SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY
3.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Đặc điểm chung
Phường Hưng Phú được thành lập theo Nghị định 05/2004/NĐ-CP, ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, là cửa ngõ vào quận Cái Răng và Trung tâm Thành phố Cần Thơ, nơi tập trung nhiều dư án đầu tư trên địa bàn, nhiều công trình kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng; có dân số và mật độ dân cư khá đông.
Phường có đầu mối giao thông đường bộ, đường sông liên tỉnh của thành phố Cần Thơ. Chia thành 11 khu vực, 73 tổ tự quản, có 4.183 hộ 18.485 nhân khẩu; Nông nghiệp lúa diện tích 6.5 ha, rau màu 9,2 ha, vườn cây ăn trái 60,76 ha; Chăn nuôi tổng đàn gia súc 1.003 con; Nuôi trồng thủy sản hiện tại có 18,2 ha, 4 hồ, 30 bè và 47 vèo. Hiện toàn phường có 692 cơ sở sản xuất kinh doanh, 2 hợp tác xã và 2 Câu lạc bộ Khuyến nông, đa dố người dân sống bằng nghề lao động phổ thông và mua bán nhỏ,chưa có tay nghề (Báo cáo thống kê phường Hưng Phú,7/2014).
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Số lượng, cơ cấu, chất lượng thành viên Ủy ban nhân dân phường Hưng phú được bố trí đúng, theo đủ tinh thần Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 nạm 2004 của Chính phủ quy định số lượng thành viên Ủy ban nhân dân các cấp, phường có 5 thành viên, trong đó: 1 chủ tịch Ủy ban, 2 phó chủ tịch, 1 trưởng công an, 1 chỉ huy trưởng quân sự.
- Trình độ chuyên môn: 3 trung cấp
- Chất lượng chính trị: 1 cao cấp, 3 trung cấp, 1 sơ cấp
Tổ chức cơ quan chuyên trách và không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân phường: Gồm có 11 cán bộ chuyên trách, 11 cán bộ công chức, 14 cán bộ không chuyên trách, 88 cán bộ khu vực (Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của ủy ban 2011).
3.1.3 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của quận có tọa độ 10001’34”B 105047’48”Đ, vị trí địa lý cụ thể như sau: sau
Phía Bắc giáp phường Cái Khế Phía Nam giáp phường Phú Thứ
Phía Đông giáp xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long
Phía Tây giáp phường Tân An, phường An Lạc, Phường Xuân Khánh, Phường Hưng Thạnh.
3.1.4 Điều kiện tự nhiên 3.1.4.1 Khí hậu thủy văn
Điều kiện tự nhiên của phường Hưng Phú tương đồng với điều kiện tự nhiên của toàn quận, theo các báo cáo và niên giám thống kê của Chi cục thống kê quận Cái Răng (2012) nhiệt độ bình quân năm và các tháng cao đều (bình quân năm 26,800C, bình quân tháng 21,600C – 28,400C), cùng với số giờ nắng bình quân năm cao (7 giờ/ngày), nên rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và năng cao chất lượng nông sản, nhất là vào mùa khô nếu có đủ nước tưới. Độ ẩm khá ổn định trong khoảng từ 76 – 93%. Trong năm thấp nhất thường từ tháng 1 đến tháng 4, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 12. Lượng mưa chỉ ở mức trung bình (1635 mm/năm) và chia làm hai mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa đạt 1.512 mm, chiếm 92% lượng mưa cả năm và mùa khô đạt 123 mm, chỉ chiếm 8% lượng mưa cả năm. Nắng trung bình trong năm khá cao, được phân đều qua các tháng trong năm và có độ chênh lệch thấp. Các tháng có số giờ nắng cao tập trung từ tháng 1 đến tháng 4.
Trên địa bàn quận Cái Răng có hai con sông lớn chảy qua: Sông Hậu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đoạn chảy qua quận có chiều dài khoảng 8,7 km; sông Cần Thơ ( nhánh của Sông Hậu) đoạn chảy qua quận có chiều dài khoảng 8,5 km. Ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch với mật độ khá dày đặc nối với nhau, nối liền với sông Cần Thơ và sông Hậu. Chế độ dòng chảy trên hệ thống sông, rạch và kênh của quận chịu sự chi phối của dòng chảy sông Mê kông và chế độ triều biển đông chi phối mạnh nhất.
