ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ58

Một phần của tài liệu phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của người dân tại địa bàn phường hưng phú, quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 68 - 72)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

Túi nilon được sử dụng rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, rất được ưa chuộng bởi đa công dụng, rất tiện lợi, rẻ tiền và nguồn cung nhiều. Trong khi đó, các túi thân thiện với môi trường có thể thay thế được túi nilon thì giá cao, nguồn cung rất ít và còn xa lạ với người tiêu dùng. Cũng có nhiều giải pháp cho việc thay đổi thói quen, hành vi giảm sử dụng túi nilon của người dân. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao cần kết hợp chặt chẽ các giải pháp này và cần có sự phối hợp giữa nhà nước, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và người tiêu dung. Sau đây là một số giải pháp đề xuất. Giải pháp hứa hẹn khả năng thay thế túi nylon bằng các loại bao bì thân thiện môi trường. Việc nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học vào ứng dụng thay thế túi nylon cần nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy định, chính sách khích lệ thay đổi thói quen sử dụng túi nilon, định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm tác động xấu đến môi trường.

5.1 GIẢI PHÁP VẬN ĐỘNG, TUYÊN TRUYỀN

Tuyên truyền về tác hại của túi nilon: Nếu các giải pháp trên tác động nhiều đến nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh, buôn bán thì giải pháp này lại tác động nhiều đến người trực tiếp sử dụng túi nilon. Thực tế cho thấy, mỗi khi có thông tin mới phát hiện về các chất độc hại như “ thuốc nhuộm hạt dưa, tương ớt, gà làm sẵn…”, hoặc mới đây nhất là thịt heo siêu nạc có khả năng gây ung thư, ngay lập tức, các loại sản này bị người tiêu dùng quay lưng, tẩy chay, không sử dụng. Trong khi đó, việc tuyên truyền đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do thông tin đến người tiêu dùng vẫn chưa đầy đủ, qua khảo sát thấy đa số đáp viên phường Hưng Phú, quận Cái Răng còn hiểu mơ hồ hoặc chưa biết tác hại của túi nilon, chưa có nhiều thông tin về túi thân thiện với môi trường, chỉ biết nó có giá cao chứ không rõ là mua ở đâu. Do đó để đạt hiệu quả thì ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền, các cuộc vận động ở địa phương. Cần tuyên truyền thông qua các phóng sự, phương tiện thông tin đại chúng… nên có các biển cảnh báo tác hại của túi nilon, giới thiệu sản phẩm thay thế đặt ở khu vực chợ, địa điểm kinh doanh, nơi công cộng.

Đối với người nội trợ: Phần lớn thông tin về tác hại mà họ tiếp cận là truyền hình vì thế Nhà nước cần cung cấp thông tin về túi thân thiện và tuyên truyền các lợi ích khi giảm sử dụng túi nilon qua kênh truyền hình. Bản thân

người nội trợ cần tiếp cận thêm thông tin về tác hại của túi nilon qua các phương tiện truyền thông khác như internet,...đó là phương tiện phổ biến nhất và cung cấp nhiều thông tin nhất hiện nay đồng thời tuyên truyền cho người thân, bạn bè để giảm sử dụng túi nilon. Đó là nhận thức còn quan trọng hơn đó là nguồn cung cấp túi nilon cho người nội trợ cần khuyến khích nên duy trì việc đem giỏ khi đi chợ cũng như tập thói quen đem theo giỏ khi đi mua sắm hàng hóa, thực phẩm khô có thể đựng trực tiếp. Đối với thức ăn nóng thì mang theo vật dụng chứa đựng mà người nội trợ như camen,... hoặc đối với thực phẩm như cá, thịt hay các loại thực phẩm ẩm ướt khác thì nên tái sử dụng lại để lần sau có thể đem theo khi đí mua sắm.

Còn việc xử lí sau khi sử dụng: Nếu chọn cách đốt hay chôn nó rất nguy hại cho sức khỏe cũng như không tốt cho vùng đất gần khu vực chôn lấp túi nilon do tính chất khó phân hủy của túi nilon. Đối với khu vực 1, là khu vực khá cách xa thành phố cũng như các dịch vụ thu gom rác hiện nay rất hạn chế và chưa có ở một số điểm người dân xử lí túi nilon bằng cách xây dựng mô hình hố rác gia đình (hộ gia đình ở khu vực 11 phường Hưng Phú, quận Cái Răng đã thực hiện) để tránh thải túi nilon ra môi trường tự nhiên.

