Chương 4: PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.3 Trình độ nhận biết về ưu điểm và tác hại khi sử dụng túi nilon của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
4.3.3 Nhận thức về những tác hại của túi nilon của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TPCT
Túi nilon có nhiều tiện ích mà các túi khác khó thay thế tuy nhiên bên cạnh những những hữu dụng khó thay thế thì túi nilon có nhiều tác hại cho môi trường và sức khỏe con người, bảng 4.4 mô tả các nhận biết và chưa nhận biết của người dân về từng tác hại của túi nilon.
Trong quá trình sản xuất, túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu những chất cực kì nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường. Do đó việc sản xuất túi nilon sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Vấn đề này ít được người dân biết đến cụ thể tỉ lệ người chưa nhận biết chiếm đến 70,7%.
Trong quá trình thải bỏ, việc chôn lấp túi nilon làm cho đất bạc màu, cây trồng chậm phát triển, làm hạn chế môi trường sống, gây chết sinh vật khi vứt túi nilon xuống ao, hồ, tỷ lệ người biết tác hại này cũng khá cao (trung bình khoảng 70%). Khi vứt túi nlon bừa bãi, chúng kẹt sâu trong cống rãnh còn làm tắc ngẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng là nhóm tác hại được nhiều người quan tâm và biết nhiều nhất (79,3%-84,8%). Chúng phản ánh thực tế hàng ngày mọi người nhìn thấy và đang chịu ảnh hưởng bởi những việc làm trước đó tác động xấu đến môi trường mất vẻ mỉ quan đô thị.
Thay vì vứt bừa bãi thì người dân chọn cách đốt bỏ những túi nilon đã qua sử dụng nhưng khi đốt sinh ra khói, bụi và nhiều người cũng biết rằng trong đó có chứa khí CO2 có 67,4% trong tổng số đáp viên biết được việc đốt túi nilon ảnh hưỡng đến môi trường xung quanh. Còn lại, việc đốt sinh ra nhiều chất độc hại như lưu huỳnh, điôxin, furan thì được ít người biết đến hơn chiếm khoảng (41,3% – 58,7%) .
Phần lớn ở nước ta nguyên liệu sản xuất túi nilon theo người dân là từ nhựa tái chế, và qua thực tế đựng thức ăn ở nhiệt độ tương đối cao trong túi nilon buộc kín lại khi mở ra thì có mùi nhựa hoặc có những vết màu bám theo thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe phần lớn các tác hại được người dân biết đến là ngộ độc thức ăn (chiếm 68,5%). Còn lại ảnh hưởng đến tuyến nội tiết
cơ thể, ung thư, giảm khả năng miễn dịch cơ thể, rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ đa số người dân chưa nghe qua bởi những bệnh quá trình phát triển bệnh lâu dài khó nhận biết được ngay trong lúc sử dụng, vì vậy người dân không nghĩ rằng việc sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bảng 4.4 : Nhận biết từng tác hại của túi nilon của đáp viên tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Tác hại Nhận biết
Tỉ lệ( %)
Biết/Đã nghe Chưa
biết/chưa nghe
Quá trình sản xuất Quá trình sản xuất
1. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất túi nilon dầu
mỏ, chất hóa dẻo, kim loại nặng,phẩm màu,…. 29,3 70,7
2. Tạo ra khí CO2 59,8 40,2
3. Gây mưa axit 50,0 50,0
4. Gây hiệu ứng nhà kính 59,8 40,2
Quá trình thải bỏ Quá trình thải bỏ
1. Chôn bọc nilon vào đất
