Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.6 Tiêu chí túi nilon thân thiện
Túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, siêu mỏng, khá bền, giá thành thấp được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi tứ các siêu thị, trung tâm thương mại đến các khu chợ buôn bán nhỏ lẻ. Do đó, số lượng túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường ngày một gia tăng, gây ô nhiễm nặng nề và trở thành một vấn đề môi trường bức xúc.
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi ni lông được sử dụng ở Việt Nam, nhưng theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình, một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm.
Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn lớn hơn. Theo các nhà khoa học, túi ni lông được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi ni lông lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi ni long sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Trên thực tế, nhiều loại túi ni lông được làm từ dầu mỏ nguyên chất, khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người, gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi ni lông làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này, như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch… Bên cạnh đó, các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân hiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông, nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni lông với nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng, bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tổ chức các chiến dịch truyền hông
“nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” bao gồm cả tái chế túi ni lông… hoặc khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất túi nhựa tự phân hủy sinh học, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp… nhằm hạn chế tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường. Sau khi Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực, việc đánh thuế túi ni lông không thân thiện với môi trường đã được áp dụng. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chí rõ ràng cho sản phẩm này nên phần lớn người tiêu dùng
còn lúng túng trong việc phân biệt các sản phẩm túi ni lông. Trong khi đó, các doanh nghiệp thì lại sản xuất cầm chừng, chưa muốn chuyển giao công nghệ.Trước thực trạng đó, ngày 04/7/2012, Bộ Tài nguyên Sau khi Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực, Sau khi Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực, việc đánh thuế túi ni lông không thân thiện với môi trường đã được áp dụng. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chí rõ ràng cho sản phẩm này nên phần lớn người tiêu dùng còn lúng túng trong việc phân biệt các sản phẩm túi ni lông.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thì lại sản xuất cầm chừng, chưa muốn chuyển giao công nghệ.Trước thực trạng đó, ngày 04/7/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 07/2012/BTNMT quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được nhập khẩu, sản xuất và sử dụng tại Việt Nam. Theo quy định của Thông tư, túi ni lông được cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường phải bảo đảm đỏp ứng đầy đủ cỏc tiờu chớ sau: Cú độ dảy lớp màng lớn hơn 30àm (micro mét)kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20cm (centimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế; Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm; Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như:
Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu):
50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg. Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường có hiệu lực không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp và được gia hạn nhiều cấp và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn có hiệu lực không quá 24 tháng, kể từ ngày được gia hạn. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2012.Việc đánh thuế đối với Việc đánh thuế đối với các sản phẩm túi nilon là nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm này, tránh tác hại lớn của chúng với môi Nhưng dù có đánh thuế cao thế nào, tiêu chí được đưa ra rõ ràng tới đâu mà người dân vẫn chưa có ý thức sử dụng các sản phẩm này thì những quy định trên vẫn khó mà đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 quyết định về phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020
Mục tiêu chung: Giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt; Tăng cường thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.
Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2015: Giảm 40% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; Giảm 20% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; Thu gom và tái chế 25% khối lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
Đến năm 2020: Giảm 65% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; Giảm 50% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; Thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
Nhiệm vụ: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; Giảm thiểu phát sinh chất thải túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt; Tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy; Đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.
Giải pháp thực hiện:
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về kiểm soát sử dụng túi nilon khó phân hủy: Tăng cường sử dụng công cụ kinh tế (thuế, phí), xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất, sử dụng bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy, xây dựng chính sách khuyến khích phân loại chất thải túi nilon khó phân hủy tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế.
Giải pháp tài chính và nhân lực: Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tái chế sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: Đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi nilon khó phân hủy, tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường, đầu tư, nâng cấp trang thiết bị một số phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu đủ năng lực thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm thay thế và tái chế từ chất thải túi nilon.
Hợp tác quốc tế: tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế và tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.
-Tham vấn xây dựng Thông Tư Quy định tiêu chí túi nilon thân thiện môi trường
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Thực hiện Nghị định số 67 ngày 8/8/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, Tổng cục Môi trường được giao chủ trì xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí túi ni-lông thân thiện môi trường.
Đến nay, Dự thảo lần 1 của Thông tư đã được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương. Qua đó đã bổ sung vào Dự thảo lần 2 Thông tư này.
Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định tiêu chí công nhận túi nilon thân thiện môi trường với 3 Chương gồm 16 Điều. Trong đó, Điều 4 thuộc Chương II quy định túi nilon thân thiện môi trường phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như:
Cú độ dày một lớp màng lớn hơn 30àm (microomets), kớch thước nhỏ nhất lớn hơn 20cm và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi nilon phải có phương án thu hồi, tái chế; có khả năng tự phân hủy sinh học lớn hơn 60% trong thời gian không quá 5 năm; hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng trong sản phẩm được quy định: Arsen 12mg/kg, Cadimi 2mg/kg, Chì 70mg/kg, Đồng 50mg/kg, Kẽm 200mg/kg, Thủy ngân 1mg/kg, Nikken 30mg/kg. Đồng thời, cơ sở sản xuất túi nilon phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng, tiêu chí túi nilon thân thiện môi trường đang là vấn đề “nóng” từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay, nên cần phải nhanh chóng hoàn thiện nhưng phải quy định chặt chẽ và khoa học, khuyến khích được các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo tiêu chí này.
Theo đó, đã có nhiều ý kiến góp ý, phân tích cụ thể về tiêu chí túi nilon thân thiện môi trường; nhất là phải nêu rõ thuật ngữ “túi nilon” với từ ngữ chặt chẽ và chuẩn xác hơn, cũng như có thêm quy định về nhập khẩu loại túi này.
Bố cục của Thông tư Quy định tiêu chí công nhận túi nilon thân thiện môi trường nên sắp xếp hợp lý, khoa học và ngắn gọn hơn nữa. Hoặc Thông tư có thêm phần Phụ lục...
- Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP
Tại điều 1 Nghị định: Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường như sau:
Đối với túi nilon thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm: Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu; Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói; Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
- Thông tư số 159/2012/TT-BTC đã sửa đổi bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC
Tại điều 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau: Túi nilon thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi nilon thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này cũng được quy định cụ thể.
Tại điều 3 bổ sung thêm điểm 1.4 vào khoản 1 Điều 5 như sau: Đối với túi nilon đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi nilon đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc
gia công túi nilon đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi nilon đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.