Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.16
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh (số tương đối, tuyệt đối) để phân tích số liệu, cụ thể: sẽ thống kê số liệu qua bảng, sử dụng biểu đồ để minh họa, so sánh số tương đối và tuyệt đối và đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của Công ty trong 3 năm từ 2010 - 2012.
Phương pháp thống kê mô tả:
Là phương pháp tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.
Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập được để phân tích và làm cơ sở đưa ra kết luận, đồng thời cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà nhà quản trị có thể nhìn một cách tổng quan các vấn đề đang được nghiên cứu.
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong việc phân tích kinh tế. Phương pháp này được sử dụng khi các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng một nội dung, một tính chất tương tự để từ đó có thể xác định phương hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.
Tuy nhiên, tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp. Đối với đề tài này, tôi chọn hai kỹ thuật so sánh đó là so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối. Cụ thể:
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế.
So sánh bằng số tương đối: là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty a) Sự hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2008 dưới hình thức Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 52.000.000.000 đồng (Năm mươi hai tỷ đồng), được chia thành 5.200.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần, toàn bộ là cổ phần phổ thông. Gồm ba cổ đông sáng lập đó là Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Tổng số vốn góp: 23 tỷ 973 triệu đồng - Tỷ lệ: 53,28% vốn điều lệ), UBND (sở Tài chính) Hậu Giang (Tổng số vốn góp: 20 tỷ 876 triệu đồng - Tỷ lệ:
46,39 % vốn điều lệ) và Hợp tác xã Vị Đông (Tổng số vốn góp: 150 triệu đồng - Tỷ lệ : 0,33 % vốn điều lệ).
Sau hơn 3 năm hoạt động, công ty đã chứng tỏ được vai trò và uy thế của mình, không chỉ luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà công tác xã hội cũng là một điểm nhấn trong thành tích hoạt động của công ty. Điển hình là công ty đã lấy lợi thế về nông nghiệp ở địa phương làm giàu cho địa phương xoay quanh tập trung phát triển vùng nguyên liệu lúa, đặc biệt là các vùng lúa chất lượng cao theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, từ đó góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tốt công tác bình ổn giá lương thực trên địa bàn tỉnh, thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Dự kiến vào năm 2015, Công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng thêm 3 kho chứa mới với sức chứa 60.000 tấn góp phần đẩy mạnh việc thu mua lúa gạo cho bà con nông dân, tạo động lực cho sự phát triển nền nông nghiệp của tỉnh nhà.
Sau đây là một số thông tin cơ bản về Công ty cổ phần Lương thực Hậu Giang:
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG
Lo go:
Tên nước ngoài : Hau Giang Food Joint Stock Company
Tên Công ty viết tắt : Hau Giang Food
Địa chỉ: 869 Trần Hưng Đạo - Phường 7 - TP. Vị Thanh - Tỉnh Hậu Giang
Website: http://www.haugiangfood.com.vn
SĐT: 0711.3 561 554
Số fax: 0711.3 879 299
Mã số thuế: 6300053518
Email: haugiangfood@vnn.vn haugiangfoodxnk@vnn.vn
* Các đơn vị trực thuộc:
1. Xí nghiệp chế biến lương thực số 1:
- Số 869 Trần Hưng Đạo, P7, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 2. Xí nghiệp chế biến lương thực số 2:
- Số 256 Nguyễn Huệ, KV6, P4, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 3. Xí nghiệp chế biến lương thực số 3:
- Số 54 Trần Hưng Đạo, ấp 1, TT. Long Mỹ, H. Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 4. Trạm Chế biến Kinh Doanh Lương thực Mỹ Khánh
- Số 358A, ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, H. Phong Điền, TP. Cần Thơ 5. Cửa hàng lương thực thực phẩm Hậu Giang
- Số 575, Trần Hưng Đạo, P3, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 6. Văn phòng đại diện tại TP.HCM
- Số 1396, Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 6, TP.HCM b) Năng lực sản xuất:
Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạo các loại, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, với 03 cơ sở hiện có, Công ty có năng lực chế biến như sau:
- Xí nghiệp chế biến lương thực số 1 : 45.000 tấn gạo/năm.
- Xí nghiệp chế biến lương thực số 2 : 40.000 tấn gạo/năm.
- Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 : 40.000 tấn gạo/năm.
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh
- Chế biến kinh doanh, xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm - Kinh doanh vật tư nông nghiệp
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm - Kinh doanh xăng dầu
- Kinh doanh nuôi trồng thủy sản 3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Gồm các phòng ban sau:
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty.
- Thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin thị trường nội địa.
- Lập các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của cấp trên.
Phòng Tổ chức – Hành chánh
- Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
- Lưu trữ thông tin, các giấy tờ có liên quan, quản lý nhân sự.
Phòng Tài chính - Kế toán:
- Theo dõi và xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Nộp ngân quỹ và thủ tục pháp lý cho ngân hàng. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các chính sách quy định về công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của nhà nước.
Phòng Kỹ thuật – Đầu tư:
- Nghiên cứu khảo sát đề xuất phương án đầu tư khả thi.
- Lập các thủ tục và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.
- Theo dõi quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật ở các xí nghiệp.
- Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị.
Văn phòng đại diện tại TP.HCM:
- Giao dịch mua bán xuất nhập khẩu trực tiếp
- Thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin thị trường xuất khẩu.
- Báo cáo và tham mưu lãnh đạo về các giao dịch xuất khẩu và làm nghiệp vụ ngoại thương.
Ngoài ra, công ty còn có 3 xí nghiệp sản xuất và 1 trạm thu mua.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
Hình 3.1 SƠĐỒTỔCHỨCCÔNGTYCỔPHẦNLƯƠNGTHỰC HẬUGIANG
(Nguồn: www.haugiangfood.com.vn) TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(ĐIỀU HÀNH THU MUA, SXKD)
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(PHỤ TRÁCH ĐẦU TƯ, CÔNG NGHỆ)
PHÒNG
KẾ HOẠCH – KINH DOANH
PHÒNG
TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC – HÀNH CHÁNH
PHÒNG KỸ THUẬT – ĐẦU TƯ
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP.HCM XÍ NGHIỆP 3
XÍ NGHIỆP 2 XÍ NGHIỆP 1
3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM TỪ 2010 – 2012
Nhở uy tín và lòng tin mà công ty tạo dựng được trong lòng khách hàng cùng với sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Hau Giang Food đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dẫn chứng thông qua số liệu thống kê từ bảng 3.1 cùng với biểu đồ minh họa sau đây:
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 34 SVTH: Đỗ Ngọc Đoan Trang
Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HAU GIANG FOOD GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đvt: Đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2011/2010 2012/2011
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
Tổng doanh thu 696.347.379.195 1.106.227.001.072 2.202.180.952.875 409.879.621.877 58,86 1.095.953.951.803
99,07 Tổng chi phí 673.261.038.104 1.086.956.405.823 2.195.800.905.607 13.695.367.719 61,45 1.108.844.499.784 102,01 Lợi nhuận 23.086.341.091 19.270.595.249 6.380.047.268 (3.815.745.842) (16,53) (12.890.547.981) (66,89)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 3.1 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HAU GIANG FOOD GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo thông tin của Phòng kế toán)
Nhìn chung, qua 3 năm tổng doanh thu và tổng chi phí tăng liên tục, riêng lợi nhuận thì lại giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2010, doanh thu là 696.347.379.195 đồng, đến năm 2011 doanh thu tăng thêm 409.879.621.877 đồng tức đạt 1.106.227.001.072 đồng tương đương 58,86%. Sang năm 2012 doanh thu tăng khá cao gần như gấp đôi với giá trị là 2.202.180.952.875 đồng tăng lên 1.095.953.951.803 đồng tương đương 99,07%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng liên tục này là do sự đóng góp đáng kể từ doanh thu xuất khẩu, chứng tỏ hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh đồng nghĩa thị trường xuất khẩu được mở rộng và số lượng hợp đồng xuất khẩu cũng gia tăng. Để đạt được kết quả như vậy chính là nhờ uy tín mà Hau Giang Food đã tạo dựng trong những năm qua và sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên.
Về chi phí cũng giống như doanh thu đều tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty, đây là một điều đáng lo ngại mà hầu như không một đơn vị kinh tế nào có thể tránh khỏi trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay và khách hàng càng trở nên khó tính đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường các hoạt động đầu tư tìm kiếm, thu hút và giữ chân khách hàng. Năm 2010, tổng chi phí của công ty là 673.261.038.104 đồng, đến năm 2011 chi phí là
1.086.956.405.823 đồng tăng 13.695.367.719 đồng tương đương 61,45%. Do trong năm này, công ty đã đầu tư mạnh vào các dự án và hoạt động marketing nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường nên chi phí có phần tăng hơn so với năm trước. Sang năm 2012, chi phí lại tiếp tục tăng đạt 2.195.800.905.607 đồng tương đương 102,01%. Nguyên nhân là do trong năm 2012, các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính nhất là chi phí lãi vay đều tăng cao hơn so với năm 2011.
