Các rủi ro thường gặp trong các phương thức thanh toán tại công ty

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 53 - 58)

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG

4.3 Các rủi ro thường gặp trong các phương thức thanh toán tại công ty

4.3.1 Phương thức thanh toán L/C

Với đội ngũ nhân viên xuất khẩu nhiều kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ thì Hau Giang Food chưa có xảy ra rủi ro nghiêm trọng nào gây tổn thất do phương thức L/C gây nên vì những rủi ro này công ty đã lường trước được và có cách xử lý tốt, nếu có thì chỉ là những sai sót trong quá trình lập bộ chứng từ nhưng đều được phát hiện kịp thời và có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, công ty không nên chủ quan, lúc nào cũng phải thận trọng với những rủi ro có thể xảy ra do các bên tham gia phương thức thanh toán này gây nên. Sau đây là các rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán này có thể gây ra cho phía công ty và bản thân công ty cũng chịu rủi ro nếu không thực hiện đúng những yêu cầu của L/C.

Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C:

NH này không đảm bảo khả năng thanh toán Cách khắc phục:

- Người bán phải lựa chọn NH phát hành L/C là NH có uy tín tại nước người mua ngay từ khi lập hợp đồng ngoại thương.

- Sử dụng L/C có xác nhận khi cần thiết (chỉ định NH bảo lãnh thanh toán cho người hưởng lợi, khi NH phát hành mất khả năng thanh toán).

Rủi ro từ phía người xuất khẩu:

a/ Không thực hiện đúng những điều kiện mà L/C quy định như:

Thời gian giao hàng chậm hơn so với quy định của L/C Cách khắc phục:

- Dùng kinh nghiệm thực tế để xác định thời gian giao hàng lên tàu, thời gian lập bộ chứng từ thanh toán tối thiểu mà người bán cần để giao hàng đúng thời hạn theo quy định của L/C.

- Đề nghị tu chỉnh L/C kéo dài thêm thời gian giao hàng nếu thấy không thực hiện được.

Chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C Cách khắc phục:

- Thuê vận tải ở hãng đích danh (nếu L/C yêu cầu).

- Điều tra kỹ tuyến đường nếu L/C cấm chuyển tải.

- Tu chỉnh L/C khi cần thiết nếu vấn đề chuyển tải không giải quyết được.

- Nếu L/C quy định cho phép giao hàng làm nhiều lần thì trước hết phải xem kỹ L/C: giao hàng làm mấy lần, thời hạn giao hàng từng lần, mỗi lần giao hàng có quy định cơ cấu hàng giao hay không.

b/ Chứng từ thanh toán không phù hợp với các điều kiện của L/C như về nội dung và hình thức chứng từ

Cách khắc phục:

- Bố trí nhân sự giỏi ở khâu thanh toán quốc tế

- Cân nhắc kỹ các chứng từ cần xuất trình ngay từ khâu soạn thảo hợp đồng ngoại thương

- Lập bộ chứng từ đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh

- Đọc kỹ nội dung quy định về bộ chứng từ trong L/C và đề nghị tu chỉnh khi cần thiết.

c/ Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, hàng hóa bị hư hỏng mất mát khi vận chuyển

Cách khắc phục:

- Giành quyền chủ động thuê tàu

- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước người NK

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Rủi ro từ phía người nhập khẩu:

Không chịu phát hành L/C gốc và không muốn mua hàng trong khi hai bên đã thương lượng với nhau về hợp đồng và các điều khoản trong L/C bản nháp.

Cách khắc phục:

- Trước khi thương lượng hợp đồng, người XK phải tìm hiểu kỹ bạn hàng NK, nắm bắt được thiện chí, nhu cầu NK của họ xem thật sự họ có muốn mua hàng hóa của mình hay không.

- Nên quy định hình thức xử phạt cụ thể trong hợp đồng nếu người mua vi phạm điều nói trên.

Rủi ro từ phía ngân hàng thông báo:

NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưa xác nhận được tình trạng mã khoá hay còn gọi là ký hiệu mật liên hàng (test key) hoặc chữ ký uỷ quyền của NH mở L/C.

Cách khắc phục: tuyển chọn đội ngũ nhân viên thẩm tra xác minh tính chân thật của L/C phải là những người có năng lực về chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để phát hiện kịp thời giúp người XK tránh nguy cơ bị lừa đảo gây tổn thất nghiêm trọng.

Những sai sót màCông ty Cổ phần lương thực Hậu Giang đã gặp trong khâu lập chứng từ, cụ thể là sai sót trong khi lập hóa đơn thương mại:

 Trong L/C ghi:

:45A: Description of Goods and/or Services

+VIETNAMESE WITH LONG GRAIN MILLED RICES MAX 10%

BROKEN (BASIS ắ GRAIN) OF CROP 2012, 250.00 (TWO HUNDRED AND FIFTY) METRIC TONS NET.

