Chương 4: PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.6 Các tình huống giả định
4.6.1 Mô tả chính sách đánh thuế tăng giá túi nilon tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TPCT
Qua khảo sát thực tế cho thấy việc giảm sử dụng túi nilon ở người dân ở địa phương là khá thấp và phần lớn đáp viên không quan tâm nhiều đến việc nhà nước đánh thuế làm cho giá tăng lên do khi mua hàng hóa thì người dân được phát túi nilon miễn phí để đựng hàng hóa đã mua. Từ hình 4.8 nhìn thấy rằng việc đánh thuế làm cho giá túi nilon tăng thì người dân có chiều hướng sẽ giảm sử dụng túi nilon nhưng thực tế, khi giả định đánh thuế tăng giá túi nilon chỉ phản ánh được đối với những người dân mua thêm túi sử dụng cho các tiện ích trong gia đình, buôn bán nhỏ lẻ hoặc tiện ích khác mà không tác động nhiều đến phần lớn hộ gia đình không mua thêm túi.
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
Hình 4.9: Hành vi giảm sử dụng túi nilon ở chính sách tăng thuế của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Với kết quả thống kê ở hình trên khi áp dụng chính sách tăng giá từ 50.000đ/kg đến 110.000đ/kg tỉ lệ thay đổi tăng từ 3,75% đến 29,35%, mức chênh lệch tăng cao từ mức giá 50.000đ/kg đến 90.000đ/kg và mức chênh lệch 16,9% nhưng khoảng cách chệnh lệch tỉ lệ ở các mức giá 90.000đ/kg trở đi lại giảm dần 9,78% xuống 8,7%. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do nếu việc tăng dần các mức giá thì việc giảm sử dụng túi nilon sẽ tiếp tục thay đổi ở một tỉ lệ nhất định ở từng mức giá. Tuy nhiên, việc áp dụng tăng mức thuế như vậy khi đến mức giá nhất định nào đó tỉ lệ sử dụng túi nilon của người dân sẽ không giảm nữa, trước tình trạng người dân chưa tiếp cận được với sản phẩm thay thế nếu việc giảm sử dụng đã ở một tỉ lệ tối đa và được xác định ở một mức giá cố định thì người sử dụng sẽ chấp nhận và việc sử dụng có thể sẽ tăng trở lại.
Khi Nhà nước có biện pháp đánh thuế tăng giá túi nilon thì người dân có hướng thay đổi hành vi giảm sử dụng túi nilon. Cụ thể sự thay đổi hành vi khi đánh thuế tăng giá túi nilon ở 2 khu vực 1 và khu vực 10 (bảng 4.12).
Bảng 4.13: Hành vi thay đổi khi thực hiện chính sách đánh thuế tăng giá túi nilon ở 2 khu vực 1 và khu vực 10 phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố cần Thơ
Hành vi Mức giá
Đơn vị tính
Khu vực 1 (n=60)
Khu vực 10 (n=32)
Tổng (n=92) Giảm Không
giảm
Giảm Không giảm
Giảm Không giảm Mức giá
hiện tại là 40.000
Đồng/kg 3,3 96,7 3,1 96,9 3 89
70.000 Đồng/kg 31,7 68,3 28,1 71,9 28 64
100.000 Đồng/kg 48,3 51,7 28,1 71,9 38 54
130.000 Đồng/kg 38,3 61,7 12,5 87,5 27 65
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
Qua bảng 4.13 cho thấy tỉ lệ thay đổi hành vi của người dân phân theo khu vực. Ta có thể nhận xét như sao:
+ Đầu tiên, đối với mức giá hiện tại đã được quy định (năm 2012) trên thị trường là 40.000 đồng thì người dân hầu như không có ý định thay đổi (tỉ lệ người dân không giảm sử dụng túi nilon lá 96,7%) nguyên nhân là do người dân chưa tiếp cận về quy định áp dụng thuế đối với túi nilon cũng như không quan tâm đến tác hại mà túi nilon đem lại. Sau khi giả định đánh thuế túi nilon tăng lên ở các mức giá khác nhau theo xu hướng tăng cao thì người dân vì vậy cũng có xu hướng giảm hành vi sử dụng túi nilon.