Tiếp theo là lợi nhuận, một yếu tố luôn được quan tâm và có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn chỉ tiêu này có sự tăng trưởng qua từng năm. Trong những năm qua, Hau Giang Food đã cố gắng không ngừng nhưng do sự gia tăng của chi phí đã làm cho lợi nhuận giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận là 19.270.595.249 đồng giảm 3.815.745.842 đồng so với năm 2010 tương đương giảm 16,53% trong khi lợi nhuận năm 2010 đạt 23.086.341.091 đồng. Lợi nhuận lại tiếp tục suy giảm ở năm 2012 xuống còn 6.380.047.268 đồng, giảm đi 12.890.547.981 đồng tương đương giảm 66,89%. Được biết năm 2012 là một năm đầy khó khăn với ngành lúa gạo do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2011-2012 với lãi suất ngân hàng cao, trên thị trường nguồn cung nhiều hơn so với nhu cầu, điều này cũng làm cho vị thế giá trị hạt gạo Việt Nam giảm trên thị trường thế giới, dẫn đến giá gạo giảm, đó cũng là lý do tại sao lợi nhuận trong năm này lại ít hơn so với 2 năm trước đó trong khi doanh thu thì lại rất cao.
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2013
3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
Thuận lợi:
- Cơ cấu sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Nguồn gạo xuất khẩu sản xuất trong nước dồi dào, do cải tiến kỹ thuật nên có năng suất thu hoạch tốt.
- Chất lượng hạt gạo ngày càng được cải tiến để đạt gạo cao sản đáp ứng các thị trường khó tính nhằm mở rộng thêm thị trường.
- Vì đây là mặt hàng lương thực thiết yếu nên được sự hỗ trợ vốn của Nhà nước theo chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân.
- Các xí nghiệp chế biến lương thực của công ty được đặt ngay tỉnh Hậu Giang tức gần vùng nguyên liệu lúa nên việc thu mua và chế biến lương thực dễ dàng, tiết kiệm được chi phí, từ đó thúc đẩy việc sản xuất lương thực của công ty.
Khó khăn:
- Hàng năm công ty vẫn phải nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng để trang trải các khoản chi phí như chi phí mua nguyên liệu, đầu tư vào các dự án, máy móc thiết bị sản xuất, cũng như mở rộng quy mô hoạt động của công ty.
- Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung và trong nước nói riêng đã làm cho việc kinh doanh của công ty ít hiệu quả.
- Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện của nhiều đối thủ xuất khẩu gạo, dẫn đến lượng cung về gạo tại các nước ngày càng nhiều, lớn hơn lượng cầu về lương thực trên thế giới, điều này làm cho giá trị hạt gạo của Việt Nam giảm, giá gạo xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và Hau Giang Food nói riêng.
- Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định do chính sách quản lý và áp dụng của Nhà nước chưa đồng bộ dẫn đến bà con nông dân vẫn còn trồng một số giống lúa chất lượng chưa tốt, mặt khác do tập quán và kỹ thuật canh tác không đồng nhất còn manh mún nên chất lượng hạt lúa khi thu mua không đồng đều làm ảnh hưởng đến khâu chế biến gạo xuất khẩu.
3.3.2 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2013
- Phấn đấu trong năm 2013 đạt kết quả kinh doanh vượt xa kết quả kinh doanh trong thời gian qua, đồng thời khắc phục khó khăn yếu kém, luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, tích cực tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường.
- Mở rộng kênh phân phối và kênh thu mua, không ngừng nâng cấp, cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc và các dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu cho doanh nghiệp, đồng thời chủ động được nguồn hàng cung ứng khi buôn bán.
- Quyết tâm hoàn thành việc xây dựng 3 xí nghiệp mới với công suất 60.000 tấn theo đúng kế hoạch đã đề ra vào năm 2015.
- Đẩy mạnh thu mua và đảm bảo lợi ích cho người nông dân, luôn tham gia bình ổn giá thị trường lương thực trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận giúp nông dân yên tâm sản xuất.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty trong các kỳ hội chợ nông nghiệp, festival lúa gạo đặc biệt luôn nâng cao chất lượng gạo và đa dạng hóa các loại gạo để tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường.
- Động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực tham gia các khóa học nhằm trao dồi thêm và hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc. Đồng thời, luôn chăm lo, cải thiện đời sống cho đội ngũ nhân viên, tạo động lực trong công việc.
CHƯƠNG IV