+Contract No.DIR.LC-SP-17.12/HGF DD 28.03.2012

+Terms of delivery – FOB HOCHIMINH CITY, VIETNAM (INCOTERMS 2000)

 Trong hóa đơn thương mại được lập như sau:

+VIETNAMESE WITH LONG GRAIN MILLED RICES MAX 10%

BROKEN (BASIS ắ GRAIN), 250.00 (TWO HUNDRED AND FIFTY) METRIC TONS NET.

+Contract No.DIR.LC-SP-17.12/HGF DD 28.03.2012

+Terms of delivery – FOB HOCHIMINH CITY, VIETNAM (INCOTERMS) Sai sót ở chỗ: không ghi niên vụ (CROP 2012) và không ghi rõ phiên bản mà Incoterms sẽ được áp dụng trong khi trong L/C có quy định rõ bởi vì Incoterms có tới 8 phiên bản nếu không ghi rõ là phiên bản nào thì mặc nhiên sẽ hiểu là áp dụng phiên bản nào cũng được miễn là có lợi. Sai sót này sẽ bị xem là bất hợp lệ và có thể bị phía Ngân hàng mở L/C và người NK bắt lỗi, từ chối thanh toán.

Nhưng phát hiện kịp thời và đã chỉnh sửa phù hợp.

 Sai sót thứ hai cũng liên quan đến hóa đơn thương mại, cụ thể như sau:

L/C yêu cầu: “Signed Comercial invoice” có nghĩa là hóa đơn phải có chữ ký của người bán nhưng do không đọc kỹ nên công ty không ký, đây cũng xem là bất hợp lệ. Nhưng sau đó kiểm tra lại và phát hiện ra nên đã điều chỉnh kịp thời.

4.3.2 Phương thức thanh toán T/T

Cũng giống như phương thức L/C, cho đến thời điểm hiện tại công ty chưa từng bị tổn thất lớn nào về các hợp đồng khi thực hiện thanh toán bằng T/T trừ một trường hợp suýt làm công ty phải đối mặt với tình trạng không nhận được tiền thanh toán và hàng hóa không thể xuất đi được khi công ty và phía đối tác thỏa thuận thực hiện thanh toán bằng T/T trả trước 100% . Rủi ro xảy ra như sau:

Công ty Cổ phần lương thực Hậu Giang ký hợp đồng bán 150 tấn gạo 10% tấm với giá là 435 USD/tấn cho đối tác đến từ Châu Âu nhưng vì không muốn để lộ thông tin khách hàng nên công ty đã từ chối nêu cụ thể là quốc gia nào. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương được ký kết giữa hai bên có thỏa thuận hình thức thanh toán là T/T trả trước 100% trong 2 ngày sau khi ký hợp đồng, lúc đó công ty mới giao hàng.

Nhưng sau 2 ngày, phía đối tác vẫn chưa chuyển tiền vào tài khoản cho công ty trong khi hàng hóa đã ở trong tư thế sẵn sàng xuất đi, lúc này công ty vô cùng lo lắng về việc trì hoãn thanh toán của phía bạn hàng mà không nhận được một lời giải thích nào về sự chậm trễ này.

Công ty giả định rằng, nếu phía đối tác vẫn tiếp tục trì hoãn không thanh toán thì lúc này công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro không những không nhận được tiền thanh toán mà hàng hóa không xuất đi được sẽ bị thiệt hại khoảng 65.250 USD. Ngoài ra, hàng hóa để lâu công ty còn phải tốn các khoản phí như phí lưu kho tại cảng, phí di chuyển container tại cảng, phí lưu tàu…hàng hóa có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng.

Sau đó, công ty tiến hành tìm hiểu và phía đối tác trả lời rằng do gặp trục trặc về mặt giấy tờ nên chưa thể thanh toán theo đúng thời hạn của hợp đồng được nhưng liệu đó có phải là lý do thật sự hay không hay còn có lý do nào khác.

Nhưng thật may mắn, 5 ngày sau tiền đã được chuyển vào tài khoản của công ty.

Ngoài trường hợp nêu trên tại công ty, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp xảy ra rủi ro khác như người NK sẽ không thanh toán hết tiền hàng cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của người NK nhưng lại là rủi ro của người XK khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Chính vì vậy, việc có thanh toán hay không còn phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Nếu người mua là một doanh nghiệp có uy tín thì người XK chắc chắn nhận được tiền hàng.

Còn nếu người mua đã có ý định lừa tiền hàng thì lúc này người XK sẽ chịu rủi ro mất tiền và hàng.

Cho nên, đây là phương thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, công ty chỉ áp dụng phương thức thanh toán này khi hai bên đã có sự tin cậy và tín nhiệm lẫn nhau để tránh trường hợp xảy ra rủi ro đáng tiếc.

Ngoài các rủi ro trên, công ty cũng cần lưu ý các rủi ro khách quan từ bên ngoài điển hình như rủi ro về chính trị bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán.Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như thay đổi đột ngột về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật xuất nhập khẩu. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công…hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, sóng thần, lũ lụt…ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)