+ Thứ hai, khi mức giá tăng đến 70.000 đồng/kg , với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định Chi - square có mối quan hệ giữa việc tăng giá và hành vi thay đổi khi đánh thuế tăng giá túi nilon. Nhưng có thể nhận xét một cách tổng quát rằng tỉ lệ giảm sử dụng túi nilon ở khu vực 1 và khu vực 10 xấp xỉ tương đương nhau với tỉ lệ người dân giảm sử dụng túi nilon ở khu vực 1 là 31,7% và khu vực 10 28,1%.
+ Thứ ba, khi mức giá tăng lên 100.000 đồng/kg : Với mức ý nghĩa 5%, theo kết quả kiểm định mối quan hệ giửa mức giá 100.000 đồng với thay đổi hành vi sử dụng túi nilon của người dân thì 2 đối tượng có mối quan hệ với nhau. Tỉ lệ giảm sử dụng túi nilon ở khu vực 1 cao hơn khu vực 10 (28,1%) với chênh lệch giữa 2 tỉ lệ là 20,2%.
+ Cuối cùng, sự tăng giá đột ngột của luật thế nhưng việc tăng thêm dến mức giá 130.000 dồng/kg thì người sử dụng túi nilon từ việc mua túi thêm sẽ cảm thấy không quá cao so với mức trước đó là 100.000 đồng/kg do 1 kg túi nilon cí nhiều cái. Làm cho hành vi giảm sử dụng túi nilon của người dân có tỉ lệ 48,3% xuống còn 38,3% đối với khu vực 1 và khu vực 10 từ 28,1% xuống còn 12,5%, chênh lệch giữa 2 tỉ lệ là 5,6%.
4.6.2 Mô tả chính sách khi tính phí riêng cho môi túi nilon đối với đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
Hình 4.10: Hành vi giảm sử dụng túi nilon ở chính sách tính phí riêng cho mỗi túi nilon của đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ
Trên thực tế tại địa bàn nghiên cứu tất cả các đáp viên đều nhận túi nilon miễn phí để đựng hàng hóa khi mua sắm, khi tính phí riêng cho mỗi túi nilon làm cho người dân khi mua hàng hóa khó chấp nhận nhưng nó có tác động tức
thời đến người dân, họ sẽ giảm nhu cầu sử dụng túi nilon như hiện tại do mức giá túi quá cao.
Qua hình 4.9 ta thấy được việc giảm đột ngột tỉ lệ sử dụng túi nion tức mức 500 – 1000 đồng (80,42% xuống 39,10%) đó là phản ứng tích cực cho hành vi giảm sử dụng túi nilon nhưng việc người dân giảm chỉ là tạm thời do chưa thích ứng được từ việc phát miễn phí sang tính phí với mức giá cao.
Nhưng lâu dài người dân có xu hướng chập nhận do họ công nhận tính tiện lợi mà túi nilon mang lại vì vậy việc giảm sử dụng túi nilon chỉ giảm 6,52% khi tăng mức giá 2000 đến 3000 đồng khi việc thay thế bằng một sản phẩm mới chưa được khuyến khích cũng như tuyên truyền đúng mức. Cụ thể, bảng 4.13 cho thấy hành vi thay đổi tính phí riêng cho mỗi túi nilon ở khu vực 1 và khu vực 10 phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cấn Thơ.