Đối với trẻ em, cần đưa chương trình giáo dục về tác hại cũng như kiến thức về việc hạn chế sử dụng túi nilon khi các em còn nhỏ dể chúng ta có một thế hệ tương lai biết sống và biết hành động vì cộng đồng, thông qua thói quen của trẻ có thể tác động đến hành vi của những người lớn. Trẻ sẽ ”nhắc nhở”

ngưới lớn thông qua những hiểu biết của trẻ, và vì lòng tự trọng và sự tự ái, các bậc phụ huynh sẽ thay đổi thói quen của mình.

Đối với các cơ sở kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn. Chính quyền địa phương cần thường xuyên vận động, khuyến khích họ hạn chế sử dụng túi nilon, phát cho khách hàng ở mức thấp nhất và chuyển dần qua sử dụng các sản phẩm thay thế. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm túi thân thiện môi trường được phân phối rộng rãi ở địa phương.

5.2 SỰ CAN THIỆP, QUẢN LÍ TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ SỰ HƯỞNG ỨNG TÍCH CỰC TỪ CỘNG ĐỒNG

Có chính sách thu thuế sử dụng túi nilon, gồm thuế tiêu dùng túi nilon sẽ được cộng vào giá thành túi nilon và người tiêu dùng phải trả khi mua hàng.

Việc thu thuế túi nilon cần phải được thông qua trên phạm vi toàn quốc và cần phải có sự chuẩn bị về nhận thức cho người tiêu dùng và các thành phần kinh tế có liên quan trong xã hội. Loại thuế, mức thuế, đối tượng áp dụng thuế cần được nghiên cứu kĩ, tham khảo ý kiến cộng đồng và có lộ trình ban hành phù hợp.

Cần phải áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lí, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền vừa ngắn hạn vừa dài hạn. Cụ thể như: Cấm phát miễn phí các loại túi nilon khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm trương mại trên địa bàn thành phố; Hạn chế sản xuất, mua bán phân phối túi nilon trên địa bàn thành phố; Tính phí tiêu dùng túi nilon; Tính phí trên đơn vị túi nilon sản xuất, cộng vào giá thành túi nilon và người sử dụng túi nilon phải trả; Tính phí thu gom và tái chế túi nilon; người sản xuất phải trả và không được chuyển (bằng cách thức khác) để người sử dụng túi nilon phải chịu khi thông qua giá sản phẩm.

Độc hại, ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng môi trường…song, hiện nay qui trình sản xuất túi nilon vẫn chưa được quản lý, kiểm sóat và chưa có các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sản phẩm và độ an toàn. Nếu việc sản xuất túi nilon được quản lý chặt chẽ thì chủng loại túi sẽ không còn đa dạng như hiện nay, qua đó giảm bớt nhiều loại túi nilon giá rẻ trên thị trường. góp phần làm giảm số lượng, sự đa dạng của sản phẩm, tăng giá thành sản phẩm. Việc sử dụng sản phẩm này sẽ không thể thỏai mái như hiện nay. Những chính sách hổ trợ của Nhà nước là rất cần thiết. Hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu các giải pháp kĩ thuật cho việc sản xuất các loại túi thân thiện môi trường; Có cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm thân thiện môi trường. Quan trọng hơn, là nghiên cứu buột người sản xuấ và người tiêu dùng túi nilon khó phân hủy trong môi trường tự nhien phải chịu phí môi trường.

5.3 TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ TÚI NILON PHÁT TRIỂN

Việc đánh thuế bước đầu gây khó khăn cho cả doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh và người sử dụng khi chưa thể chuyển đổi ngay sang sản phẩm thay thế khác. Để thuận lợi cho việc chuyển sang các sản phẩm túi thân thiện với môi trường, Nhà nước cần xây dựng ngay bộ tiêu chí áp dụng cho sản phẩm này, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các kênh phân phối để giảm giá thành và đa dạng sản phẩm. Khi giá thành giảm, đa dạng mẫu mã và kênh phân phối rộng rãi thì sản phẩm túi thân thiện môi trường mới đảm bảo đủ sức cạnh tranh và dần thay thế túi nilon thông thường.

5.4 HỌC TẬP CÁC BIỆN PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của người dân tại địa bàn phường hưng phú, quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)