3.1.4.2 Đất đai
Theo niên giám thống kê năm 2012 của Chi cục thống kê quận Cái Răng thì cơ cấu và tổng diện tích đất của phường Hưng Phú như sau:
Phường có tổng diện tích đất tự nhiên 755,38 ha chiếm 11,06% diện tích đất tự nhiên của tòn quận, trong đó diện tích đất nông nghiệp đạt 200,41 ha chiếm 26,53% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 554,97 ha chiếm 73,41% trong tổng diện tích đất tự nhiên của phường.
Đất nông nghiệp ở địa bàn phường và trên toàn quận gồm có đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất dùng để nuôi trồng thủy sản, nhưng diện tích đất nông nghiệp dùng để nuôi trồng thủy sản rất ít, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 2,75 % trong tổng số diện tích đất nông nghiệp, đất nông nghiệp chủ yếu là để trồng cây lâu năm, diện tích đất trồng cây lâu năm là 145,01 ha chiếm 72,36% diện tích đất nông nghiệp của phường.
Đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất chuyên dụng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa và đất sông suối. Tại phường Hưng Phú đất
phi nông nghiệp chủ yếu là đât sông suối chiếm 51,84% và đất chuyên dụng chiếm 28,36% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp của phường. Phường Tân Phú, đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất sông suối chiếm 71,2% diện tích và đất chuyên dùng chiếm 21,4% diện tích đất phi nông nghiệp của phường.
3.1.5 Cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ bản, giao thông, quản lý đô thị: Thực hiện dặm vá 520/500m đạt 104%, kinh phí 9.950.000đ ( do nhân dân đóng góp); tráng mới 1.064/1.000m, ngang 2-4m đạt 106,4% tổng kinh phí 777.298.878đ (nhà nước 406.673878, nhân dân 370.625.000đ), xây dựng mới 1 cầu bê tông cốt thép tai6 tổ 57 khu vực 11, dài 15m, rộng 2,2m, kinh phí 144 triệu đồng (do ngân sách Quận đầu tư) , mở rộng 1 cây cầu tổ 46 khu vực 7 kinh phí 9 triệu ( do nhân dân đóng góp), phát hoang 6.786m lộ giao thông; nâng cấp bê tông cốt thép chống sạt lở bờ kè Xóm Chài dài 8,5m, kinh phí 20 triệu đồng; phát hoang, sang lắp mặt bằng bờ kè từ khu vực 3 đến khu vực 9 số tiền 42.000.000đ. Quận đầu tư nâng cấp đê bao Cồn ấu dài 993/500m so cùng kì vượt 78,6% với khối lượng 2.204m3, kinh phí 99.998.000đ.
3.1.6 Điều kiện kinh tế- xã hội 3.1.6.1 Kinh tế
Hiện toàn phường có 688/675 cơ sở sản xuất kinh doanh, so với cùng kỳ tăng 13 cơ sở đạt 162,50% (trong đó có 126 cơ sở kinh doanh có môn bài, 34 doanh nghiệp tư nhân và 528 cơ sở mua bán nhỏ), 2 hợp tác xã, 2 câu lạc bộ khuyến nông và 1 câu lạc bộ lành nghề.
3.1.6.2 Văn hóa - xã hội
- Giáo dục: Các trường đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho học sinh đến lớp năm học mới (2013-2014) đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trường lớp, tổ chức rà soát nắm lại trẻ chưa đến lớp, kịp thời vận động. Ngoài ra các trường còn tham dự lớp chính trị hè do Quận tổ chức.
Tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2013-2014, ra mẫu giáo:729 cháu;
Tiểu học: 1.318 học sinh (tiểu học NS: 115 học sinh); THCS: 901 học sinh.
- Y tế: Quan tâm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đã khám và điều trị cho 22.822/20.000 lượt bệnh nhân, đạt 114,11%. Ngoài ra còn tổ chức tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch chủ động đợt 1, tổ chức tập huấn 83 cơ sở ăn uống kinh doanh dịch vụ và kiểm tra bếp ăn Trường mẫu giáo đạt chuẩn.
