Mô tả đối tượng phỏng vấn

Một phần của tài liệu phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của người dân tại địa bàn phường hưng phú, quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 39 - 42)

Chương 4: PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 Mô tả đối tượng phỏng vấn

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người trực tiếp trả lời phỏng vấn nên những thông tin về đáp viên có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu là người nội trợ chính trong gia đình và mẫu được chọn theo phương pháp hệ thống nên không có sự tương đồng trong câu trả lời của các đáp viên.

Bảng 4.1: Mô tả đối tượng phỏng vấn ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Tiêu chí Quan

sát

Trung bình Độ lệch chuẩn

Cao nhất Thấp nhất Tuổi đáp viên

(tuổi) 92 39,17 12,38 65 19

Trình độ học vấn

(lớp) 92 9,42 4,31 15 0

Số thành viên

gia đình (người) 92 4,78 1,81 10 2

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 10/2014

Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy trung bình tuổi của đáp viên là 39,17 tuổi. Đáp viên có tuổi nằm trong độ tuổi lao động và trong quá trình phỏng vấn đáp viên chủ yếu phụ nữ là người nội trợ chính trong gia đình, thường là những người đã có tuổi nhưng không ở mức tuổi quá cao. Đáp viên có tuổi cao nhất là 65, đáp viên có tuổi thấp nhất là 19 tuổi.

Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn của đa số các đáp viên khá cao, trung bình học vấn của các đáp viên là lớp 9. Theo kết quả điều tra, trình độ học vấn của đa số các đáp viên là cấp II chiếm tỷ lệ khá cao 38,04%, có 21,74% các đáp viên học hết cấp I. Đồng thời, chỉ có khoảng 17,39% các đáp viên được học đến cấp III. Trong tổng số mẫu điều tra , có 2 đáp viên không được đi học chiếm tỷ lệ không đáng kể là 2,17%. Với trình độ học vấn như vậy, đa số các đáp viên điều hiểu và nhận biết được tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường.

Về số lượng thành viên gia đình, đạt thấp nhất là 2 người, đây là hộ gia đình chỉ có 2 vợ chồng, con đã có gia đình riêng và đi làm ăn xa hoặc gia đình trẻ mới ra sống riêng chưa sinh con. Trong khi đó cao nhất là 10 người , do gia đình sinh sống nhiều thế hệ, vì vậy trung bình số thành viên gia đình đạt cao

đến 4,78 người. Theo kết quả điều tra, hộ gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 43,3% trong tổng số mẫu.

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014 (n=92)

Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính của đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Về giới tính đáp viên: Do ảnh hưởng bởi truyền thống nên phần lớn người nội trợ chính trong gia đình là phụ nữ, là đối tượng thường xuyên sử dụng túi nilon để phục vụ cho công việc nội trợ, buôn bán, cũng như việc xử lý túi nilon sau khi sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau: Thải ra môi trường, dịch vụ thu gom, chôn, đốt. Do đó, có sự chênh lệch khá lớn giữa số lượng nam và nữ trong quá trình khảo sát. Cụ thể trong hình 4.1 mô tả số lượng đáp viên nữ có 65 trong 92 người được phỏng vấn chiếm 70,65% cao gấp 2,41 lần so với số lượng đáp viên nam là 25,35% (27 đáp viên).

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014 (n=92)

Hình 4.2: Nghề nghiệp của các đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Nghề nghiệp của đáp viên là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Số liệu về nghề nghiệp thu thập được trong quá trình nghiên cứu trong đó nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất (32,61%). Do phường Hưng Phú, quận Cái Răng thuộc khu vục trong thành phố nên tỉ lệ đáp viên có nghề nghiệp là nông dân (làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi) chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu ngành nghề của người dân (11,96%) thay vào đó tỉ lệ đáp viên làm công nhân, viên chức, kinh doanh có tỉ lệ cao hơn (19,57%;17,39%), một số đáp viên do hạn chế về kiến thức cũng như về điều kiện kinh tế vì thế làm thuê cũng chiếm tỉ lệ khá cao (13,04%), ngoài ra đáp viên cũng làm một số ngành nghề khác (thợ may, giữ xe, làm tóc, phụ hồ,...) chiếm 5,43%. Hầu hết các đáp viên tại phường Hưng Phú đều là người nội trợ chính trong gia đình và làm thêm một số ngành nghề khác để tăng thu nhập cho gia đình. Qua hình 4.2 cho thấy tỉ lệ đáp viên làm viên chức gần gấp 2 lần so với đáp viên là nông dân trong 92 đáp viên được phỏng vấn.

Bảng 4.2: Nghề nghiệp và thu nhập của đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Nghề nghiệp

Thu nhập (nghìn đồng/tháng) Tổng(%)

<2.500 2.500- 5.000

5.000- 10.000

>10.000 Kinh

doanh

7,1 18,5 33,3 37,5 17,4

Nông dân 9,5 14,8 13,3 12,5 12,0

Nội trợ 71,4 0 0 0 32,6

Viên chức

0 40,7 26,7 37,5 19,6

Làm thuê 7,1 25,9 13,3 0 13,0

Khác 4,8 0 13,3 12,5 5,4

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Qua khảo sát, đáp viên thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất (< 2,5 triệu đồng/tháng) chủ yếu là người nội trợ mặc dù trong độ tuổi lao động nhưng do chỉ nội trợ trong gia đình nên không có thu nhập hay thu nhập thấp chiếm (71,4%) tương đương với 30 trong 92 đáp viên, một số đáp viên có nghề nghiệp là kinh doanh, viên chức có thu nhập nhóm 1 chiếm 16,6%. Đáp viên có thu nhập thuộc nhóm 2 (2,5-5 triệu đồng/tháng) do thuộc khu vực gần trung tâm thành phố nên đa số đáp viên đi làm (làm thuê, viên chức) thu nhập tương đối ổn định hơn (chiếm tỉ lệ 40,7%; 25,9%), nhóm 3 (5-10 triệu đồng/tháng) phần lớn người có thu nhập nhóm này là viên chức, kinh doanh (buôn bán

nhỏ) chiếm 33,3%. Phần lớn những người kinh doanh lớn mức thu nhập cao hơn so với các ngành nghề khác cụ thể chiếm 37,3% trong 8 đáp viên. đi làm thuê.

Một phần của tài liệu phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của người dân tại địa bàn phường hưng phú, quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)