Bảng 4.13: Hành vi thay đổi khi tính phí riêng cho mội túi nilon ở 2 khu vực 1 và khu vực 10 phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố cần Thơ Hành vi
Mức giá
Đơn vị tính
Khu vực 1 (n=60)
Khu vực 10 (n=32)
Tổng (n=92) Giảm Không
giảm Giảm Không
giảm Giảm Không giảm
500 Đồng/cái 90 10 75 25 78 14
1.000 Đồng/cái 98,3 4,3 90,6 9,4 88 4
2.000 Đồng/cái 98,3 4,3 90,6 9,4 88 4
3.000 Đồng/cái 98,3 4,3 90,6 9,4 88 4
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
Việc tính phí riêng mỗi túi nilon từ mức giá 500 đồng/túi thì người sử dụng có xu hướng giảm đáng kể cả 2 khu vực , hành vi giảm sử dụng túi nilon ở khu vực 10 là 75% , còn khu vực 10 là 90%, chênh lệch giữa 2 khu vực này là 20,5%, để giải thích sự chênh lệch này là do ở khu vực này người dân chủ yếu là nội trợ trong gia đình làm nông là chủ yếu thu nhập trung bình cũng thấp hơn so với khu vực 10 vì vậy khi tăng giá túi nilon lên 500 đồng/túi thì họ giảm sử dụng mạnh do giá thành túi cao. Hành vi giảm sử dụng của người dân ở khu vực 1 chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối 98,3% ở mức giá cao hơn là 1000 đồng, 2000 đồng và 3000 đồng. Nhưng không thể chối bỏ được những tiện ích mà túi nilon mang lại cho người dân và sự cần thiết của nó người dân ở khu vực 10 vẫn có xu hướng giảm sử dụng túi nilon nhưng tỉ lệ thấp hơn so với khu vực 1, sống trong khu vực được xem là thành thị không như ở khu vực 1 là nông thôn còn vật đựng thay thế. Vì vậy mặc dù giảm nhưng khi cần thiết vẫn phải sử dụng (tỉ lệ người không giảm sử dụng chiếm tương đối cao 25%) . Tuy nhiên, khi tính phí tăng thêm 2000 đồng và 3000 đồng thì tỉ lệ người giảm
sử dụng có tăng lên 90,6% do ảnh hưởng bởi giá cả trên thực tế việc áp đặt mức giá 2000 – 3000 đồng thì người dân có xu hướng ngưng sử dụng túi nilon tức thời.
4.6.3 Đánh giá chính sách tăng thuế và chính sách tính phí riêng tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TPCT
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ tất cả đều chưa biết rõ chính sách tăng thuế của Nhà nước cũng như các quy định về sử dụng túi nilon. Khi đưa ra 2 chính sách khác nhau về quy định sử dụng túi nilon thì chính sách tính phí riêng không được sự chấp nhận của hầu hết đáp viên.
Qua biểu đồ hình 4.11 cho thấy tỉ lệ đáp viên thích chính sách tính phí riêng 39% nguyên nhân là do các đáp viên cho rằng việc tính phí là khó áp dụng cả người mua mặc dù nếu áp dụng chính sách này sẽ tác động tích cực đến người mua khuyến khích họ trở lại thói quen mang giỏ khi đi mua hàng hóa. Ngược lại, với chính sách tăng thuế tỉ lệ đáp viên thích chính sách này tương đối cao 61% do đáp viên nghĩ rằng phải giải quyết từ nguồn phát túi nilon bởi khi mua hàng hóa túi nilon được phát miễn phí nhưng khi tăng thuế tức giá túi nilon tăng người bán sẽ hạn chế đáng kể việc phát túi nilon miễn phí cho khách hàng. Điều này giúp cho việc giảm phát túi nilon hiệu quả hơn và khoản chi phí cho túi nilon cũng ít hơn.
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014 Ghi chú: n=92
Hình 4.11: Đánh giá chính sách tăng thuế và chính sách tính phí riêng của các tiểu thương tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TPCT
Trên thực tế cho thấy việc áp dụng chính sách tăng thuế cũng đã được cân nhắc và thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn vì việc tính thuế trên khối lương mà túi nilon là loại túi đựng rất nhẹ. Bên cạnh đó, việc phát túi
nilon cho khách hàng đã trở thành thói quen và người bán xem việc này như lời cám ơn đến khách hàng. Tuy tỉ lệ đáp viên thích không cao nhưng chính sách tính phí riêng sẽ tác động mạnh hơn với người mua bởi chưa được áp dụng từ trước đến nay. Do đó để đưa ra chính sách quy định cho việc sử dụng túi nilon phải xem xét nhiều khía cạnh, yếu tố để khi chính sách được áp dụng sẽ mang lại kết quả tích cực hơn và có thể giảm lượng túi nilon sử dụng.