Phối hợp Chữ Thập Đỏ thực hiện máu nhân đạo 219/215 đơn vị máu, đạt 101,86%.
-Văn hóa thông tin - Đài truyền thanh: Tiếp âm đài 3 cấp 1.172 buổi, thời lượng 1.858 giờ, thực hiện 46 chương trình thời sự địa phương có 116 bản tin.
- Thương binh - Xã hội: Cấp phát lương đối tượng thương binh xã hội và trợ cấp bảo hiểm xã hội có 4.678 lượt tổng số tiền 1.812.056.000đ, không xảy ra sai sót...
Chăm lo chính sách giảm nghèo: đã cấp phát 124 sổ hộ nghèo, 97 sổ cận nghèo, cấp phát 897 thẻ BHYT cho hộ nghèo. Tổng sổ hộ nghèo cuối năm 90 hộ (thoát nghèo theo tiêu chí mới 37 hộ) chiếm 1.88%, hộ cận nghèo cuối năm 94 hộ (thoát nghèo theo tiêu chí mới 29 hộ) chiếm 1,97%.
3.2 THỰC TRẠNG RÁC THẢI TÚI NILON PHƯỜNG HƯNG PHÚ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thành phố Cần Thơ là một thành phố lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những thành phố lớn trực thuộc trung ương. Chính vì thế sự phát triển vượt bật về kinh tế - xã hội là điều tất yếu. Nhưng bên cạnh sự phát triển những công ty, xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ để phục vụ cho người dân trong thành phố cũng như người dân ngoại tỉnh đã vô tình khiến vấn đề rác thải trong thành phố càng nghiêm trọng hơn.
Do quá trình đô thị hóa, con người chạy theo mức tăng trưởng kinh tế, vấn đề môi trường dường như ít được quan tâm. Đến khi mọi chuyện khó giải quyết của việc đem rác thải mổi ngày đổ đâu? Không chi nổi lo của người dân mà còn là vấn đề nan giải của cả nhà chức trách.
Theo tin tức VTV Cần Thơ (10/05/2014) cho biết: ” Trước đó ngày 20/4, ngưới dân sống gần bãi rác thuộc Khu xử lý chát thải rắn của Thành phố Cần Thơ (phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cấn Thơ) chặn không cho xe chở rác thải của Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Cần Thơ vào bãi rác để đổ. Lý do mà người dân đưa ra là chịu hết nỗi tình trạng ô nhiễm do bãi rác gây ra, tác động đến đời sống sinh hoạt...”
Sau đó công ty kí hợp đồng với nhà máy xử lý rác Phương Thảo trực thuộc Công ty CP Phát triển Xây dựng Phương Thảo (xã Hòa Phú, huyện Long hồ, Vĩnh Long) xử lý hộ. Tuy nhiên, người dân ở xã Hòa Phú đã túc trực gần như 24/24 giờ không cho xe của công ty vào khu nhà máy của Phương Thảo. Với lý do cũng tương tự như ngưởi dân ở phường Phước Thới, quận Ô Môn. Bên cạnh đó, do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày kéo theo lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, dịch vụ thu gom còn rất hạn chế ở các khu vực trong địa bàn phường Hưng Phú dẫn đến việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm đáng báo động đến người dân.
Hình 3.1: Ảnh môi trường bị ô nhiễm do người dân vứt rác, túi nilon bừa bãi tại địa bàn phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Từ thực trạng trên toàn quận ở Thành phố Cần thơ đã tiến hành vận động người dân có ý thức trong việc xử lý rác để giảm thiểu lượng rác thải. Nổi bật tại Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức ra mắt 2 Mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông và bảo vệ môi trường” và tập huấn kiến thức về công tác bảo vệ môi trường năm 2014 toàn khu vực phường Hưng Phú - quận Cái Răng tạo điều kiện để chị em được trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác BVMT trong gia đình và cộng đồng…giúp mọi người tìm hiểu tác hại của túi nilon đối với môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày ở cộng đồng….Qua đó, góp phần thực hiện đạt hiệu quả Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013. Theo đó, Để án đặt ra mục tiêu chung là giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt và tăng cường thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.
CHƯƠNG 4