt là với quá trình xóa bỏ thái độ nghi kỵ của thế giới đối với việc Việt Nam đem quân vào

Campuchia. Từ đó, thúc đẩy quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam trong các giai đoạn sau.

Sau hiệp định Paris do nhận thức đúng đắn về tình hình Campuchia và sự liên quan mật thiết của mối quan hệ này đến an ninh, phát triển của Việt Nam, Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh quan hệ với Campuchia cho phù hợp với sự thay đôi tình hình. Theo đó, Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, phát triển mối quan hệ với cả hai Đảng cầm quyền CPP1 và FUNCINPEC2, đồng thời tích cực giải quyết các vấn đề tồn tại như biên giới lãnh thổ, Việt kiều…. Trong cuộc hội đàm với Đoàn cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia tại Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một tiếp ủng hộ cuộc đấu tranh của Đảng và nhân dân Campuchia, củng và phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa hai Đảng và nhân dân hai nước vì lợi ích của cách mạng mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á và thế giới [43, tr.72]. Các chuyến thăm chính thức giữa lãnh đạo hai nước đã được thực hiện liên tiếp, góp phần định hình các nguyên tắc của mối quan hệ láng giềng và chứng tỏ nỗ lực xây dựng mối quan hệ song phương bền vững giữa hai bên.

Tháng 1-1992, Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm Campuchia và có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia (SNC) Norodom Sihanouk. Trong chuyến thăm trên, hai bên đã ra thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa quan hệ truyền thống giữa hai nước vào giai đoạn phát triển mới nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác láng giềng thân thiện trên cơ sở 5 nguyên tắc: tôn trọng

1 CPP (Đảng Nhân dân Campuchia) là một tổ chức chính trị ở Campuchia. Tổ chức tiền thân của đảng này là Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer. Hiện nay, CPP là đảng cầm quyền ở Campuchia do Hun Sen làm Thủ tướng, ý thức hệ của đảng là cải cách chủ nghĩa xã hội, dân chủ xã hội.

2FUNCINPEC (Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, hòa bình, trung lập và hòa hợp Campuchia) là một đảng bảo hoàng ở Campuchia, được thành lập bởi cựu quốc vương Norodom Sihanuk do Hoàng thân Norodom Rananriddh làm Chủ tịch

độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước; không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình; hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình [5, tr.4]. Có thế nói, chuyến thăm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước.

Bước sang năm 1993, tình hình chính trị Campuchia có nhiều chuyển biến tích cực với việc tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (5-1993), thông qua Hiến pháp mới và thành lập Chính phủ liên hiệp CPP-FUN1 nhiệm kỳ I (9-1993). Nội bộ Campuchia cơ bản được ổn định, điều này tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Campuchia thúc đẩy sự phát triển quan hệ song phương. Ngày 23-8-1993, hai đồng Chủ tịch Chính phủ lâm thời Campuchia là Norodom Ranariddh và Hun Sen sang thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến thăm này, hai nước đã đạt được thỏa thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp để thúc đẩy quan hệ và giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước. Sau chuyến thăm này, lãnh đạo cấp cao của hai nước đã liên tục thực hiện các chuyến viếng thăm lẫn nhau như: Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Campuchia vào năm 1994; Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia vào năm 1995; Quốc vương Norodom Sihanouk và Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranaridd thăm Việt Nam vào năm 1995… Trong các chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo hai nước đã khẳng định lại các nguyên tắc quan hệ giữa hai nước đã được nêu ra trong chuyến thăm Campuchia của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm vào năm 1992.

1 Từ ngày 23 đến ngày 25 -5-1993, dưới sự chủ trì và giám sát của Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc, cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia đã diễn ra. Ngày 14-6-1993, Quốc hội khóa I của Campuchia họp phiên đầu tiên để bầu các chức danh lãnh đạo. Đến thánh 9-1993, Chính phủ mới được thành lập với nòng cốt là FUNCIPEC và CPP.

Một phần của tài liệu Qúa trình phá vây trong quan hệ quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1986 1995 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)