1.1 Túi nilon lẫn vào đất gây xói mòn 64,1 35,9
1.2 Đất bị mất chất dinh dưỡng 65,2 34,8
1.3 Ngăn cản sự sinh trưởng của cây trồng 77,2 22,8
2. Vứt bọc nilon xuống ao, hồ, cống, rãnh
2.1 Gây tắt nghẽn đường dẫn nước thải 84,8 15,2
2.2 Gây ngập lụt vào mùa mưa 79,3 20,7
2.3 Gây chết sinh vật dưới nước 62,0 38,0
3. Đốt bọc nilon
3.1 Tạo ra khí CO2 67,4 32,6
3.2 Tạo ra khí Điôxin 58,7 41,3
3.3 Tạo ra khí lưu huỳnh 52,2 47,8
3.4 Tạo ra chất Furan 41,3 58,7
Ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng túi nilon đựng các loại thức ăn nóng ở nhiệt độ 70-800C
Có thể gây ngộ độc thức ăn 68.5 31,5
Có thể ảnh hưởng đến tuyến nội tiết cơ thể 42,5 56,5
Có thể gây ung thư 51,1 48,9
Có thể làm giảm khả năng miễn dịch cơ thể 40,2 59,8
Có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa 45,7 54,3
Có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ 40,2 59,8 Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
4.3.4 Trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi nilon của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TPCT
Thông qua bảng 4.5 trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận biết tác hại đối vơi môi trường từ việc sử dụng túi nilon không hợp lý từ sinh hoạt hàng ngày của người dân. Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy được sử khác biệt
về nhận biết tác hại của túi nilon giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau ở những tác hại khác nhau ở bảng dưới đây:
Tỉ lệ nhận biết từng tác hại trong bảng 4.5 cao nhất là ở những đáp viên có trình độ học vấn sau cấp 3 (những đối tượng còn trong chương trình đào tạo hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao dẳng , đại học và sau đại học) do trình độ học vấn càng cao thì kiến thức về tác hại túi nilon ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, mọi người xung quanh và môi trường.
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi nilon đối với môi trường của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Tác hại
Nhóm trình độ học vấn
Tổng
(n=92) Giá trị sig.
Cấp 1 (n=22)
Cấp 2 (n=16)
Cấp 3 (n=38)
Sau cấp 3 (n=16) Quá trình sản xuất túi nilon
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất túi nilon dầu mỏ, chất hóa dẻo, kim loại nặng,phẩm màu,….
Có
9,1 81,2 63,2 50,0 70,7
0.023* Không
90,9 18,8 36,8 50,0 29,3
Tạo ra khí CO2 Có 36,4 43,8 68,4 87,5 59,8
0,005***
Không 63,6 56,2 31,6 12,5 40,2
Gây mưa axit Có 27,3 31,2 57,9 81,2 50,0
0.003***
Không 72,7 68,8 42,1 18,8 50,0
Gây hiệu ứng nhà kính
Có 36,4 37,5 68,4 93,8 59,8
0,001***
Không 63,6 62,5 31,6 6,2 40,2
Chôn túi nilon vào đất làmcho đất bị xói mòn
Có 40,9 50,0 73,7 87,5 64,1
0,008***
Không 59,1 50,0 26,3 12,5 35,9
Chôn túi nilon vào đất làm cho đất bị mất chất dinh dưỡng
Có 45,5 56,2 65,8 100 65,2
0,005***
Không
54,5 43,8 34,2 0 34,8
Chôn túi nilon vào đất ngăn cản sự sinh trưởng của cây trồng
Có 77,3 81,2 84,2 100 67,5
0,262ns Không
22,7 18,8 15,8 0 32,5
Vứt túi nilon Có 77,3 62,5 81,6 93,8 79,3 0.098*
xuống ao, hồ…gây tắc nghẽn đường dẫn nước thải
Không 22,7 37,5 18,4 6,2 20,7
Tác hại
Nhóm trình độ học vấn
Nhóm trình độ học vấn
Tổng
(n=92) Giá trị sig.
Cấp 1 (n=22)
Cấp 2 (n=16)
Cấp 3 (n=38)
Sau cấp 3 (n=16) Vứt túi nilon
xuống ao, hồ, cống, rãnh gây ngập lục vào mùa mưa
Có 40,9 56,2 68,4 81,2 62,0
0,174
Không 59,1 43,8 31,6 18,8 38,0
Vứt túi nilon xuống ao, hồ, cống, rãnh gây chết sinh vật dưới nước
Có 36,4 56,2 78,9 93,8 67,4
0,056
Không 63,6 43,8 21,1 6,2 32,6
Đốt túi nilon tạo ra khí co2
Có 40,9 50,0 63,2 81,2 58,7
0,000
Không 59,1 50,0 36,8 18,8 41,3
Đốt túi nilon tạo ra khí điôxin
Có 27,3 31,2 60,5 87,5 52,2
0,071
Không 72,7 68,8 39,5 12,5 47,8
Đốt túi nilon tạp ra khí lưu huỳnh
Có 31,8 37,5 31,6 81,2 41,3
0,001
Không 68,2 62,5 68,4 18,8 58,7
Đốt túi nilon tạo ra chất Furan
Có 63,6 68,8 63,2 87,5 68,5
0,005
Không 36,4 31,2 36,8 12,5 31,5
Ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng túi nilon đựng các loại thức ăn nó ở nhiệt độ 70 – 800C Có thể gây ngộ
độc thức ăn Có 54,5 56,2 52,6 81,2 41,3
0,248
Không 45,5 43,8 47,4 18,8 58,7
Có thể ảnh hưởng đến tuyến nội tiết
Có 68,2 68,8 60,5 56,2 47,8
0,074
Không 31,8 31,2 39,5 43,8 52,2
Có thể gây ung
thư Có 22,7 50,0 63,2 62,5 51,1
0,017
Không 77,3 50,0 36,8 37,5 48,9
Có thể làm giảm khả năng miễn dịch
Có 13,6 31,2 44,7 50,0 35,9
0,056
Không 86,4 68,8 55,3 50,0 64,1
Có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa
Có 22,7 43,8 52,6 62,5 45,7
0,064
Không 77,3 56,2 47,4 37,5 54,3
Có thể ảnh Có 31,8 31,2 42,1 68,8 57,6 0,095
hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ
Không 68,2 68,8 57,9 31,2 42,4
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
Ghi chú: Phần kiểm định thống kê về mối quan hệ về nhận biết tác hại của túi nilon theo nhóm trình độ học vấn của đáp viên (xem phụ lục , kết quả)
4.3.5 Hành vi thay đổi của đáp viên khi biết tác hại của túi nilon tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TPCT
Nguồn: Điều tra thực tế tháng 10 năm 2014
Hình 4.5 : Hành vi thay đổi khi biết tác hại của túi nilon của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Từ cuộc khảo sát về hành vi thay đổi khi biết tác hại của túi nilon của đáp viên ( người nội trợ chính trong gia đình) được thống kê ở hình 4.5 tỉ lệ đáp viên trả lời có thể hạn chế sử dụng túi nilon cao hơn tỉ lệ đáp viên nghĩ rằng không thể thay đổi. Cụ thể, lượng đáp viên trả lời có thể hạn chế khá cao chiếm 66,3% và 33,7% là tỉ lệ đáp viên trả lời không thay đổi (không hạn chế).
Nhiều người dân khi biết sử dụng túi nilon là có hại nhưng họ không thay đổi hành vi của mình bởi vì nhiều lí do: Do túi nilon quá quen thuộc từ rất lâu thông dụng trong mọi công việc từ buôn bán đến tay người sử dụng, tuy được nhà nước đánh thuế nhưng túi nilon rất nhẹ đối với người sử dụng thì việc tăng như vậy không ảnh hưởng đáng kể đến họ. Bên cạnh đó, có thể do thói quen người dân vẫn sử dụng túi nilon như bình thường mà không quan tâm việc
”giảm” hay ”không giảm” sử dụng túi nilon để bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh. Việc dùng sản phẩm túi thân thiện để thay thế vẫn còn hạn chế nên người nôi trợ vẫn chọn túi nilon làm vật dụng chứa đựng hàng đầu. Những người hạn chế sử dụng vì họ ý thức được tác hại nghiêm trọng của túi nilon mà người sử dụng bình thường chưa thấy được hay không quan tâm đến.
Người nội trợ có thể hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hẳng ngày